Thuốc Progendo là thuốc gì?

Thuốc Progendo là thuốc điều trị bệnh phụ khoa. Thuốc được bào chế ở dạng viên nang mềm, có thể dùng ở đường uống trực tiếp hoặc đặt âm đạo. Thuốc Progendo có tác dụng trong việc hỗ trợ điều trị cách bệnh như vô kinh thứ phát, xuất huyết tử cung, phòng ngừa sẩy thai, bổ sung hoàng thể trong thai kỳ,…

Progendo là thuốc đặt phụ khoa, được bào chế ở dạng viên nang mềm.
Progendo là thuốc đặt phụ khoa, được bào chế ở dạng viên nang mềm.
  • Tên biệt dược: Progendo®;
  • Tên hoạt chất: Micronized Progesterone;
  • Phân nhóm thuốc: Thuốc phụ khoa;
  • Dạng bào chế: viên nang mềm.

Những thông tin cần biết khi dùng thuốc Progendo

Thuốc Progendo là thuốc điều trị bệnh phụ khoa. Thuốc có 2 dạng hàm lượng đó là loại Progendo 100 và Progendo 200. Hiện nay, Bộ Y tế Việt Nam đã phê duyệt cho thuốc Progendo 200 được phép bào chế và lưu hành trong nước. Do đó, trong bài viết này, mọi đề cập về cách dùng, liều dùng, lưu ý khi dùng,… của thuốc Progendo là dành cho trường hợp thuốc có hàm lượng 200mg.

1. Thành phần thuốc

Thành phần chính của thuốc Progendo là hoạt chất Micronized Progesterone. Loại chất này là một hormon tự nhiên trong cơ thể của phụ nữ và có sẵn trong nhau thai. Hoạt chất Micronized Progesterone hấp thụ nhanh qua đường tiêu hóa vì nó thẩm thấu trực tiếp qua vách ruột non và gan.

2. Chỉ định

Thuốc Progendo dành cho phụ nữ mang thai, có các tác dụng như sau:

  • Hỗ trợ điều trị bệnh vô kinh thứ phát;
  • Phòng chứng tăng sản nội mạc ở tử cung giai đoạn mãn kinh;
  • Hỗ trợ điều trị xuất huyết tử cung;
  • Hỗ trợ hoàng thể thai kỳ;
  • Hỗ trợ hoàng thể trong thụ tinh nhân tạo;
  • Phòng ngừa sẩy thai do thiếu hoàng thể;
  • Điều trị chứng rối loạn kinh nguyệt.

3. Chống chỉ định

Thuốc Progendo không thích hợp dùng ở những người bệnh sau:

  • Trường hợp phụ nữ đang cho con bú;
  • Trường hợp bệnh nhân mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc Progendo;
  • Trường hợp bệnh nhân viêm tĩnh mạch huyết khối;
  • Trường hợp người dùng bị tắc mạch huyết khối;
  • Bệnh nhân lụt máu não hoặc có tiền sử bị bệnh;
  • Bệnh nhân bị suy gan hoặc mắc các bệnh về gan nặng;
  • Trường hợp người bệnh bị ung thư vú hoặc các cơ quan sinh sản khác;
  • Trường hợp bệnh nhân bị xuất huyết âm đạo;
  • Không được dùng thuốc Progendo để thử thai.

4. Cách dùng

Hiện nay, thuốc Progendo 200 có hai cách dùng: Uống trực tiếp và đặt âm đạo.

Cách dùng 1: Uống thuốc

Bệnh nhân uống thuốc bằng nước sôi để nguội hoặc nước lọc. Lưu ý, không nên uống thuốc với các loại nước có chứa chất cồn, chứa gas hoặc cafein.

Thuốc Progendol điều trị xuất huyết tử cung, hỗ trợ hoàng thể trong thai kỳ, phòng ngừa sẩy thai,...
Thuốc Progendol điều trị xuất huyết tử cung, hỗ trợ hoàng thể trong thai kỳ, phòng ngừa sẩy thai,…

Cách dùng 2: Đặt âm đạo

Người dùng vệ sinh tay và vùng âm hộ sạch sẽ. Sau đó đặt viên thuốc lên ngón tay và đưa thuốc vào sâu bên trong âm đạo. Bạn có thể dùng bao cao su để đeo vào ngón tay, để giữ vệ sinh tuyệt đối.

Lưu ý, không phải bệnh nào bạn cũng có thể uống thuốc hoặc đặt thuốc. Mỗi loại bệnh sẽ có cách dùng thuốc khác nhau. Cụ thể:

  • Đặt thuốc khi: cần hỗ trợ hoàng thể trong thụ tinh nhân tạo trong ống nghiệm, hỗ trợ hoàng thể trong thai kỳ, phòng ngừa sẩy thai.
  • Uống thuốc khi: phòng ngừa chứng tăng sản nội mạc tử cung, điều trị rối loạn kinh nguyệt, điều trị chảy máu tử cung, vô kinh thứ phát.

5. Liều dùng

Liều dùng của thuốc sẽ được các bác sĩ chỉ định phù hợp với mức độ hormone trong huyết tương của mỗi người bệnh.

Thông thường, liều dùng của thuốc sẽ như sau:

Hỗ trợ hoàng thể trong thụ tinh nhân tạo trong ống nghiệm

  • Số lượng: 600mg/ngày;
  • Thời gian sử dụng: Từ ngày thứ nhất người bệnh được tiêm GCH cho đến tuần thứ 12 của thai kỳ.

Hỗ trợ hoàng thể trong thai kỳ

  • Số lượng: 200mg/ngày;
  • Thời gian sử dụng: Đặt thuốc trong vòng 10 ngày, kể từ ngày thứ 17 của chu kỳ.

Phòng ngừa sẩy thai

  • Số lượng: 200mg/lần đặt;
  • Số lần: 2 lần/ngày.

Phòng ngừa tăng sản nội mạc tử cung (do estrogen gây ra)

  • Số lượng: 200mg/lần uống;
  • Số lần: 1 lần/ngày;
  • Uống trước khi đi ngủ;
  • Thời điểm dùng thuốc: 12 ngày cuối cùng của mỗi tháng.

Điều trị vô kinh tự phát

  • Số lượng: 400mg/lần uống;
  • Số lần: 1 lần/ngày;
  • Thời gian điều trị: Trong vòng 10 ngày, uống vào buổi tối.

Điều trị xuất huyết tử cung

  • Số lượng: 200mg – 300mg/ngày;
  • Chia ra 2 lần uống trong ngày.

6. Bảo quản thuốc

Để thuốc Progendo không bị mất tác dụng, bị hư hỏng và nhiễm khuẩn, bạn nên bảo quản thuốc theo hướng dẫn sau đây:

  • Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, thoáng mát và sạch sẽ. Nhiệt độ môi trường bảo quản thuốc không quá 30 độ C;
  • Để thuốc Progendo ở xa tầm tay trẻ nhỏ;
  • Khi chưa có nhu cầu dùng thuốc, không lấy thuốc ra khỏi vỉ và để viên nang tiếp xúc với môi trường không khí bên ngoài quá lâu. Điều này dễ làm thuốc bị nhiễm khuẩn.

Những điều cần lưu ý khi dùng thuốc Progendo

1. Thận trọng khi dùng

Một số trường hợp sau nên cân nhắc kỹ lưỡng trước khi dùng thuốc:

  • Phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai tuyệt đối không được uống thuốc Progendo, chỉ dùng thuốc bằng cách đặt âm đạo;
  • Trẻ em, trẻ vị thành niên: Không nên tự ý dùng thuốc mà chưa có sự đồng ý hoặc chỉ định của bác sĩ;
  • Người cao tuổi;
  • Dùng thuốc Progendo xa bữa ăn;
  • Người lái xe và người vận hành máy móc: Thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như chóng mặt, buồn ngủ. Do đó, khi dùng thuốc, bạn nên tạm ngưng công việc để nghỉ ngơi. Hoặc cân nhắc giữa việc lựa chọn không dùng thuốc.

2. Tác dụng phụ

Thuốc Progendo có thể sẽ gây ra một số tác dụng ngoài ý muốn trong quá trình sử dụng như:

  • Xuất huyết tử cung;
  • Có kinh nhiều;
  • Mất kinh trong nhiều tháng;
  • Chảy máu giữa các chu kỳ kinh nguyệt;
  • Trầm cảm;
  • Thay đổi tính tình;
  • Nổi mẩn da;
  • Tự nhiên tiết sữa, tiết sữa quá nhiều;
  • Đau thắt bụng;
  • Sưng phù mặt;
  • Sưng khớp;
  • Huyết áp tăng;
  • Nhức đầu;
  • Chóng mặt
  • Buồn ngủ hoặc mất ngủ;
  • Nổi mụn;
  • Đau ngực hoặc căng ngực;
  • Đỏ mặt;
  • Tăng cân;
  • Buồn nôn và nôn mửa.

Bệnh nhân nên thông báo ngay với bác sĩ khi gặp phải những triệu chứng lạ trong quá trình dùng thuốc Progendo để có cách khắc phục kịp thời.

3. Tương tác thuốc

Thuốc Progendo sẽ xảy ra phản ứng tương tác khi dùng chung với các loại thuốc sau đây:

  • Carpamazepin;
  • Phenobarbital;
  • Phenytoin;
  • Rifabutin;
  • Rifampin.

Để tránh tương tác thuốc, người dùng không nên sử dụng kết hợp thuốc Progendo với các loại thuốc được liệt kê bên trên.

Phản ứng tương tác giữa thuốc Progendo với các loại thuốc này sẽ khiến cho hai loại thuốc bị giảm tác dụng khi đi vào trong cơ thể. Thậm chí, các thành phần ở mỗi loại thuốc sẽ kết hợp với nhau, chuyển hóa thành một loại chất mới, gây hại cho sức khỏe người dùng. Bạn nên thận trọng khi có ý định sử dụng kết hợp thuốc Progendo với các loại thuốc khác.

Progendo có thể gây ra một số tác dụng phụ như: chóng mặt, nhức đầu, buồn ngủ, nôn mửa,...
Progendo có thể gây ra một số tác dụng phụ như: chóng mặt, nhức đầu, buồn ngủ, nôn mửa,…

4. Cách xử lý khi dùng thiếu hoặc quá liều

Đối với trường hợp sử dụng quá liều, người dùng có thể gặp phải những triệu chứng như mất tập trung, hưng phấn hoặc co tử cung. Tuy nhiên, ở những phụ nữ đang mang thai, sử dụng thuốc Progendo quá liều không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Nếu bạn sơ xuất sử dụng thuốc Progendo quá liều và gặp phải các triệu chứng gây khó chịu, hãy đến bác sĩ để thông báo tình hình.

Có thể bạn quan tâm

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *