Thuốc Magnesi là thuốc gì?
Thuốc Magnesi thuộc nhóm khoáng chất và vitamin. Thuốc thường được dùng trong điều trị những triệu chứng liên quan đến giảm Mg máu theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Đồng thời bổ sung lượng Mg giúp cân bằng nước điện giải và điều trị sản giật.
- Tên khác: Magnesium, Magnesium Sulfate
- Nhóm thuốc: Khoáng chất và vitamin
- Dạng bào chế: Dung dịch tiêm tĩnh mạch và thuốc bột
Thông tin về thuốc Magnesi
1. Thành phần
Thuốc Magnesi được bào chế từ hoạt chất Magnesium Sulfate và lượng thành phần tá dược vừa đủ trong dung dịch tiêm và lượng thuốc bột.
2. Công dụng
Thuốc Magnesi có công dụng kích thích giải phóng cholescystokinin – pancreozymin. Điều này giúp tích tụ chất lỏng và chất điện giải bên trong ruột non, làm tăng thể tích và tăng kích thích quá trình vận động của ruột. Bên cạnh đó, thuốc Magnesi còn có khả năng ngăn ngừa và điều trị những triệu chứng do giảm Mg máu, gồm: Co thắt cơ, run cơ, rối loạn nhịp tim, tăng phản xạ gân xương sâu… Đồng thời điều trị sản giật và bổ sung Mg trong phục hồi cân bằng nước điện giải.
Khi tiêm, thuốc có tác dụng ngăn ngừa tình trạng co giật trong nhiễm độc máu ở phụ nữ đang mang thai, giảm magnesium máu và điều trị đẻ non.
3. Chống chỉ định
Thuốc Magnesi chống chỉ định với những trường hợp sau:
- Những người quá mẫn cảm với hoạt chất Magnesium hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc
- Những người đang bị bệnh gan, bệnh thận hoặc suy giảm chức năng gan, thận
- Phụ nữ đang cho con bú.
4. Cách dùng và liều lượng
Cách dùng
Đối với thuốc bột
Người bệnh pha thuốc Magnesi cùng với lượng nước lọc vừa đủ và sử dụng ngay sau khi hòa tan thuốc. Người bệnh có thể sử dụng thuốc cùng với thức ăn hoặc không với thức ăn. Đối với những bệnh nhân thường xuyên có cảm giác nôn ói khi sử dụng thuốc, tốt nhất bạn nên sử dụng thuốc cùng với thức ăn. Bởi điều này sẽ giúp bạn tránh khỏi tình trạng uống lại thuốc khi bạn nôn ói.
Đối với dung dịch tiêm tĩnh mạch
Người bệnh tiêm truyền tĩnh mạch sau khi pha loãng thuốc Magnesi.
Liều lượng
Phụ thuộc vào độ tuổi, mức độ phát triển bệnh lý, tình trạng sức khỏe và mục đích điều trị của bệnh nhân, liều dùng thuốc Magnesi ở mỗi người không giống nhau. Do đó, người bệnh cần đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe. Đồng thời sử dụng thuốc theo chỉ định và hướng dẫn liều dùng từ bác sĩ chuyên khoa.
5. Bảo quản
Thuốc Magnesi nên được bảo quản tại những nơi khô ráo, thoáng mát, có nhiệt độ dưới 25 độ C. Bên cạnh đó người bệnh nên bảo quản thuốc trong bao bì kín, trong lọ hoặc trong hộp thuốc. Người dùng không nên lấy thuốc ra khỏi bao bì hoặc lọ khi chưa sử dụng. Ngoài ra, người bệnh nên bảo quản dung dịch tiêm tĩnh mạch Magnesi trong ngăn mát hoặc ngăn đá tủ lạnh khi có yêu cầu từ bác sĩ. Không nên để thuốc trong nhà tắm và những nơi ẩm ướt khác. Đồng thời tránh để thuốc tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, thú nuôi và tầm tay trẻ em.
Trong trường hợp thuốc Magnesi đã hết hạn sử dụng, người bệnh không nên tiếp tục sử dụng thuốc. Thay vào đó bạn cần xử lý thuốc đúng cách. Để làm được điều này, người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc Trung tâm xử lý rác thải địa phương về cách xử lý thuốc an toàn không gây ô nhiễm. Người dùng không nên tự ý xử lý thuốc qua toilet, xả thuốc qua ống dẫn nước hoặc vứt thuốc ra ngoài môi trường tự nhiên.
Những điều cần lưu ý khi dùng thuốc Magnesi
1. Khuyến cáo khi dùng
Trước khi sử dụng thuốc và trong thời gian sử dụng thuốc Magnesi, người bệnh cần thận trọng với những điều sau đây:
- Người bệnh chỉ nên sử dụng thuốc Magnesi khi có yêu cầu và hướng dẫn liều dùng từ bác sĩ chuyên khoa
- Trẻ em và người lớn tuổi nếu muốn sử dụng thuốc cần có sự theo dõi chặt chẽ từ bác sĩ
- Bệnh nhân bị bệnh gan, bệnh thận hoặc suy giảm chức năng gan, thận không nên sử dụng thuốc Magnesi. Bởi thành phần trong thuốc có khả năng khiến tình trạng sức khỏe của bạn trở nên tồi tệ hơn
- Người bệnh cần báo ngay với bác sĩ nếu bạn bị dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc. Khi đó các bác sĩ có thể cho bạn sử dụng một loại thuốc thay thế hoặc thay đổi phác đồ điều trị của bạn
- Phụ nữ đang cho con bú không nên sử dụng thuốc Magnesi. Bởi thành phần trong thuốc có khả năng bài tiết qua sữa mẹ khiến trẻ bị ngộ độc
- Trước khi sử dụng thuốc Magnesi, người bệnh cần thông báo với bác sĩ về tiền sử mắc bệnh và tình trạng sức khỏe của bạn ở hiện tại
- Người bệnh không nên lái xe hoặc vận hành máy móc trong thời gian sử dụng thuốc Magnesi. Bởi thành phần trong thuốc có thể khiến bạn buồn ngủ và chóng mặt nghiêm trọng
- Trước khi quyết định chữa bệnh với thuốc Magnesi, người bệnh cần chia sẻ với bác sĩ về những loại thuốc mà bạn đang sử dụng. Điều này sẽ giúp bạn tránh khỏi tình trạng tương tác thuốc gây nguy hiểm. Những loại thuốc bạn cần chia sẻ với bác sĩ có thể bao gồm: Thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn, thực phẩm chức năng, vitamin, dưỡng chất, canxi và các loại thảo dược
- Trong thời gian sử dụng thuốc Magnesi, nếu nhận thấy cơ thể có nhiều dấu hiệu bất thường hoặc bị dị ứng, người bệnh cần ngưng dùng thuốc và báo với bác sĩ chuyên khoa
- Người bệnh không được sử dụng thuốc Magnesi quá số liều quy định.
Ngoài ra, khi dùng dung dịch tiêm tĩnh mạch Magnesi, người bệnh cũng cần lưu ý những điều sau đây:
- Người bệnh không nên tiêm thuốc Magnesi nhiều lần ở cùng một vị trí
- Bệnh nhân không nên tiêm thuốc Magnesi vào đường đi của dây thần kinh
- Khi mở lọ thuốc Magnesi, người bệnh cần dùng ngay và lưu ý không nên để ánh sáng chiếu trực tiếp vào lọ thuốc. Bởi thành phần trong thuốc sẽ bị phân hủy nhanh khi gặp ánh sáng
- Trong thời gian tiêm thuốc Magnesi, nếu cảm thấy đau đớn hoặc có máu trào ngược vào ống tiêm, người bệnh cần rút ngay kim tiêm và tiêm vào một vị trí khác
- Trước khi tiêm thuốc Magnesi, vùng da được tiêm và điểm cắt ống tiêm phải được vệ sinh sạch sẽ bằng bông tẩm cồn.
2. Tác dụng phụ
Trong thời gian sử dụng thuốc Magnesi, người bệnh có khả năng gặp phải những tác dụng phụ sau:
- Buồn ngủ
- Chóng mặt
- Đau tại chỗ tiêm
- Có cảm giác nóng
- Giãn mạch máu.
Trong trường hợp những tác dụng phụ này thường xuyên tái phát hoặc xuất hiện kéo dài, người bệnh cần ngưng sử dụng thuốc và báo với bác sĩ chuyên khoa.
3. Tương tác thuốc
Thuốc Magnesi có khả năng tương tác với một số loại thuốc điều trị khác. Sự tương tác này làm ảnh hưởng đến hoạt động chữa bệnh của thuốc. Đồng thời làm gia tăng tỉ lệ xuất hiện nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó trước khi sử dụng thuốc, người bệnh cần chia sẻ với bác sĩ về những loại thuốc mà bạn đang sử dụng. Những loại thuốc bạn cần chia sẻ có thể bao gồm: Thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn, thực phẩm chức năng, vitamin, dưỡng chất, canxi và các loại thảo dược.
Thuốc Magnesi có khả năng tương tác mạnh mẽ với những loại thuốc chữa bệnh sau:
- Những loại thuốc thuộc nhóm cura
- Những chế phẩm có chứa phosphate và muối calcium. Đây đều là những chất có khả năng ức chế quá trình hấp thu magnesium tại ruột non
- Quinidin.
Trong trường hợp người bệnh phải sử dụng đồng thời thuốc Magnesi và Tetracycline đường uống, bạn cần sử dụng hai loại thuốc này cách nhau ít nhất 3 giờ.
4. Cách xử lý khi dùng thuốc thiếu liều hoặc quá liều
Nên làm gì khi dùng thuốc quá liều?
Trong trường hợp người bệnh sử dụng thuốc Magnesi quá liều khiến cơ thể bị sốc và gây nên nhiều phản ứng nghiêm trọng, người bệnh nên gọi đến Trung tâm y tế để được hỗ trợ. Ngoài ra bạn cũng có thể đến bệnh viện gần nhất để được xử lý kịp thời. Những cách xử lý khi dùng thuốc Magnesi quá liều có thể bao gồm: Rửa dạ dày, rửa ruột, điều trị các triệu chứng…
Những phản ứng nghiêm trọng khi sử dụng thuốc Magnesi quá liều:
- Khó thở
- Đau tức ngực
- Chóng mặt nghiêm trọng
- Tiêu chảy
- Phát ban da
- Ngứa ngáy
- Động kinh
- Co giật
- Vùng mặt, mắt, môi, lưỡi và cổ họng có dấu hiệu phù nề
- Rối loạn nhịp tim
- Ảo giác
- Cơ thể suy yếu…
Nên làm gì khi quên sử dụng một liều thuốc?
Trong trường hợp quên sử dụng một liều thuốc Magnesi, người bệnh cần nhanh chóng dùng liều đã quên ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên nếu khoảng cách giữa liều đã quên quá gần với liều kế tiếp, người bệnh cần bỏ qua liều đã quên và sử dụng liều kế tiếp đúng giờ. Người bệnh tuyệt đối không được sử dụng bù hoặc sử dụng gấp đôi số liều đã quy định.
5. Khi nào cần ngưng sử dụng thuốc?
Khi nhận thấy cơ thể có nhiều dấu hiệu bất thường, bị dị ứng hoặc xuất hiện những tác dụng phụ nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến sức khỏe, người bệnh nên ngưng sử dụng thuốc Magnesi. Đồng thời đến bệnh viện gần nhất để được kiểm tra. Ngoài ra người bệnh cũng cần ngưng dùng thuốc và tham khảo ý kiến bác sĩ khi quá trình chữa bệnh với thuốc không mang lại hiệu quả như mong đợi, bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn.
Thuốc Magnesi có khả năng điều trị sản giật, nhiễm độc máu ở phụ nữ mang thai, đẻ non và giảm magnesium máu. Bên cạnh đó thuốc còn có khả năng khắc phục những triệu chứng do giảm Mg máu gây nên. Đồng thời bổ sung Mg giúp cân bằng nước điện giải. Tuy nhiên người bệnh chỉ nên sử dụng thuốc khi có chỉ định và hướng dẫn liều dùng từ bác sĩ chuyên khoa. Bởi ngoài tác dụng chữa bệnh, thuốc còn có khả năng gây ra nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
Chính vì những điều trên, người bệnh không nên tự ý dùng thuốc, tự ý ngưng dùng thuốc hoặc thay đổi liều dùng thuốc. Điều này sẽ giúp bạn tránh được những rủi ro không mong muốn.
Có thể bạn quan tâm
- Tardyferon B9: Công dụng, cách dùng và lưu ý
- Thuốc Topbrain: Tác dụng – Liều dùng – Chống chỉ định
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!