Thuốc Tobrex có công dụng gì?

Tobrex là một loại thuốc kháng sinh có khả năng tiêu diệt vi khuẩn tại chỗ. Giúp điều trị một số bệnh về nhãn khoa, nhiễm trùng mắt do vi khuẩn.

Thuốc nhỏ mắt Tobrex 5ml
Thuốc nhỏ mắt Tobrex 5ml

  • Tên biệt dược: Tobrex.
  • Tên hoạt chất: Tobramycin.
  • Nhóm thuốc: thuốc kháng sinh.
  • Dạng bào chế: dung dịch nhỏ và thuốc mỡ.

I/ Thông tin chung về thuốc Tobrex

1/ Công dụng của thuốc Tobrex

Tobrex dùng để điều trị nhiễm trùng bên ngoài của mắt do vi khuẩn gây nên.

Thuốc không được dùng để điều trị nhiễm virus hoặc nấm mắt.

Ngoài ra, trong những trường hợp khác không được liệt kê, Tobrex còn được bác sĩ chỉ định điều trị một số bệnh.

2/ Thành phần của thuốc

Trong mỗi ml dung dịch thuốc nhỏ mắt chứa:

  • Tobramycin: 3mg.
  • Thành phần khác: axits boric, nước tinh khiết, natri clorua, natri hydroxit, axit sulfuric, natri sunfat và tyloxapol.

Mỗi gam thuốc mỡ mắt vô trùng chứa:

  • Tobramycin: 3mg.
  • Thành phần khác: chlorobutanol 0,5%, dầu khoáng và gốc xăng dầu.
Thuốc mỡ mắt Tobrex 3,5g
Thuốc mỡ mắt Tobrex 3,5g

3/ Chống chỉ định khi sử dụng thuốc Tobrex

Thuốc Tobrex nên được thận trọng hoặc không nên sử dụng trong một số trường hợp sau:

  • Không nên sử dụng thuốc nếu bạn bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  • Để đảm bảo không gặp phải tác dụng phụ bạn nên thông báo cho bác sĩ về các loại thuốc khác bạn đang sử dụng.
  • Nếu bạn đang mang thai hãy thông báo cho bác sĩ biết về tình trạng của bạn để được chỉ định dùng thuốc phù hợp.
  • Phụ nữ đang cho con bú không nên dùng thuốc sẽ gây tác dụng phụ cho em bé.
  • Tuyệt đối không dùng Tobrex cho trẻ em dưới 12 tháng tuổi.

Ngoài ra, nếu bạn còn có những bệnh khác hãy tham khảo thêm ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.

Tham khảo thêm: Thuốc Okacin: Công dụng, cách dùng và tác dụng phụ

4/ Liều dùng thuốc Tobrex

Đối với dạng thuốc nhỏ mắt:

Liều dùng thông thường cho người lớn và trẻ em trên 1 tuổi là 1 hoặc 2 giọt cho do mắt bị viêm nhẹ, cách 4 giờ nên nhỏ một lần.

Đối với mắt bị nhiễm trùng nặng, nên nhỏ vào mắt 2 giọt mỗi giờ.

Đối với dạng thuốc mỡ mắt:

Với người lớn và trẻ em trên 1 tuổi nên sử dụng 2 – 3 lần / ngày, mỗi lần nên lấy một lượng khoảng 1,25 cm.

Khi mắt bị nhiễm trùng nặng, sau 3 -4 giờ hãy bôi một lượng thuốc nhỏ mắt như trên vào túi kết mạc để điều trị.

Bên cạnh đó, liều lượng sử dụng thuốc còn phụ thuộc vào cân nặng cơ thể, các điều kiện y tế khác hoặc các loại thuốc khác.Vì vậy, nếu được bác sĩ chỉ định sử dụng khác với liều lượng trên hãy dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.

5/ Hướng dẫn sử dụng thuốc

Hãy rửa tay trước khi sử dụng thuốc.

Dưới đây là cách sử dụng cho hai dạng thuốc khác nhau của Tobrex:

Thuốc nhỏ mắt:

Bước 1: Mở nắp chai và giữ chai lộn ngược xuống dưới.

Bước 2: Nghiêng đầu ra sau một chút và kéo mí mắt dưới xuống để tạo ra một túi nhỏ. Giữ cho ống nhỏ mắt gần với mắt.

Bước 3: Nhìn lên và bắt đầu nhỏ thuốc vào mắt khoảng 1 đến 2 giọt.

Bước 4: Nhắm mắt lại trong vòng 2 đến 3 phút. Đặt ngón tay trỏ của bạn vào trong góc mắt khoảng 1 phút để ngăn chặn thuốc chảy xuống mũi và họng. Lúc này cũng không nên chớp hoặc nheo mắt.

Bước 5: Thực hiện lại các bước trên ở mắt còn lại.

Thuốc mỡ mắt

Bước 1: Tháo nắp ra khỏi ống thuốc. Nhẹ nhàng dùng ngón trỏ kéo mí mắt dưới xuống.

Bước 2: Dùng tay còn lại bóp một dải thuốc khoảng 1,25 cm vào túi mắt vừa tạo.

Bước 3: Nhắm mắt từ từ và giữ mắt trong khoảng 1 đến 2 phút.

Bước 4: Dùng khăn giấy lau nhẹ nhàng phần thuốc thừa bên ngoài.

Lưu ý:

  • Nên lau sạch lượng thuốc chả trên má nếu như không hấp thụ hết.
  • Hãy đợi ít nhất 10 phút nếu bạn muốn sử dụng bất kì loại thuốc nào khác mà bạn đang sử dụng chung.
  • Không chạm đầu ống nhỏ mắt trực tiếp lên mắt.

6/ Bảo quản thuốc Tobrex  như thế nào?

Để thuốc tránh bị hư hỏng nên bảo quản thuốc thật kỹ:

Lưu trữ thuốc ở nhiệt độ phòng, tránh nơi ẩm thấp.

Không được đóng băng thuốc sẽ làm mất tác dụng.

Khi không sử dụng nên đóng nắp thật kĩ và giữ thuốc trong hộp.

Để xa tầm tay trẻ em để đảm bảo an toàn.

Tìm hiểu thêm: Thuốc Trifluridine là thuốc gì?

II/ Lưu ý khi sử dụng thuốc

1/ Tác dụng phụ của thuốc

Trong một số trường hợp sử dụng thuốc sẽ gây ra một số tác dụng phụ như:

  • Mắt bị ngứa, đỏ mắt.
  • Bỏng nhẹ hoặc bị châm chích.
  • Mí mắt ngứa, sưng nề.
  • Mắt có dấu hiệu bị mờ.
  • Khi tiếp xúc với ánh sáng mắt có thể bị nhạy cảm hơn.

Ngoài ra, thuốc còn một số tác dụng phụ hiếm gặp như:

  • Bỏng hoặc kích ứng nặng sau khi dùng thuốc.
  • Mắt sưng đỏ, khó chịu nghiêm trọng.
  • Mắt có dấu hiệu bị nhiễm trùng.

Nếu gặp phải bất kỳ trường hợp nào bên trên hãy ngưng sử dụng thuốc, đến ngay cơ sở y tế gần nhất hoặc bác sĩ để được tư vấn và điều trị phù hợp.

2/ Khi sử dụng thuốc thiếu liều hoặc quá liều

Thiếu liều:

Nếu bạn sử dụng thiếu liều hãy bổ sung khi bạn nhớ ra. Tuy nhiên, tránh trường hợp bạn nhỏ gấp đôi liều lượng để bổ sung.

Nên nhờ người thân nhắc nhở hoặc cài chuông báo để không bỏ lỡ liều nào vì sẽ làm giảm quá trình điều trị bệnh.

Quá liều:

Thuốc Tobrex  dùng quá liều sẽ không nguy hiểm. Nhưng trong một số trường hợp sử dụng quá liều gây ra tác dụng phụ nên đến ngay bác sĩ để được điều trị.

Không nên sử dụng thuốc quá liều vì có thể gặp tác dụng phụ và lãng phí thuốc.

3/ Nên ngưng sử dụng thuốc khi nào?

  • Không nên sử dụng thuốc nếu bạn phát hiện:
  • Thuốc bị mở trước khi sử dụng lần đầu tiên.
  • Thuốc có dấu hiệu hoặc nghi ngờ bị giả mạo.
  • Thuốc đã hết hạn sử dụng.
  • Ngoài ra, nếu trong quá trình sử dụng thuốc bạn gặp phải những tác dụng phụ nên ngưng sử dụng ngay.

4/ Thuốc Tobrex bao nhiêu tiền?

Giá thuốc Tobrex ở thời điểm tháng 3/2019 có giá là:

  • Thuốc nhỏ mắt: khoảng 45.000 đồng/ chai.
  • Thuốc mỡ mắt: Khoảng 60.000 đồng/ tuýp.

Giá thuốc này có thể thay đổi tùy theo từng nhà thuốc khác nhau.

Trên đây là thông tin tham khảo về thuốc Tobrex, nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến thuốc vui lòng liên hệ bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn đúng tình trạng nhất.

Có thể bạn quan tâm

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *