Thuốc Xopaworus là thuốc gì?

Thuốc Xopaworus được bào chế dưới dạng viên đạn đặt âm đạo. Thuốc thường được dùng trong điều trị viêm nhiễm âm đạo, viêm nhiễm cổ tử cung và một số bệnh phụ khoa khác theo sự chỉ định của bác sĩ. Đây là sản phẩm của Farmaprim Srl – MOLDOVA.

Thuốc Xopaworus
Thông tin chi tiết về công dụng, liều dùng, cách sử dụng và những điều cần lưu ý khi dùng thuốc Xopaworus

  • Nhóm thuốc: Thuốc phụ khoa
  • Dạng bào chế: Viên đạn đặt âm đạo
  • Quy cách đóng gói: Hộp 2 vỉ x 5 viên

Thông tin về thuốc Xopaworus

1. Thành phần

Thuốc Xopaworus được bào chế từ 500mg hoạt chất Metronidazole, 150mg hoạt chất Clotrimazole, 200mg hoạt chất Neomycin sulfate và lượng thành phần tá dược vừa đủ trong một viên thuốc.

2. Công dụng

Viên đạn đặt âm đạo Xopaworus có tác dụng điều trị viêm nhiễm âm đạo thể cấp tính và mãn tính do nhiều nguyên nhân khác nhau như: Nhiễm vi khuẩn sinh mủ thông thường, nhiễm trùng nấm, nhiễm Trichomonas do ký sinh trùng Trichomonas vaginalis gây ra và những nguyên nhân hỗn hợp khác.

Bên cạnh đó thuốc Xopaworus còn có công dụng điều trị những bệnh lý sau:

  • Viêm nhiễm tử cung
  • Viêm nhiễm cổ tử cung do vi khuẩn
  • Viêm âm đạo có kèm theo huyết trắng
  • Viêm âm đạo không đặt hiệu
  • Nhiễm trùng do vi khuẩn kỵ khí trong phẫu thuật
  • Bệnh về đường tiết niệu – sinh dục do trichomonas.

Ngoài ra thuốc còn được dùng trong trường hợp phòng ngừa viêm nhiễm nấm, phòng ngừa những biến chứng có thể xảy khi thực hiện các phẫu thuât liên quan đến đường sinh dục hoặc thực hiện đặt vòng tránh thai.

Lưu ý: Thuốc Xopaworus có thể được sử dụng trong những trường hợp không được liệt kê trong bài thuốc này.

3. Chống chỉ định

Thuốc Xopaworus chống chỉ định với những trường hợp sau:

  • Những người quá mẫn cảm với hoạt chất Metronidazole, hoạt chất Clotrimazole, hoạt chất Neomycin sulfate hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc
  • Những người có tiền sử hoặc có khả năng bị dị ứng với những loại thuốc đặt âm đạo khác
  • Bệnh nhân bị động kinh hoặc rối loạn đông máu
  • Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú
  • Trẻ em.

4. Cách dùng

Thuốc Xopaworus được sử dụng bằng cách đặt sâu vào âm đạo vào mỗi buổi tối khi bạn chuẩn bị ngủ. Trước khi sử dụng thuốc bạn cần để thuốc vào ngăn đá tủ lạnh khoảng 10 phút. Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc đặt thuốc. Bởi khi tách thuốc ra khỏi vỉ, Xopaworus sẽ tiếp xúc với nhiệt độ thông thường khiến thuốc nhanh chóng bị mềm và gây khó khăn trong việc đặt thuốc. Bên cạnh đó, để thuốc không bị rơi ra ngoài bạn cần nằm với tư thế kê mông hơi cao so với mặt đất, dùng hai đầu ngón tay giữ cố định thuốc sau đó đưa sâu vào bên trong âm đạo.

Ngoài ra trước khi đặt Xopaworus vào âm đạo, người bệnh cần tắm rửa, đồng thời vệ sinh âm đạo và vệ sinh vùng kín sạch sẽ. Sau đó lau khô và tiến hành đặt thuốc. Sau khi đặt thuốc, bạn cần nghỉ ngơi tại chỗ để thuốc không bị rơi ra ngoài và quá trình chữa bệnh của bạn cũng đạt hiệu quả cao hơn.

Cách đặt thuốc Xopaworus
Cách đặt thuốc Xopaworus vào âm đạo

5. Liều lượng

Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và mức độ phát triển bệnh lý, liều dùng thuốc Xopaworus ở mỗi người không giống nhau.

Liều dùng cho viêm âm đạo cấp tính

  • Liều khởi đầu: Dùng 1 – 2 lần/ngày (buổi sáng và tối trước khi đi ngủ). Sử dụng 1 viên/lần
  • Liều duy trì: Dùng 1 viên/lần vào mỗi tối trước khi đi ngủ. Sử dụng thuốc từ 8 – 10 ngày.

Liều dùng cho viên âm đạo mãn tính

  • Dùng 1 viên/lần vào mỗi tối trước khi đi ngủ. Sử dụng thuốc từ 8 – 10 ngày.

Liều dùng cho viêm niệu đạo, viêm âm đạo do nhiễm trichomonas và những người thường xuyên quan hệ tình dục (kể cả khi không có triệu chứng bệnh)

  • Liều khởi đầu: Dùng 1 – 2 lần/ngày (buổi sáng và tối trước khi đi ngủ). Sử dụng 1 viên/lần
  • Liều duy trì: Dùng 1 viên/lần vào mỗi tối trước khi đi ngủ. Sử dụng thuốc từ 8 – 10 ngày.

Liều dùng cho viêm âm đạo không đặt hiệu

  • Dùng 2 lần/ngày (buổi sáng và tối trước khi đi ngủ). Sử dụng 1 viên/lần và thực hiện trong 7 ngày.

Liều dùng cho phòng ngừa viêm nhiễm nấm âm đạo

  • Dùng 1 viên/lần vào mỗi tối trước khi đi ngủ. Sử dụng thuốc từ 7 – 10 ngày.

6. Bảo quản

Thuốc Xopaworus nên được bảo quản tại những nơi khô ráo, thoáng mát và có nhiệt độ trong phòng từ 25 – 30 độ C. Bên cạnh đó bạn cần bảo quản thuốc trong vỉ, trong bao bì kín hoặc trong hộp thuốc. Bạn không nên tách thuốc ra khỏi vỉ và để thuốc trong ngăn đá tủ lạnh khi chưa sử dụng. Không nên để thuốc trong toilet và những nơi ẩm ướt khác. Đồng thời người dùng cần để thuốc tại những nơi cao ráo, tránh thuốc tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, thú nuôi và tầm tay trẻ em.

Khi thuốc Xopaworus đã hết hạn, bạn cần hỏi ý kiến dược sĩ hoặc Trung tâm xử lý rác thải về cách xử lý thuốc an toàn không gây ô nhiễm. Bạn không nên tự ý vứt thuốc ra ngoài môi trường tự nhiên, xả thuốc qua ống dẫn nước hoặc xử lý thuốc trong toilet trừ khi có yêu cầu. Nếu cách xử lý thuốc có đề cập trên bao bì, bạn vui lòng làm theo hướng dẫn.

7. Giá thuốc

Thuốc Xopaworus đang được bán với giá 250.000 VNĐ/hộp 2 vỉ x 5 viên.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Xopaworus

1. Khuyến cáo khi dùng

Trong nhiều trường hợp, từ ngày thứ hai đến ngày thứ bảy sau khi đặt thuốc Xopaworus, người bệnh có thể bị chảy máu âm đạo. Chính vì thế, trước khi sử dụng thuốc người bệnh cần lưu ý những điều sau đây:

  • Người bệnh cần cắt gọn móng tay trước khi đặt thuốc vào âm đạo. Bởi khi bạn đặt thuốc vào sâu bên trong âm đạo, móng tay đài của bạn có thể va chạm làm tổn thương âm đạo và gây nên hiện tượng chảy máu
  • Trong thời gian chữa bệnh cùng với thuốc Xopaworus, người bệnh không nên quan hệ tình dục. Bởi vừa đặt thuốc vừa quan hệ sẽ khiến thuốc bị dồn ép vào thành âm đạo. Điều này khiến âm đạo và những vị trí xung quanh của bạn bị chảy máu
  • Trước khi sử dụng thuốc Xopaworus người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của thuốc có trên bao bì hoặc làm theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Điều này giúp hạn chế tình trạng chảy máu âm đạo gây viêm nhiễm
  • Hạn chế đặt thuốc ngay trong chu kỳ kinh nguyệt
  • Trong trường hợp đặt thuốc Xopaworus khiến âm đạo bị chảy máu, người bệnh cần ngưng sử dụng thuốc. Đồng thời vệ sinh vùng kín với nước muối pha loãng để đưa thuốc được đặt trong âm đạo ra bên ngoài. Ngoài ra bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để bác sĩ kiểm tra và đề ra những cách giải quyết tốt nhất cho bạn
  • Trong một số trường hợp, chảy máu âm đạo có thể là do tình trạng phản ứng thuốc tại chỗ (âm đạo) xuất hiện hoặc do nội tiết tố của bạn bị rối loạn gây nên hiện tượng rong kinh. Để biết chính xác nguyên nhân gây chảy máu âm đạo, bạn cần ngưng sử dụng thuốc và đến bệnh viện để được kiểm tra và xử lý kịp thời, tránh gây nguy hiểm.
Những điều cần lưu ý khi dùng thuốc Xopaworus
Khi chảy máu âm đạo do đặt thuốc Xopaworus, người bệnh nên đến bệnh viện để kiểm tra và xử lý kịp thời

Ngoài ra trước khi sử dụng thuốc Xopaworus và trong thời gian sử dụng thuốc, người bệnh cần thận trọng với những điều sau đây:

  • Việc sử dụng thuốc Xopaworus cần có sự theo dõi và chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa. Người bệnh cần tránh sử dụng thuốc bừa bãi gây nên nên những tác dụng phụ nghiêm trọng
  • Phụ nữ có thai không nên sử dụng thuốc Xopaworus. Bởi thành phần trong thuốc có khả năng gây nên nhiều tác dụng nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến mẹ bầu và thai nhi. Chính vì thế bạn chỉ nên sử dụng thuốc khi thật sự cần thiết hoặc có sự chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa. Ngoài ra trước khi quyết định sử dụng thuốc, người bệnh cần trao đổi với bác sĩ về lợi ích và tác hại khi sử dụng thuốc trong thời gian này
  • Thuốc Xopaworus không được khuyến cáo dùng cho phụ nữ đang cho con bú
  • Trước khi sử dụng thuốc bạn cần thông báo với bác sĩ về tiền sử mắc bệnh và tình trạng sức khỏe của bạn ở hiện tại. Đặc biệt là bệnh gan, bệnh thận, động kinh, rối loạn đông máu…
  • Hãy thông báo với bác sĩ nếu bạn bị dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc
  • Bạn cần ngưng sử dung thuốc và báo ngay với bác sĩ chuyên khoa nếu cơ thể xuất hiện những triệu chứng bất thường, dị ứng hoặc xuất hiện những tác dụng phụ nghiêm trọng
  • Hãy chia sẻ với bác sĩ về những loại thuốc mà bạn đang sử dụng. Điều này sẽ giúp bạn tránh khỏi tình trạng tương tác thuốc gây nguy hiểm. Những loại thuốc bạn cần chia sẻ có thể bao gồm: Thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn, thực phẩm chức năng, vitamin, dưỡng chất và các loại thảo dược
  • Người bệnh không nên dùng thuốc Xopaworus quá số liều quy định
  • Không dùng thuốc Xopaworus đã hết hạn.

2. Tác dụng phụ

Trong thời gian sử dụng thuốc Xopaworus người bệnh rất dễ gặp phải những tác dụng phụ sau đây:

  • Ngứa, rát vùng kín
  • Nóng đỏ âm đạo
  • Tiêu chảy
  • Buồn nôn và nôn ói
  • Đau ở vùng thượng vị.

Trong trường hợp những tác dụng phụ xuất hiện thường xuyên hoặc xuất hiện dai dẳng, người bệnh cần ngưng sử dụng thuốc và báo với bác sĩ chuyên khoa. Ngoài ra người bệnh cũng cần đến bệnh viện để được kiểm tra và cấp cứu kịp thời khi gặp phải những tác dụng phụ nghiêm trọng sau đây:

  • Nổi mề đay
  • Nhức đầu, chóng mặt nghiêm trọng
  • Co giật
  • Lú lẫn
  • Rối loạn máu: Giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu
  • Viêm tụy (sẽ hồi phục khi ngưng điều trị)
  • Nước tiểu có màu nâu đỏ
  • Bệnh thần kinh cảm giác ngoại biên (sẽ hồi phục khi ngưng điều trị)
  • Nổi mụn nước
  • Ngứa ngáy
  • Có cảm giác nóng phỏng
  • Cảm giác châm chích
  • Chán ăn, ăn không ngon miệng
  • Viêm lưỡi, khô miệng
  • Tróc da.

3. Tương tác thuốc

Một số loại thuốc điều trị có thể tương tác với Xopaworus. Sự tương tác này làm ảnh hưởng đến hoạt động chữa bệnh của thuốc, gây nên những cơn hoang tưởng cấp và các vấn đề khác liên quan đến bệnh tâm thần. Bên cạnh đó quá trình tương tác thuốc còn làm tăng tỉ lệ xuất hiện những tác dụng phụ nghiêm trọng. Do đó trước khi dùng thuốc, bạn cần chia sẻ với bác sĩ về những loại thuốc mà bạn đang sử dụng. Những loại thuốc này có thể bao gồm thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn, thực phẩm chức năng, vitamin, dưỡng chất và các loại thảo dược.

Tương tác thuốc Xopaworus
Xopaworus tương tác với các loại thuốc điều trị gây nên những cơn hoang tưởng cấp và các vấn đề khác liên quan đến bệnh tâm thần

Xopaworus có khả năng tương tác mạnh mẽ với những loại thuốc điều trị sau:

  • Thuốc dùng trong cai rượu: Disulfirame
  • Thuốc chống co giật: Phenobarbital
  • Thuốc kháng sinh dùng trong điều trị bệnh lao phổi: Rifampicin
  • Thuốc chống tăng đường huyết thuộc nhóm biguanid: Clorpropamid
  • Thuốc dùng trong điều trị bệnh tiểu đường: Tolbutamid
  • Vitamin B12
  • Acid folic
  • Thuốc dùng trong điều trị huyết khối tĩnh mạch sâu: Dicumarol
  • Thuốc điều trị động kinh: Phenytoin.

4. Cách xử lý khi dùng thuốc quá liều hoặc thiếu liều

Nên làm gì khi dùng thuốc thiếu liều?

Trong trường hợp bạn quên sử dụng một liều thuốc Xopaworus, bạn cần sử dụng liều đã quên ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên nếu liều đã quên quá gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và sử dụng liều kế tiếp đúng với kế hoạch. Người bệnh không nên sử dụng gấp đôi số liều đã quy định.

Nên làm gì khi sử dụng thuốc quá liều?

Khi bạn sử dụng thuốc Xopaworus quá liều khiến cơ thể bị sốc và kèm theo những phản ứng nghiêm trọng như: Suy giảm bạch cầu, hạ huyết áp, chóng mặt nghiêm trọng, phát ban da, ngứa ngáy, cơ thể suy yếu, động kinh, co giật, rối loạn nhịp tim, khó thở… người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện hoặc gọi đến Trung tâm cấp cứu. Khi đó các bác sĩ sẽ kiểm tra và đưa ra hướng xử lý thích hợp, tránh gây nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh.

5. Khi nào cần ngưng sử dụng thuốc

Người bệnh cần ngưng sử dụng thuốc Xopaworus và báo ngay với bác sĩ khi quá trình chữa bệnh không mang lại hiệu quả mà còn khiến bệnh tình trở nên trầm trọng hơn. Ngoài ra, người bệnh cũng cần ngưng sử dụng thuốc và đến bệnh viện khi nhận thấy cơ thể xuất hiện nhiều dấu hiệu bất thường hoặc xuất hiện những tác dụng phụ nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến sức khỏe.

Trên đây là những thông tin cơ bản về công dụng, liều dùng, cách sử dụng và những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Xopaworus. Tuy nhiên người bệnh không nên tự ý sử dụng thuốc bừa bãi. Bởi thành phần trong thuốc có thể gây nên nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó người bệnh chỉ nên sử dụng thuốc khi có chỉ định và hướng dẫn liều dùng từ bác sĩ. Ngoài ra bạn không nên tự ý ngưng sử dụng thuốc hoặc thay đổi liều dùng thuốc khi bác sĩ chưa cho phép.

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.