Thuốc Motilium: chỉ định, liều dùng và thận trọng khi sử dụng
Motilium được dùng để điều trị các triệu chứng ở đường tiêu hóa như buồn nôn, nôn mửa, đầy hơi, ợ hơi,… Thuốc có thể làm suy giảm chức năng gan và thận nếu không sử dụng đúng cách. Do đó, cần tìm hiểu những thông tin cần thiết trước khi dùng.
- Tên thuốc: Motilium
- Phân nhóm: thuốc đường tiêu hóa
- Dạng bào chế: viên nén, hỗn dịch uống
Những thông tin cần biết về thuốc Motilium
1. Tác dụng
Thuốc Motilium có chứa thành phần chính là Domperidone. Thành phần này có khả năng thúc đẩy hoạt động của các cơ quan tiêu hóa (dạ dày và ruột).
Motilium có tác dụng điều trị triệu chứng buồn nôn và nôn mửa. Ngoài ra thuốc còn cải thiện những triệu chứng khác ở đường tiêu hóa như đầy bụng, ợ hơi, ợ nóng, đau bụng, trào ngược dạ dày thực quản, đau bụng, khó chịu ở dạ dày,…
Một số tác dụng của thuốc không được in trên bao bì. Cần trao đổi với bác sĩ nếu bạn có ý định sử dụng thuốc với mục đích khác.
2. Chống chỉ định
Thuốc Motilium chống chỉ định với các trường hợp sau:
- Người mẫn cảm với các thành phần trong thuốc
- Suy tim xung huyết
- Rối loạn điện giải
- U tuyến yên tiết (prolactinoma)
- Suy gan trung bình và nặng
- Tắc nghẽn hoặc rách ruột
- Chảy máu dạ dày, ruột
- Kali huyết cao hoặc thấp
Các vấn đề sức khỏe có thể bị ảnh hưởng bởi hoạt động của thuốc Motilium. Do đó bạn cần thông báo với bác sĩ tiền sử dị ứng và tình trạng sức khỏe để được chỉ định loại thuốc phù hợp.
Tham khảo thêm: Probio là thuốc gì? Có tác dụng như thế nào?
3. Cách dùng
Cách sử dụng Motilium phụ thuộc vào các dạng bào chế. Trước khi dùng, nên tham khảo thông tin in trên bao bì hoặc trao đổi với bác sĩ để biết cách sử dụng.
Viên nén bao phim, có hàm lượng 10 mg: Với dạng bào chế này, bạn nên nuốt trực tiếp viên thuốc với nước lọc. Không dùng thuốc với nước ép hay sữa nếu không có yêu cầu từ bác sĩ. Ngoài ra, bạn không nên pha loãng, nghiền hay bẻ thuốc khi uống. Điều này có thể làm tăng hàm lượng thuốc được cơ thể hấp thu và gây ra những phản ứng không mong muốn.
Hỗn dịch uống, có hàm lượng 1mg/ ml: Với dạng bào chế này, bạn sử dụng cụ đo lường trong y tế để lấy thuốc. Sau khi đổ thuốc ra, bạn nên uống trực tiếp ngay sau đó.
Motilium phát huy tác dụng tốt nhất khi được dùng từ 15 – 30 phút trước khi ăn. Dùng thuốc sau khi ăn có thể làm chậm quá trình hấp thu thuốc.
4. Liều lượng
Liều lượng sử dụng Motilium phụ thuộc vào nhiều yếu tố (độ tuổi của bệnh nhân, tình trạng sức khỏe, mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng,…). Do đó, bạn nên gặp trực tiếp bác sĩ để được cung cấp thông tin về liều dùng cụ thể.
Thông tin chúng tôi cung cấp chỉ thích hợp với những trường hợp phổ biến. Đồng thời không có giá trị thay thế cho chỉ định từ nhân viên y tế.
Liều dùng thông thường cho người lớn (sử dụng Motilium dạng viên uống)
- Sử dụng từ 1 – 2 viên/ lần
- Ngày dùng từ 3 – 4 lần
- Liều dùng không quá 8 viên/ 24 giờ
Liều dùng thông thường cho trẻ em (sử dụng Motilium dạng hỗn dịch uống)
- Dùng 2,5 mg/ 10 kg trọng lượng
- Ngày dùng 3 lần
- Trẻ trên 35 kg có thể sử dụng Motilium viên uống với liều lượng tương tự người lớn
Khi trẻ dùng thuốc, phụ huynh cần kiểm soát chặt chẽ để tránh tình trạng trẻ dùng thiếu hoặc quá liều.
Tìm hiểu thêm: Agimoti là thuốc gì?
5. Bảo quản
Nên vặn chặt nắp Motilium dạng hỗn dịch uống sau khi dùng. Bảo quản thuốc ở nhiệt độ thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp và nơi có nhiều độ ẩm.
Tham khảo thông tin trên bao bì để xử lý thuốc khi nhận thấy thuốc có dấu hiệu hư hại hoặc hết hạn.
Những điều cần lưu ý khi sử dụng Motilium
1. Khuyến cáo
Nếu bạn bị suy gan, thận nhẹ bạn có thể sử dụng thuốc nếu có sự cho phép của bác sĩ. Tuy nhiên cần kiểm tra chức năng của hai cơ quan này thường xuyên để kịp thời phát hiện ra các dấu hiệu bất thường.
Thuốc có chứa đường và sữa. Thông báo với bác sĩ nếu bạn không thể tiêu hóa hoặc dung nạp được đường.
Motilium có thể gây ra những tác dụng không mong muốn với phụ nữ mang thai và cho con bú. Nhóm đối tượng này chỉ được sử dụng thuốc khi có sự cho phép của bác sĩ chuyên khoa.
2. Tác dụng phụ
Thuốc Motilium có thể gây ra các tác dụng phụ sau:
- Khô miệng
- Giảm ham muốn tình dục ở nam giới
- Lo lắng
- Buồn ngủ
- Nhức đầu
- Tiêu chảy
- Ngứa da
- Phát ban
- Đau ngực
Bạn có thể gặp phải những tác dụng phụ không được đề cập trong bài viết. Khi nhận thấy cơ thể xuất hiện biểu hiện khác lạ, cần chủ động báo với bác sĩ để nhận được tư vấn chuyên môn.
3. Tương tác thuốc
Cần thông báo với bác sĩ những loại thuốc bạn đang sử dụng (bao gồm thuốc uống, thuốc bôi ngoài da, thảo dược, vitamin,…) để ngăn chặn hiện tượng tương tác thuốc.
Motilium có thể tương tác với những loại thuốc sau:
- Thuốc kháng nấm nhóm azole như ketoconazole, fluconazole, voriconazole,…
- Thuốc kháng sinh, cụ thể erythmycin, moxifloxacin, telithromycin, clarithromycin, pentamidine,…
- Thuốc điều trị các vấn đề về tim và huyết áp như amiodarone, quinidine, dronedarone, sotalol,…
- Thuốc điều trị trầm cảm, cụ thể citalopram, escitalopram,…
- Thuốc chống rối loạn tâm thần, cụ thể haloperidol, sertindole, pimozide,…
- Thuốc ức chế protease
- Thuốc điều trị dị ứng, cụ thể mequitazine, mizolastine,…
4. Xử lý khi dùng thiếu hoặc quá liều
Nếu bạn quên dùng một liều, hãy dùng ngay khi nhớ ra. Trong trường hợp sắp đến thời điểm dùng liều tiếp theo, nên bỏ qua và dùng liều sau theo đúng kế hoạch.
Dùng quá liều có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Do đó bạn nên chủ động đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và khắc phục. Nếu để kéo dài, các triệu chứng có thể trở nên nghiêm trọng và làm suy giảm chức năng hoạt động của các cơ quan bên trong cơ thể.
Có thể bạn quan tâm
- Thuốc điều trị ung thư Xalvobin: liều dùng và chống chỉ định
- Thuốc Asgizole điều trị các bệnh về đường tiêu hóa
Hỏi đáp cùng chuyên gia
Dạ xin chào bác sĩ, con em hiện nay 16 tháng tuổi, đôi lúc bé bệnh hoặc khóc thì có bị nôn ói. Từ khi bà nội mua thuốc Multilium chai cho bé uống thì thấy bé không có hiện tượng nôn ói nữa, nên bà muốn bé uống lâu dài. Mua thuốc về tự ý sử dụng chứ không theo toa bác sĩ. Em thì đọc trên mạng thấy không nên dùng thuốc Multilium quá 1 tuần, k biết như thế nào là đúng xin bác sĩ cho e ý kiến với ạ