Thuốc Zantac là thuốc gì?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Hiện nay thuốc Zantac là một trong những loại thuốc chuyên dùng để điều trị rối loạn tiêu hóa, viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản… Việc điều trị bệnh chỉ mang lại hiệu quả khi chúng ta hiểu rõ những gì mà loại thuốc này mang lại cũng như cách sử dụng đúng nhất 

Thuốc Zantac
Bác sĩ vẫn hay chỉ định sừ dụng thuốc Zantac để điều trị rất nhiều vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa
  • Hoạt chất chính: Ranitidine
  • Phân nhóm: thuốc đường tiêu hóa

Thông tin về thuốc Zantac

Hầu hết chúng ta vẫn chưa có quá nhiều thông tin về thuốc Zantac, bạn nên biết một vài điều cơ bản sau:

Thành phần

Thuốc có thành phần chính là Ranitidine dưới dạng Ranitidine Hydrochloride

Tác dụng

Được chỉ định trong điều trị viêm loét dạ dày, tá tràng cấp tính và mãn hính, hội chứng Zollinger Ellison. Đồng thời dự phòng điều trị xuất huyết dạ dày, hỗ trợ cho bệnh nhân phẫu thuật…

Dược lực và cơ chế hoạt động

Hoạt chất Ranitidine Hydrochloride là chất đối kháng lên thụ thể histamine H2 có khả năng tác dụng khá nhanh. Thuốc có thể ức chế sự gia tăng acid, giảm số lượng acid cũng như pepsine trong dạ dày. Cụ thể khi dùng viêm nén có thể ngăn được sự tiết acid của dạ dày lên đến 12 giờ

Thuốc được hấp thụ nhanh chóng qua đường uống và tiêm. Thường uống sẽ đạt trong khoảng 2 giờ còn tiêm thì chỉ cần trong 15 phút. Thuốc thường được chuyển hóa rất nhanh qua thận.

Chống chỉ định

Không được dùng thuốc cho bệnh nhân bị mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc. Không dùng cho bệnh nhân bị suy gan, suy thận…

Dạng bào chế

Hiện nay thuốc được sản xuất với 3 dạng sau:

  • Viên nén
  • Viên sủi
  • Thuốc tiêm
thuốc Zantac dạng tiêm
Thuốc Zantac còn được sử dụng dưới dạng tiêm

Cách sử dụng và liều dùng

Tương ứng với mỗi dạng thuốc sẽ có cách sử dụng khác nhau. Chúng tôi sẽ hướng dẫn cho bạn cụ thể như sau:

# Viên nén 

Được dùng để uống cùng một chút nước. Mỗi lần dùng khoảng 1 viên 150mg và chia thành 2 lần vào buổi sáng và tối. Với bệnh nhân trị viêm loét dạ dày tá tràng thì có thể dùng 300mg thành 1 lần trước khi đi ngủ.

Trong giai đoạn điều trị duy trì thì có thể dùng mỗi ngày khoảng 150mg.

# Viên sủi 

Mỗi lần dùng 1 viên 150mg và chia làm 2 lần vào buổi sáng và tối

Chỉ cần lấy viên thuốc Zantac bỏ vào ly nước rồi đợi cho đến khi tan hết là có thể dùng được.

# Thuốc tiêm

Thuốc thường dùng dưới dạng tiêm bắp với liều lượng 50mg từ 6 đến 8 giờ. Hoặc truyền tĩnh mạch với liều lượng 25mg/giờ và trong vòng 2 giờ, cứ khoảng 6 đến 8 giờ thì dùng một lần.

Trên đây là liều được dùng cho người lớn, với trường hợp dùng cho trẻ em thì cần phải tham khảo và thực hiện theo đúng những gì mà bác sĩ đã chỉ định.

Bảo quản thuốc

Tùy theo loại thuốc mà người dùng bảo quản theo các cách khác nhau để đảm bảo được hiệu quả trong suốt quá trình sử dụng. Vì thuốc có nhiều dạng khác nhau nên người dùng hãy tham khảo kĩ ý kiến của bác sĩ để bảo quản cho thật sự phù hợp.

Đối với viên nén và viên sủi thì nên bảo quản ở nhiệt độ phòng. Còn với loại thuốc tiêm thì nên bảo quản dưới 25 độ C.

Khi bảo quản thuốc chú ý để tránh ánh nắng mặt trời và xa tầm tay trẻ em. Trước khi sử dụng nhớ kiểm tra xem thuốc có còn trong hạn sử dụng hay không. Không được sử dụng khi thuốc đã quá hạn sử dụng, có dấu hiệu chuyển màu, ẩm mốc.

Xem thêm: Các thuốc trị đau dạ dày tốt nhất 2020 – Giảm đau nhanh

Một vài điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Zantac

Ngoài việc dùng đúng theo liều lượng cũng như số lần đã được chỉ định, người dùng cũng nên chú ý thêm một vài điều như sau:

Khuyến cáo khi dùng

Cần phải hêt sức thận trọng khi bị mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc cũng như từng có tiền sử dị ứng thuốc. Người bệnh nên báo với bác sĩ để có phương án can thiệp và điều chỉnh loại thuốc cho thật sự phù hợp.

  • Thận trọng khi dùng cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú. Với trường hợp này thì cần có sự đồng ý của bác sĩ.
  • Thận trọng khi đang trong thời gian dùng thuốc khác. Nên thông báo với bác sĩ, dược sĩ về loại thuốc mà bạn đang dùng. Bao gồm cả thuốc không kê đơn, thảo dược, thuốc đông y và thực phẩm chức năng.
  • Thận trọng khi dùng cho bệnh nhân bị ung thư đường tiêu hóa, suy thận nặng, rối loạn chuyển hóa porphyrin.

Tác dụng phụ của thuốc

Theo ghi nhận thì người bệnh vẫn có thể gặp phải rất nhiều tác dụng phụ trong khi sử dụng thuốc. Chẳng hạn như viêm gan có hồi phục, đau khớp, đau cơ, nổi sẩn, nhức đầu, chóng mặt…

Ngoài những biểu hiện ở trên, tùy theo cơ địa của từng người vẫn có thể có những tác dụng phụ khác. Khi có bất kỳ phản ứng bất thường nào cũng phải liên hệ với bác sĩ để có phương án điều trị thật sự phù hợp.

Tương tác thuốc

Thuốc Zantac có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của một số loại thuốc khác. Chẳng hạn như: Glipizide, Triazolam, Ketoconazole, Gefitnib… Ngoài ra các loại thuốc khác cũng có thể làm thay đổi hoạt động của thuốc Zantac. Chính vì vậy nên thận trọng để tránh tình trạng tương tác chéo. Cách tốt nhất là nên thông báo cho bác sĩ về loại thuốc mà bạn đang dùng. Bao gồm: thuốc đông y, thực phẩm chức năng, thảo dược,…

Việc sử dụng rượu bia, thuốc lá, các chất kích thích… có thể làm giảm hiệu quả của thuốc. Vậy nên cần phải hạn chế sử dụng.

Cách xử lý khi dùng thiếu hoặc quá liều

Khi không may quên một liều thì nên nhanh chóng dùng qua liều tiếp theo mà không được dùng gấp đôi để bù lại. Chú ý thuốc vẫn đảm bảo hiệu quả khi dùng lệch từ 1 đến 2 tiếng.

Trường hợp dùng quá liều thì nên liên hệ ngay với bác sĩ để có phương án can thiệp kịp thời. Tuyệt đối không được chủ quan có thể làm cho tình trạng trầm trọng hơn và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Nên ngưng sử dụng thuốc khi nào?

Khi gặp phải bất cứ phản ứng bất thường nào trong quá trình sử dụng thuốc người dùng cũng cần phải ngưng ngay việc sử dụng. Bên cạnh đó nếu dùng khoảng 2 tuần mà không thấy có chuyển biến tích cực thì cũng nên ngưng ngay việc sử dụng và hỏi ý kiến của bác sĩ để được chuyển sang dùng thuốc khác.

Hy vọng với những gì được thông tin sẽ giúp bạn hiểu hơn về thuốc Zantac. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để được giải đáp cặn kẽ hơn.

Có thể bạn quan tâm

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *