Thuốc Trausan có tác dụng gì?

Thuốc Trausan thuộc nhóm thuốc tuần hoàn não. Thuốc được bào chế từ hoạt chất Citicholine 100mg dưới dạng dung dịch uống. Thuốc có công dụng điều trị những vấn đề liên quan đến chức năng não do thiếu hụt phospholipid và thường được sử dụng trong điều trị bệnh trầm cảm theo hướng dẫn của bác sĩ.

Thuốc Trausan
Thông tin cơ bản về thành phần, tác dụng, cách dùng, liều lượng và những điều cần lưu ý khi chữa bệnh với thuốc Trausan

  • Nhóm thuốc: Thuốc tuần hoàn não, thuốc hướng tâm thần
  • Dạng bào chế: Dung dịch uống
  • Quy cách đóng gói: Hộp x 1 chai 50ml

Thông tin về thuốc Trausan

Thành phần

Thuốc Trausan được chiết xuất từ hoạt chất Citicholine 100mg và lượng tá dược vừa đủ trong một dung dịch uống.

Công dụng

Thuốc Trausan có tác dụng phòng ngừa và điều trị những vấn đề liên quan đến chức năng não do thiếu hụt phospholipid, gồm:

  • Bệnh trầm cảm
  • Xơ vữa mạch máu não
  • Chứng lo âu liên quan đến tuổi tác
  • Chóng mặt
  • Các rối loạn tuần hoàn não
  • Rối loạn diễn đạt ngôn ngữ.

Chống chỉ định

Thuốc Trausan chống chỉ định với những trường hợp sau:

  • Những người quá mẫn cảm với hoạt chất Citicholine hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc
  • Những người có tiền sử hoặc đang trong thời gian điều trị tai biến mạch máu não có nguồn gốc do xuất huyết.

Cách dùng và liều lượng

Cách dùng

Thuốc Trausan được sử dụng thông qua đường miệng. Trước khi sử dụng thuốc, người bệnh lấy thuốc ra khỏi chai bằng ống định liều với liều lượng được kê (1 – 2ml). Sau đó hòa dung dịch uống Trausan cùng với một lượng nước thích hợp và uống thuốc theo hướng dẫn.

Liều lượng

Tùy thuộc vào độ tuổi mắc bệnh, liều dùng thuốc Trausan ở mỗi người không giống nhau.

Đối với người lớn

  • Liều khuyến cáo: Dùng 100 – 200mg (1 – 2ml)/lần. Sử dụng từ 2 – 3 lần/ngày.

Đối với trẻ em

  • Liều khuyến cáo: Dùng 100mg (1ml)/lần. Sử dụng từ 2 – 3 lần/ngày.

Lưu ý: Liều dùng thuốc Trausan có thể thay đổi theo mức độ phát triển bệnh lý, đáp ứng của người bệnh, tình trạng sức khỏe và sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Liều lượng và cách sử dụng thuốc Trausan
Liều lượng và cách sử dụng thuốc Trausan

Bảo quản

Thuốc Trausan nên được bảo quản tại những nơi thoáng mát, khô ráo, có nhiệt độ dao động ở mức 20 – 30 độ C. Người bệnh cần tránh để thuốc gần với ánh sáng mặt trời hoặc để thuốc tại những nơi ẩm ướt. Bên cạnh đó thuốc phải được bảo quản trong chai. Người bệnh không nên lấy thuốc ra khỏi chai hoặc pha thuốc cùng với nước khi chưa sử dụng.

Giá thuốc

Thuốc Trausan là sản phẩm của Laboratories Victoria – Portugal. Thuốc đang được bán với giá 580.000 VNĐ/hộp x 1 chai 50ml.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Trausan

Khuyến cáo khi dùng

  • Phụ nữ đang mang thai hoặc nghi ngờ có thai không nên sử dụng thuốc Trausan. Bởi lượng tá dược trong thuốc có khả năng tác động làm ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Vì thế người bệnh chỉ nên sử dụng thuốc khi thật sự cần thiết và có yêu cầu từ bác sĩ chuyên khoa. Bên cạnh đó trước khi quyết định đưa thuốc vào quá trình điều trị, người bệnh cần cân nhắc và chắc chắn rằng những lợi ích mà thuốc mang lại cao hơn bất kỳ những rủi ro không mong muốn xảy ra ở thai nhi
  • Phụ nữ đang cho con bú cần thận trọng khi sử dụng thuốc Trausan. Bởi độc tính gây hại của citicholine chưa được chứng minh và xác định rõ ở đối tượng này. Vì thế nếu việc sử dụng thuốc là cần thiết, người bệnh không nên cho con bú. Điều này sẽ giúp bạn phòng ngừa những rủi ro có thể xảy ra ở trẻ
  • Người bệnh chỉ nên sử dụng thuốc Trausan khi có chỉ định và hướng dẫn liều dùng từ bác sĩ chuyên khoa
  • Trước khi sử dụng thuốc Trausan, người bệnh cần kiểm tra và trao đổi với bác sĩ về tiền sử mắc bệnh và tình trạng sức khỏe của bạn ở hiện tại. Đặc biệt là bệnh gan, bệnh thận, tai biến mạch máu não
  • Bạn cần thông báo với bác sĩ nếu bị dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc Trausan. Khi đó bác sĩ có thể thay đổi phác đồ điều trị hoặc thay đổi thuốc cho bạn
  • Trong trường hợp thuốc Trausan đã hết hạn sử dụng hoặc dung dịch thuốc đã biến chất, đổi màu hay xuất hiện nhiều dấu hiệu lạ khác, người bệnh không nên tiếp tục sử dụng chai thuốc này. Vì có thể sẽ gây ngộ độc.

Tác dụng phụ

Thỉnh thoảng người bệnh sẽ gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn trong thời gian sử dụng thuốc Trausan. Đó là:

  • Sự thay đổi nhẹ ở đường tiêu hóa: Rối loạn tiêu hóa, chán ăn, đầy bụng, buồn nôn
  • Giảm nhẹ về huyết áp.
Tác dụng phụ của thuốc Trausan
Giảm nhẹ huyết áp là tác dụng phụ có thể gặp trong thời gian chữa bệnh với thuốc Trausan

Người bệnh cần ngưng sử dụng thuốc khi gặp một trong những phản ứng phụ nêu trên. Đồng thời báo ngay với bác sĩ để được kiểm tra và áp dụng những cách xử lý phù hợp, tránh gây nguy hiểm.

Tương tác thuốc

Người bệnh không nên sử dụng đồng thời thuốc Trausan cùng với L-dopa và Meclofenoxate. Bởi điều này có thể dẫn đến sự tương tác thuốc gây nguy hiểm. Đồng thời làm mất tác dụng chữa bệnh của những loại thuốc.

Ngoài ra để đảm bảo an toàn, tốt nhất bạn nên liệt kê và chia sẻ với bác sĩ danh sách những loại thuốc mà bạn đang sử dụng. Nếu cần, bác sĩ có thể thay thế một loại thuốc chữa bệnh khác hoặc thay đổi liều dùng thuốc cho bạn.

Thông tin cơ bản về thành phần, tác dụng, cách dùng, liều lượng và những điều cần lưu ý khi chữa bệnh với thuốc Trausan trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Trước khi sử dụng thuốc, người bệnh cần chủ động liên hệ và trao đổi với bác sĩ về liều dùng và cách sử dụng thuốc. Ngoài ra, người bệnh cần đến bệnh viện kiểm tra kỹ mức độ phát triển bệnh lý. Đồng thời sử dụng thuốc theo chỉ định và đơn thuốc có liều dùng của bác sĩ. Bệnh nhân tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc. Điều này sẽ giúp bạn tránh mắc phải những rủi ro không mong muốn.

Tin bài nên đọc

Hỏi đáp cùng chuyên gia

  1. Đặng Thị ThanhĐặng Thị Thanh says: Trả lời

    Xin chào bên BV YHCT TW bé nhà e có tiền sử co giật nên hôm rồi bác sĩ bên BV Sản Nhi có kê thêm cho cháu một loại thuốc mua ngoài đó là thuốc trau san ?? bác sĩ có bảo với mẹ cháu là dùng cái này nên duy trì 2-3 tháng cho cháu thì cháu bị sốt cao sẽ hạn chế tối đa tình trạng co giật.
    bé nhà e đang được 44 tháng tuổi ạ.
    Nhờ bên bác sĩ bên BV YHCT TW tư vấn giúp ạ

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.