Thuốc hỗ trợ tiêu hóa Neopeptine

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Neopeptine là thuốc có công dụng hỗ trợ điều trị một số vấn đề về dạ dày. Tìm hiểu các thông tin về thuốc sẽ giúp cho bạn có thể sử dụng Neopeptine một cách hiệu quả và an toàn.

thông tin thuốc tiêu hóa Neopeptine
Thuốc Neopeptine giúp hỗ trợ đường tiêu hóa, dùng được cho cả trẻ em và người lớn.
  • Tên biệt dược: Neopeptine.
  • Tên hoạt chất: Neopeptine (gốc R).
  • Phân nhóm: Thuốc hỗ trợ đường tiêu hóa.

Thông tin bạn cần biết về thuốc Neopeptin

1. Tác dụng

Thuốc Neopeptine là một loại biệt dược thường được dùng để điều trị (hoặc hỗ trợ điều trị) cho các vấn đề về đường tiêu hóa, cụ thể như sau đây:

  • Đầy hơi, khó tiêu, chướng bụng.
  • Ợ chua, ợ nóng.
  • Suy dinh dưỡng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
  • Biếng ăn, ăn không ngon.
  • Bụng có tình trạng sôi lên khi đói.
  • Trẻ đang bú mẹ có biểu hiện nôn mửa thường xuyên.
  • Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đi tiêu ra phân lỏng.

Ngoài ra, bác sĩ điều trị cũng có thể dùng Neopeptine với một số mục đích khác.

2. Chống chỉ định

Thuốc có thể được sử dụng ở hầu hết lứa tuổi, từ trẻ nhỏ đến người cao tuổi. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý là Neopeptine sẽ chống chỉ định đối với một số trường hợp dưới đây:

  • Người có tiểu sử mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.
  • Bệnh nhân viêm tụy cấp hoặc bị viêm tụy mãn tính.

3. Cách dùng – liều dùng

Cách dùng:

Trong trường hợp trẻ là đối tượng cần được tiếp nhận thuốc, cách dùng phổ biến là người mẹ uống thuốc, đợi 30 phút và cho em bé bú, Neopeptine có thể truyền qua sữa mẹ. Nếu bé bú bình, bạn có thể pha với sữa cho bé bú hoặc trộn chung với thức ăn.

Đối với trẻ lớn và người trưởng thành, nên dùng thuốc sau bữa ăn bằng cách nuốt nguyên viên với nước. Lưu ý không nhai, không bẻ đôi và không nhai.

Người bệnh cần sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ và kiểm tra kĩ thông tin đã được in trên bao bì. Và một điều quan trọng nữa, đó là không sử dụng thuốc với liều lượng thấp hơn, cao hơn hoặc kéo dài hơn so với toa thuốc được bác sĩ cung cấp.

Trong quá trình điều trị bằng Neopeptine, bạn cần trao đổi với bác sĩ về những lưu ý đi kèm.

Liều dùng:

Thuốc Neopeptine dạng viên con nhộng thường được sử dụng cho người lớn, với liều lượng là 1 viên/ lần, 2 lần/ ngày.

Riêng đối với dạng dung dịch, liều dùng được khuyến cáo cho trẻ em như sau:

  • Trẻ em trên 1 tuổi: Uống 5ml/ngày, mỗi ngày uống 2 lần.
  • Trẻ em dưới 1 tuổi: Uống 0.5ml/ngày (tương đương 12 giọt), chia thành 1-2 lần/ngày.

Đây chỉ là liều được khuyến cáo, không phải là liều phù hợp cho tất cả trẻ em.

Xem thêm: Thuốc Prevacid – công dụng và những khuyến cáo trước khi dùng

4. Bảo quản – dạng bào chế thuốc Neopeptine

Bảo quản:

Neopeptine cần được bảo quản trong điều kiện độ ẩm và nhiệt độ tương tự như hầu hết các loại tân dược khác. Cụ thể, bạn có thể bảo quản thuốc trong phòng (trừ phòng tắm và phòng khách, vì 2 nơi này thường sẽ có ánh sáng và độ ẩm cao hơn các phòng còn lại trong nhà).

Và cho dù được bào chế ở dạng nào thì bạn cũng không được để Neopeptine trong ngăn đá tủ lạnh, môi trường này sẽ làm thay đổi đáng kể hoạt động của thuốc. Đồng thời giữ thuốc xa tầm tay của trẻ em và thú nuôi, tránh trường hợp chúng nuốt phải thuốc.

Khi thuốc đã hết hạn sử dụng, bạn cũng cần lưu ý về cách xử lí. Hãy hỏi ý kiến của bác sĩ về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

những điều cần biết về Neopeptine
Bạn nên nắm rõ về những thông tin của thuốc Neopeptine trước khi dùng.

Dạng bào chế:

Thuốc Neopeptine điều trị các vấn đề về đường tiêu hóa được bào chế thành những dạng và có hàm lượng như sau:

  • Viên nén: 10mg.
  • Viên nang: hộp 10 vỉ, 2 vỉ.
  • Dung dịch: 60ml, 100ml.
  • Thuốc dạng giọt: 15ml.

Một số điều bạn cần lưu ý khi dùng thuốc Neopeptine

1. Thận trọng

Dưới đây là những điều mà bệnh nhân cần chú ý trước và trong khi dùng thuốc Neopeptine, để có thể tránh những kết quả không mong muốn:

  • Tuyệt đối không dùng thuốc đã hết hạn sử dụng.
  • Phụ nữ mang thai nằm trong nhóm đối tượng nhạy cảm, thường sẽ không hoặc ít phù hợp với tân dược. Đối với Neopeptine, dù chưa có nghiên cứu nào xác định thành phần của thuốc này có ảnh hưởng đến quá trình sinh nở hay không, nhưng phụ nữ đang mang thai chỉ nên dùng thuốc khi thực sự cần thiết và phải dùng theo chỉ định của bác sĩ điều trị.
  • Phụ nữ đang cho con bú cũng nên thận trọng, vì liều dùng Neopeptine của người lớn cao đáng kể so với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Một số nghiên cứu cho thấy thuốc có thể truyền qua sữa mẹ, do đó sẽ có khả năng trẻ bị quá liều hoặc sốc thuốc do mẹ dùng thuốc.
  • Người bệnh đã hoặc đang dùng những loại thuốc (kê toa hoặc không kê toa) khác, thực phẩm chức năng, thảo dược.
  • Tình trạng sức khỏe ở mức không ổn định, đang gặp phải các vấn đề về bệnh lý khác.

2. Tác dụng phụ

Neopeptine được các bác sĩ đánh giá là dung nạp khá tốt, do vậy chỉ khi người bệnh sử dụng thuốc ở liều quá cao, kéo dài thì mới có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. Tuy nhiên, các tác dụng phụ này lại thường chỉ xuất hiện ở hệ tiêu hóa nên khá dễ dàng để kiểm soát.

Cụ thể, bệnh nhân sẽ gặp các triệu chứng của bệnh rối loạn tiêu hóa như đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy và có những phản ứng dị ứng khác. Mọi thắc mắc về tác dụng phụ của thuốc, bạn nên tham khảo ý kiến chuyên môn của bác sĩ điều trị.

3. Tương tác thuốc

Một số loại thuốc sẽ có thể ảnh hưởng đến tác dụng của Neopeptine, và ngược lại Neopeptine sẽ làm thay đổi khả năng hoạt động đồng thời gia tăng các tác dụng phụ của thuốc khác.

Để tránh trường hợp xấu này xảy ra, bệnh nhân nên chuẩn bị cho mình danh sách các tên thuốc mà bản thân đang sử dụng. Từ đó, bác sĩ sẽ cho biết những thuốc nào phải ngưng dùng trong khi điều trị với Neopeptine. Cụ thể, các thuốc kháng Acid như Carbonate calci hay Hydroxyde magnesium đều có thể vô hiệu hóa tác dụng của enzyme có trong thuốc.

4. Xử lí khi dùng Neopeptine thiếu hoặc quá liều

Trong trường hợp bạn dùng Neopeptine với liều cao quá mức cho phép, cơ thể sẽ bắt đầu có những dấu hiệu như buồn nôn, chuột rút, tiêu chảy. Ở liều lượng rất cao, bệnh nhân sẽ bị tăng acid uric trong máu và tăng nguy cơ bị đái tháo đường.

Vì vậy, bạn cần có biện pháp để xử lí kịp thời khi nhận thấy bản thân đã dùng quá liều Neopeptine. Hãy thông báo ngay với bác sĩ của mình để có thể thực hiện các kỹ thuật ngăn cản tác dụng phụ xảy ra. Không nên bỏ qua những biểu hiện quá liều vì sẽ có khả năng gây nguy hiểm đến tính mạng.

Ngược lại, trường hợp uống thiếu liều lại dễ xử lí hơn. Bệnh nhân có thể bổ sung liều bị thiếu ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu thời điểm dùng đã quá gần với liều thuốc tiếp theo thì người bệnh có thể chọn cách bỏ qua và liên hệ với bác sĩ về việc bổ sung liều đã thiếu sau. Lưu ý, không tự ý gấp đôi liều Neopeptine vì có thể gây ra các tác dụng phụ hoặc tệ hơn là sốc thuốc rất nguy hiểm.

Trên đây là những thông tin về thuốc Neopeptine trị các bệnh về dạ dày, bạn có thể tham khảo. Mọi thắc mắc phát sinh, vui lòng liên hệ với các bác sĩ chuyên khoa Tiêu hóa.

Có thể bạn quan tâm

Hỏi đáp cùng chuyên gia

  1. Lê Thị Hồng HảiLê Thị Hồng Hải says: Trả lời

    Em chào bác sỹ ạ. Bác cho e hỏi bé nhà e đc 5thâng. Con đi hoa cà hoa cải. Phân hơi sống, con cứ ăn xong là con đi ngoài, con có đang sử dụng thuốc kháng sinh zintromax vs thuốc long đờm Guacanyl. Vậy trong trường hợp hợp này bé có thể sử dụng sp Neopeptine không ạ. Em cảm ơn ạ

  2. Phan tamPhan tam says: Trả lời

    Bs cho e hỏi bé đang bổ sung sắt và vitamin c buổi sáng còn trưa vs chiều dùng thuốc thì có được k ạ. Cảm ơn bác sĩ

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *