Thuốc Timolol điều trị các bệnh lý về mắt

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Thuốc Timolol được chỉ định để điều trị cá bệnh lý về mắt, cụ thể là tình trạng tăng nhãn áp, Glaucoma ở những bệnh nhân đã lấy thủy tinh thể, Glaucoma góc mở mạn tính. Dùng thuốc không đúng cách có thể khiến bệnh nhân gặp nhiều tác dụng phụ. Do đó, nắm rõ các thông tin về loại thuốc này sẽ giúp người bệnh hạn chế được nguy cơ trên. 

Thuốc Timolol điều trị các bệnh về mắt
Thuốc Timolol điều trị các bệnh về mắt
  • Tên hoạt chất: Timolol
  • Tên biệt dược: Combigan, Timolol Maleate Eye Drops 0.5%, Timoeye 0,5%…
  • Nhóm thuốc: Thuốc điều trị mắt, tai – mũi – họng
  • Dạng thuốc: Dung dịch nhỏ mắt

I/ Các thông tin cần biết về thuốc Timolol

Trước khi điều trị bằng Timolol, bệnh nhân cần nắm rõ các thông tin dưới đây:

1. Thành phần

  • Timolol maleate………………………….. 0,25%
  • Timolol maleate……………………………………0,5%

2. Tác dụng

+ Hoạt chất Timolol maleate có những đặc tính dược lý chính gồm:

  • Có tác dụng ức chế thụ thể B không chọn lọc.
  • Không có tác động vô cảm tại chỗ, đồng thời cũng không có hoạt tính giao cảm nội tại.

+ Khác với các loại thuốc co đồng tử, hoạt chất Timolol maleate không gây ảnh hưởng đến kích thước của đồng tử hoặc sự điều tiết. Nó không làm thay đổi thị lực và không co quắp điều tiết.

+ Tương tự như một số thuốc chữa trị Glaucoma khác, dùng Timolol trong thời gian dài sẽ làm giảm sự đáp ứng ở một số đối tượng.

+ Timolol maleate là một hoạt chất mang đến tác dụng nhanh. Thông thường, sau khi nhỏ thuốc khoảng 20 phút sẽ bắt đầu phát huy tác dụng. Thuốc mang đến tác dụng tối đa trong vòng 1 – 2 giờ và hiệu quả hạ nhãn áp có thể kéo dài đến 24 tiếng.

3. Chỉ định

Thuốc Timolol được chỉ định điều trị cho các trường hợp:

  • Bị tăng nhãn áp.
  • Glaucoma ở những người đã lấy thủy tinh thể.
  • Người bệnh Glaucoma góc mở mãn tính.

Ngoài ra, thuốc còn có thể được sử dụng với nhiều mục đích khác không được chúng tôi đề cập. Trao đổi với bác sĩ để biết thêm thông tin.

4. Chống chỉ định

Tuyệt đối không sử dụng thuốc Timolol để điều trị cho các trường hợp:

  • Bị suy tim xung huyết không thể kiểm soát, sốc do bệnh tim hoặc tim đập chậm dưới 40  45 nhịp/ phút.
  • Các trường hợp bị hen phế quản, co thắt phế quản, mắc bệnh phổi, có tiền sử bị hen phế quản hoặc bị tắc nghẽn mạn tính nặng.
  • Mắc hiện tượng Raynaud.
  • Dị ứng với các thành phần của thuốc.
  • Tắc nghẽn dẫn truyền nhĩ thất ở mức độ cao.
  • Tương đối: Khi phối hợp với Amiodaron.

5. Liều lượng sử dụng thuốc Timolol

Thuốc Timolol được dùng với liều lượng là dùng để nhỏ mắt 1 giọt/ lần, mỗi ngày dùng 2 lần. Trong trường hợp cần thiết, có thể kết hợp với các loại thuốc:

  • Chữa trị glaucoma loại: Giống giao cảm (sympathomimetic) hoặc giống phó giao cảm (parasympathomimetic)
  • Thuốc ức chế men anhydrase được sử dụng để điều trị toàn thân.
  • Ở một số trường hợp, tác dụng chữa trị của Timolol chỉ kéo dài trong khoảng vài tuần sau khi điều trị. Do đó, cần phải thăm khám nhãn áp vào khoảng tuần thứ 4.
  • Với những người có nhãn áp được duy trì ở mức không quá tệ, các bác sĩ có thể chỉ định giảm liều và chỉ nhỏ mắt mỗi ngày 1 lần.

Trường hợp sử dụng thuốc Timolol điều trị thay thế cho các phương pháp chữa trị trước đó, cần chú ý:

  • Nếu thay thế cho thuốc nhỏ mắt khác cũng thuộc loại ức chế B: Ngưng dùng thuốc cũ vào cuối ngày chữa trị, những ngày tiếp theo sử dụng Timolol maleate 0,25% để nhỏ mắt với liều lượng là 1 giọt/ lần, dùng 2 lần/ ngày. Trường hợp cần phải nhỏ thuốc với liều cao hơn, dùng Timolol maleate 0,5% để nhỏ mắt 2 lần/ngày, mỗi lần 1 giọt.
  • Dùng Timolol maleate thay thế cho các loại thuốc nhỏ mắt chữa Glaucoma không thuộc loại ức chế B: Dùng thuốc cũ để nhỏ mắt thêm 1 ngày trước khi điều trị bằng Timolol maleate 0,25%. Lúc này nó sẽ được dùng với liều lượng là 1 giọt/lần, 2 lần 1 ngày. Những ngày tiếp theo, ngừng dùng thuốc cũ, chỉ được sử dụng Timolol maleate 0,25%. Khi cần phải sử dụng với liều cao hơn, thay Timolol maleate 0,25% bằng Timolol maleate 0,5% với liều lượng tương tự.
  • Được dùng để thay thế cho nhiều loại thuốc điều trị Glaucoma đang dùng đồng thời: Cân nhắc cho từng trường hợp cụ thể mà các bác sĩ sẽ quyết định ngừng một hoặc tất cả các loại thuốc đã được sử dụng để điều trị bệnh trước đó.
  • Nếu đang điều trị bằng các loại thuốc co đồng tử mà chuyển qua dùng Timolol maleate: Bệnh nhân cần phải khám khúc xạ trước khi hết tác dụng của thuốc co đồng tử. Đồng thời, người bệnh cần phải tuân thủ chặt chẽ các chỉ định của bác sĩ và cần phải kiểm soát đặc biệt nhãn áp trong thời gian đầu điều trị.

6. Cách sử dụng

Hướng dẫn sử dụng thuốc thuốc Timolol
Hướng dẫn sử dụng thuốc thuốc Timolol
  • Sử dụng thuốc Timolol đúng theo sự chỉ định của bác sĩ về thời gian và liều lượng dùng.
  • Trong trường hợp đang dùng cả những loại thuốc nhỏ mắt khác, phải dùng những loại thuốc này ít nhất là 10 phút trước khi nhỏ Timolol.
  • Cần rửa tay thật sạch trước khi dùng thuốc. Mỗi lần dùng, hãy lộn ngược và lắc lọ thuốc 1 lần trước khi nhỏ. Sau đó, đóng kín nắp để dùng cho lần sau. Lưu ý là mỗi lần tháo nắp của lọ thuốc không được để để đầu nhỏ của nó chạm vào các vật khác. Điều này sẽ giúp bệnh nhân tránh được nguy cơ làm tổn thương mắt cho bản thân.
  • Sau khi mở được nắp, giữ lọ thuốc ở giữa ngón tay cái và ngón tay trỏ. Lấy ngón trỏ của tay kia kéo mí mắt xuống để tạo thành túi rồi nhỏ thuốc. Ngửa đầu ra sau.
  • Di chuyển đầu nhỏ thuốc gần tới mắt, bóp nhẹ để dung dịch chảy ra một giọt vào mắt. Trường hợp cần phải nhỏ thuốc cho cả mắt còn lại, thực hiện tương tự.
  • Sau khi nhỏ xong, hãy đập nắp kín rồi bảo quản nó ở nhiệt độ phòng. Tuyệt đối không rửa đầu nhỏ của lọ thuốc bằng các chất tẩy rửa, xà phòng. Điều này có thể ảnh hưởng xấu đến mắt trong những lần nhỏ thuốc tiếp theo.

7. Bảo quản

  • Để thuốc xa tầm với của trẻ nhỏ
  • Bảo quản thuốc Timolol ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm ướt và ánh sáng mặt trời. Chỉ nên dùng thuốc Timolol trong vòng 30 ngày sau khi mở nắp. Nếu chưa mở nắp, thuốc có thể được sử dụng cho đến khi hết hạn ghi trên bao bì.

II/ Những điều cần lưu ý khi dùng thuốc Timolol

1. Tác dụng phụ

Thuốc Timolol được cho là dung nạp tốt. Tuy nhiên, khi thử nghiệm lâm sàng cho thấy thuốc Timolol có thể gây ra các tác dụng phụ như sau:

  • Ở mắt: Có thể gây viêm niêm mạc, kích ứng mắt, viêm mí mắt, giảm cảm giác giác mạc, viêm giác mạc, nhìn mờ, thay đổi khúc xạ, sụp mi.
  • Tác dụng phụ trên đường hô hấp: Khó thở, suy hô hấp, co thắt phế quản.
  • Ở hệ tuần hoàn: Tim đập chậm, loạn nhịp tim, tai biến mạch máu não, ngất, thiếu máu não, su tim sung huyết, ngừng đập.
  • Trên da: Phản ứng dị ứng, nổi mảng đỏ, nổi mề đay.
  • Toàn thân: Cơ thể suy nhược, nhức đầu, buồn nôn, chóng mặt, trầm cảm, mệt mỏi.

Ngoài ra, Timolol có thể gây ra những vấn đề khác mà không được chúng tôi đề cập. Trao đổi với các bác sĩ để biết thêm thông tin.

2. Thận trọng khi dùng thuốc Timolol

Trước khi điều trị bằng Timolol, cần thông báo với các bác sĩ các thông tin về tiền sử bệnh lý, tình trạng sức khỏe của bản thân. Đặc biệt là các trường hợp sau đây:

  • Suy tim và mắc các vấn đề về tim.
  • Người bị tiểu đường, người đã lấy thủy tinh thể.
  • Mắc các vấn đề về đường hô hấp.
  • Đối tượng sử dụng là phụ nữ đang mang thai và cho con bú, người cao tuổi, trẻ em.

3. Tương tác thuốc

Timolol có thể tương tác với những loại thuốc sau đây:

  • Các loại thuốc ức chế canxi
  • Nhóm thuốc ức chế b.
  • Thuốc giải phóng catecholamine
  • Các loại thuốc nhỏ mắt có chứa adrenaline

Ngoài ra, thuốc Timolol có thể tương tác với nhiều loại thuốc khác mà không được chúng tôi đề cập. Trao đổi với các bác sĩ để biết thêm thông tin.

Trên đây là những thông tin tham khảo về thuốc Timolol. Để được cung cấp một cách chính xác hơn về liều lượng, cách dùng, giá thuốc Timolol, hãy liên hệ với bác sĩ hoặc dược sĩ.

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.