Thuốc tiêm Oxytocin: tác dụng, liều lượng sử dụng

Thuốc Oxytocin là loại thuốc sản khoa, dùng cho phụ nữ mang thai sắp tới thời kỳ sinh đẻ và sau khi sinh con. Bệnh nhân không được tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định từ bác sĩ hoặc nhân viên y tế.

Những thông tin về thuốc tiêm Oxytocin
  • Tên hoạt chất: Oxytocin
  • Phân nhóm: Thuốc thúc đẻ
  • Dạng bào chế: Thuốc tiêm

I. Những thông tin về thuốc Oxytocin

1. Thành phần thuốc

Thành phần chính có trong thuốc Oxytocin là oxytocin 10 ml.

Yếu sinh lý đề cập đến tình trạng rối loạn chức năng tình dục xảy ra ở khía cạnh thể chất và tinh thần. Các biểu hiện bệnh lý thường là hệ quả của tuổi tác, lối sống sinh hoạt kém khoa học, tâm lý hoặc mắc các bệnh nội khoa. Yếu sinh lý nếu không được kiểm soát kịp thời có thể gây vô sinh – hiếm muộn.

2. Công dụng

Thuốc tiêm Oxytocin có tác dụng:

  • Giúp tử cung co bóp thúc đẩy quá trình chuyển dạ sinh
  • Co thắt các cơ chuyển dạ sinh
  • Kiểm soát chảy máu sau sanh
  • Co bóp tử cung có các trường hợp nạo phá thai hoặc bị sẩy thai
  • Có tác dụng gây giãn mạch máu, tăng lượng máu cung cấp tới thận

3. Chống chỉ định

Thuốc Oxytocin không được sử dụng cho những bệnh nhân có tiền sử hoặc đang mắc phải các trường hợp sau:

  • Bệnh tiểu đường
  • Tăng huyết áp
  • Ung thư cổ tử cung
  • Nhiễm trùng tử cung nặng
  • Viêm nhiễm âm đạo: nổi mụn rộp
  • Có tiền sử phẫu thuật cổ tử cung
  • Có tiền sử phẫu thuật tử cung
  • Có thai dưới 37 tuần.

Khi có nhu cầu sử dụng thuốc, bệnh nhân cần kê khai cho bác sĩ đầy đủ các thông tin về tình trạng sức khỏe của bạn.

4. Dược lý – Cơ chế hoạt động

Oxytocin thúc đẩy các cơn có thắt từ đó kích hoạt chuỗi hoạt động của myosin. Oxytocin có các thụ thể đặc biệt trong niêm mạc cơ tử cung và nồng độ thụ thể được tăng lên rất nhiều trong thời kỳ mang thai.

Tử cung phản ứng sau khi tiêm thuốc đơn vị IV vào trong cơ thể và giảm sau 1 giờ. Tại tử cung quá trình co thắt diễn ra từ 3 – 5 phút sau khi dùng thuốc IM và giảm sau 2 – 3 giờ.

Oxytocin được chuyển hóa nhanh ở gan và huyết tương và cũng được chuyển hóa một mức nhỏ bởi các tuyến vú.

Thuốc bị phân hủy tại gan và thận, quá trình phân hóa chuyển hóa trong một thời gian rất ngắn. Bài trừ chủ yếu qua nước tiểu, phần còn cũng được bài tiết vào nước tiểu nhưng ở dạng không đổi.

5. Cách dùng – Liều dùng

Cách dùng

Bệnh nhân cần đến các cơ sở y tế để được bác sĩ hoặc nhân viên chuyên môn thực hiện tiêm thuốc Oxytocin.

Tiêm thuốc Oxytocin ở phần bắp hoặc tĩnh mạch.

LIỀU DÙNG CHO NGƯỜI LỚN

Liều dùng cho khởi phát chuyển dạ

Liều ban đầu: truyền 0,5 – 1 mUnit mỗi giờ.

Trong khoảng thời gian từ 30 – 60 phút sau tiêm thuốc, liều được tăng lên 1 – 2 mUnit.

Liều dùng cho chảy máu sau sinh

Truyền với tốc độ kiểm soát, sử dụng thuốc tiêm từ 10 – 40 mUnit trong 1000 ml.

Và sử dụng 10 mUnit sau khi chuyển dạ nhau thai.

Liều dùng cho các trường hợp hậu nạo phá thai

Đối với nạo phá thai không hoàn toàn: sử dụng 10 mUnit trong 500 ml.

Sau khi tiêm nước ối cho phá thai: Sử dụng 10 – 20 mUnit cho mỗi phút, và không được sử dụng quá 30 mUnit trong vòng 12 giờ.

LIỀU DÙNG CHO TRẺ EM

Thuốc không được chỉ định để điều trị bệnh cho trẻ em.

Bác sĩ hoặc nhân viên y tế sẽ thực hiện thao tác tiêm thuốc giúp bệnh nhân

6. Bảo quản thuốc

Thuốc Oxytocin được bảo quản ở nhiệt độ từ 20 – 25 độ C, tránh ánh nắng trực tiếp. Thuốc cần được cất trữ ở vị trí cách xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Đối với thuốc Oxytocin đã hết hạn, bệnh nhân cần được dược sĩ chuyên môn hướng dẫn các sử lý, không được tự ý vứt thuốc vào buồn cầu hoặc vứt xuống cống rãnh khi chưa có chỉ định.

II. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Oxytocin

1. Thận trọng

Bệnh nhân cần lưu ý những điều sau khi điều trị bệnh bằng thuốc Oxytocin:

  • Bệnh nhân cần báo cáo với bác sĩ đầy đủ các thông tin về bệnh tình của mình, cần cho bác sĩ biết khi bạn đang mắc phải hoặc đã từng mắc phải các căn bệnh sau: tiểu đường, ung thư cổ tử cung, rối loạn nhịp tim, có thái dưới 37 tuần,…
  • Cần sử dụng thuốc đúng liều, nếu không sử dụng thuốc đúng liều có thể gây ra các tác dụng phụ không như mong muốn.
  • Đối với các bà mẹ đang cho con bú, sử dụng để điều trị xuất huyết sau sinh, chỉ được sử dụng với liều nhỏ, cần cân bằng giữa việc cho con bú và sử dụng thuốc. Bởi thuốc có thể truyền sang con thông qua đường bú.

2. Tác dụng phụ

Trong quá trình sử dụng thuốc Oxytocin, không thể không tránh khỏi các tác dụng phụ của thuốc gây ra. Các tác dụng phụ có thể biến mất trong mấy ngày sau, bệnh nhân có thể yên tâm. Nhưng không được chủ quan với sức khỏe của mình, đặc biệt là sức khỏe của trẻ sơ sinh. Cần hết sức lưu ý các trường hợp nghiêm trọng của thuốc gây ra, bệnh nhân nên nhờ sự trợ giúp của bác sĩ để được điều trị kịp thời.

Tác dụng phụ gặp ở trẻ sơ sinh khi mẹ sử dụng thuốc:
  • Rối loạn nhịp tim, nhịp tim thai giảm
  • Co thắt tâm thất sớm
  • Động kinh sơ sinh
  • Tổn thương não trẻ sơ sinh
  • Nhiễm độc nước dẫn đến hôn mê, co giật
  • Trẻ bị vàng da
  • Xuất huyết võng mạc
  • Phù phổi
Trẻ sơ sinh cũng bị ảnh hưởng bởi tác dụng phụ của thuốc gây ra
Tác dụng phụ gặp ở người mẹ:
  • Tăng huyết áp
  • Rối loạn hưng cảm
  • Xuất huyết sau sinh
  • Khối máu tụ vùng chậu
  • Gãy xương chậu
  • Co thắt tử cung
  • Buồn nôn
  • Giảm tốc độ lộc cầu thận và lượng huyết tương ở thận
  • Suy giảm trí nhớ

3. Tương tác thuốc

Bệnh nhân cần thông báo đầy đủ tình trạng sức khỏe cũng như các dùng thuốc đang sử dụng trong thời gian gần đó nhất. Nếu bệnh nhân đang điều trị bệnh đồng thời thuốc Oxytocin với các loại thuốc khác, cần hết sức lưu ý. Cần phải báo cáo ngay với bác sĩ khi bạn đang sử dụng các loại thuốc sau, để phòng tránh các trường xấu xảy ra:

  • Dinoprostone
  • EPHEDrine (mũi)
  • EPHEDrine (Systemic)
  • Gemeprost
  • Haloperidol
  • MiSOPROStol

4. Cách xử lý khi quên liều và quá liều

Trong lộ trình sử dụng thuốc Oxytocin sẽ không có trường hợp sử dụng thuốc quá liều hoặc quên liều. Bởi người thực hiện tiêm thuốc cho các bệnh nhân là bác sĩ, hoặc chuyên viên y tế tại các cơ sở khám chữa bệnh.

5. Thuốc tiêm Oxytocin được bán với giá bao nhiêu?

Bạn đọc có thể tìm mua thuốc Oxytocin tại các cửa hàng thuốc tây hoặc các cơ sở khám chữa bệnh. Trên thị trường hiện nay, thuốc tiêm Oxytocin được bán với giá là 38.000 đồng/ hộp/ 10 ống (giá tham khảo).

Thông tin bài viết đã cung cấp cho người đọc các thông tin khái quát về thuốc Oxytonic. Tuy nhiên, bài biết chỉ có giá trị tham khảo. Bạn đọc có nhu cầu sử dụng thuốc nên tìm hiểu kỹ thuốc trước khi sử dụng, hoặc theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Bệnh nhân không được sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định từ bác sĩ.

Tin bài nên đọc:

Nam khoa - Thuốc dân tộc

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.