Thuốc Pantocid có tác dụng gì?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Pantocid là nhóm thuốc tiêu hóa thường được bác sĩ chỉ định điều trị một số bệnh như viêm loét dạ dày, viêm loét tá tràng hoặc viêm thực quản trào ngược,… Ngoài ra, thuốc còn được bác sĩ chỉ định dùng với nhiều mục đích khác nhau.

Pantocid là thuốc gì?
Thuốc Pantocid do công ty Sun Pharmaceutical Industries., Ltd – Ấn Độ sản xuất. Hạn dùng của thuốc khoảng 36 tháng kể từ ngày sản xuất.

  • Nhóm thuốc: Thuốc đường tiêu hóa
  • Thành phần: Pantoprazol Natri Sesquihydrate
  • Dạng bào chế: Viên bao tan trong ruột

I. Thuốc Pantocid có tác dụng gì?

Pantocid là thuốc có chứa thành phần hoạt chất Pantoprazol dưới dạng  Natri Sesquihydrate. Thuốc có khả năng hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa và thải trừ qua thận khoảng 80%, thời gian bán thải là từ 30 – 90 phút. Bên cạnh đó, Pantocid ít gây ảnh hưởng đến khối lượng dịch vị và sự co bóp dạ dày. Chính vì vậy, thuốc thường được bác sĩ kê đơn cho bệnh nhân sử dụng với mục đích điều trị các bệnh, bao gồm các bệnh sau:

  • Viêm loét dạ dày hoặc loét tá tràng
  • Viêm thực quản trào ngược
  • Bệnh lý tăng tiết acid (hội chứng Zollinger-Ellison)
  • Phòng ngừa loét do dùng thuốc kháng viêm không chứa steroid gây ra

Ngoài ra, Pantocid còn được phối hợp chung với một số loại thuốc kháng sinh khác để loại trừ nhiễm vi khuẩn HP (Helicobacter pylori) ở những bệnh nhân bị viêm loét dạ dày tá tràng. Bên cạnh đó, thuốc còn được chỉ định dùng để làm lành các vết loét, ngăn ngừa bệnh tái phát và dùng chữa trị một số bệnh lý khác.

Bên cạnh những tác dụng có lợi, thuốc Pantocid chống chỉ định với một số trường hợp dưới đây.

  • Không dùng thuốc Pantocid cho người có tiền sử nhạy cảm với thuốc hoặc thành phần có trong thuốc.
  • Thuốc không được sử dụng ở trẻ em dưới 18 tuổi.
  • Không dùng Pantocid cho phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú.
  • Người bị suy gan nặng cũng không nên dùng thuốc này để điều trị bệnh.

Xem thêm: Các thuốc trị đau dạ dày tốt nhất 2020 – Giảm đau nhanh

II. Thuốc Pantocid được sử dụng như thế nào?

Pantocid là thuốc viên bao tan trong ruột. Chính vì vậy, khi sử dụng thuốc người bệnh không nên nghiền nhỏ hoặc nhai nhuyễn. Cách tốt nhất để thuốc phát huy tác dụng và mang lại kết quả điều trị cao là bệnh nhân nên uống nguyên viên với nước. Và để Pantocid hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa, người bệnh nên uống thuốc trước bữa ăn sáng ít nhất là 1 tiếng.

Pantocid có giá bao nhiêu?
Thuốc Pantocid hiện đang được bày bán trên tất cả các cửa hàng thuốc tây trên cả nước. Thuốc Pantocid có giá 95.000 VNĐ/ 1 hộp/ 3 vỉ x 10 viên. Giá bán thuốc có thể thay đổi tùy theo cửa hàng. Do đó, để mua thuốc với giá tốt nhất, người bệnh có thể tham khảo giá bán Pantocid ở các cửa hàng thuốc gần nhà.

Tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân sử dụng Pantocid 1 hoặc nhiều lần trong ngày. Cụ thể, đối với trường hợp trị liệu phối hợp giữa thuốc này với kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn Helicobacter pylori, bệnh nhân cần uống viên Pantocid thứ hai trước bữa ăn tối.

Nhìn chung, để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng thuốc, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa hoặc dược sĩ. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc khi chưa có sự cho phép của bác sĩ, tránh trường hợp sử dụng không đúng liều lượng hoặc lạm dụng thuốc trong thời gian dài gây nguy hại đến sức khỏe.

III. Liều dùng thuốc Pantocid dành cho người lớn và trẻ em

Theo thông tin hướng dẫn cách sử dụng và liều dùng Pantocid có ghi trên bao bì, thuốc không được sử dụng ở trẻ em dưới 18 tuổi. Còn đối với trẻ em trên 18 tuổi và người lớn, tùy thuộc vào bệnh mà liều lượng sử dụng ở mỗi người thường không giống nhau. Chẳng hạn như:

  • Viêm loét dạ dày tá tràng: Mỗi ngày sử dụng 40 mg. Thời gian điều trị bệnh từ 4 – 8 tuần.
  • Viêm thực quản trào ngược: Sử dụng Pantocid trong 8 tuần, mỗi ngày uống 40 mg.
  • Diệt vi khuẩn Helicobacter pylori: Sử dụng phác đồ trị liệu phối hợp bộ ba 1 tuần. Cụ thể như: Dùng Pantocid 40 mg x 2 lần/ ngày phối hợp với amoxicillin 1 g x 2 lần/ ngày (hoặc metronidazol 400 mg x 2 lần/ ngày) và clarithromycin 500 mg x 2 lần/ngày.
  • Phòng ngừa loét do dùng thuốc kháng viêm không chứa steroid: Liều dùng sử dụng Pantocid 20 mg/ ngày
  • Hội chứng Zollinger – Ellison: Đối với liều khởi đầu, người bệnh sử dụng 80 mg/ ngày. Sau đó có thể tăng liều lên 240 mg/ ngày. Trong trường hợp sử dụng 80 mg/ ngày, bệnh nhân nên chia thuốc ra uống 2 lần trong ngày.
  • Bệnh nhân suy gan: Giảm liều, mỗi ngày dùng 20 mg hoặc 40 mg
  • Bệnh nhân suy thận: Liều dùng tối đa dành cho bệnh nhân suy thận là 40 mg/ ngày.

Theo các bác sĩ, nếu sau 8 tuần điều trị mà bệnh vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm và các vết loét không lành, người bệnh cần dùng thêm 8 tuần nữa. Bên cạnh đó, trong quá trình điều trị nếu quên liều, bệnh nhân không nên dùng bù thuốc vào khoảng thời gian nào đó trong ngày mà hãy dùng liều tiếp theo trong liệu trình điều trị. Còn đối với trường hợp quá liều, nếu thuốc gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào, người bệnh nên đến bệnh viện để kiểm tra.

Xem video: Hành Trình Chữa Bệnh Dạ Dày của Nghệ Sĩ Trần Nhượng Tại Trung Tâm Thuốc Dân Tộc

IV. Thuốc Pantocid có thể gây ra những tác dụng phụ gì?

Sử dụng thuốc Pantocid điều trị bệnh đôi khi cũng gây ra triệu chứng nhức đầu và tiêu chảy nhẹ. Tuy nhiên, đây đều là những phản ứng phụ ít nghiêm trọng và có thể khỏi sau khi người bệnh ngưng dùng thuốc. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng có thể gặp phải một vài tác dụng phụ hiếm gặp hơn như

  • Đầy hơi
  • Ngứa da hoặc xuất hiện ban
  • Choáng váng
  • Đau bụng trên
  • Buồn nôn

Ngoài ra, thuốc Pantocid còn gây ra các triệu chứng như phù nề, viêm tĩnh mạch huyết khối hoặc sốt. Nhưng các tác dụng phụ này đều cá biệt, rất hiếm khi xảy ra.

Thuốc Pantocid có tác dụng trong việc điều trị các bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa. Tuy nhiên, trước khi sử dụng thuốc riêng lẻ hoặc phối trộn với bất kỳ loại thuốc nào, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ, tránh trường hợp thuốc gây tác dụng phụ tác động xấu đến sức khỏe và tình trạng bệnh.

Thông tin bổ ích:

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *