Thuốc Imecal bổ sung canxi: Cách dùng, Liều lượng & Thận trọng khi dùng

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI BÁC SĨ DOÃN HỒNG PHƯƠNG – Khoa Vật Lý Trị LiệuGiám đốc Chuyên môn Trung tâm Đông Phương Y Pháp – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Imecal là dược phẩm của Công ty cổ phần Dược phẩm IMEXPHARM – VIỆT NAM. Thuốc được sử dụng để điều trị các vấn đề sức khỏe do thiếu hụt canxi như loãng xương sau mãn kinh, hạ canxi huyết,…

thuoc imecal co tac dung gi
Thuốc Imecal được sử dụng để điều trị các vấn đề sức khỏe do thiếu hụt canxi

  • Tên thuốc: Imecal
  • Phân nhóm: Khoáng chất và Vitamin
  • Dạng bào chế: Viên nang mềm

Những thông tin cần biết về thuốc Imecal

1. Thành phần

Thuốc Imecal có chứa thành phần Calcitriol. Thành phần này kích thích quá trình hấp thu canxi ở ruột và điều hòa sự khoáng hóa xương.

Calcitriol có khả năng kích thích tạo xương nên được sử dụng để điều trị các vấn đề do mật độ xương giảm. Bên cạnh đó thành phần này còn ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng sụn, do đó được dùng để thúc đẩy sự phát triển xương ở trẻ.

Calcitriol được hấp thu nhanh ở ruột và được chuyển hóa ở nhiều dạng khác nhau.

2. Chỉ định

Thuốc Imecal được chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Loãng xương do thận
  • Loãng xương do lọc thận mãn tính
  • Hạ canxi huyết
  • Suy cận giáp giả
  • Hạ canxi huyết do suy thận giáp vô căn
  • Điều trị chứng loãng xương sau mãn kinh
  • Thiểu năng tuyến cận giáp sau phẫu thuật
  • Phòng ngừa và điều trị còi xương do thiếu dinh dưỡng hoặc do chuyển hóa

2. Chống chỉ định

Chống chỉ định với những trường hợp sau:

  • Tăng canxi huyết
  • Ngộ độc vitamin D
  • Quá mẫn với các thành phần trong thuốc

4. Dạng bào chế – hàm lượng

  • Dạng bào chế: Viên nang mềm
  • Hàm lượng: 0.25 mcg
  • Quy cách: Hộp 1 vỉ x 10 viên; hộp 3 vỉ x 10 viên

5. Cách dùng – liều lượng

Tham khảo thông tin in trên tờ hướng dẫn đi kèm để biết cách sử dụng, liều dùng và tần suất. Nếu chưa rõ một trong những vấn đề trên, bạn cần trao đổi với nhân viên y tế để được giải đáp cụ thể.

gia thuoc imecal
Tham khảo thông tin in trên tờ hướng dẫn đi kèm để biết cách dùng, liều lượng và tần suất

Cách dùng:

  • Dùng thuốc bằng đường uống
  • Có thể uống thuốc lúc đói hoặc no

Liều dùng thông thường:

  • Khởi đầu: 0.25mcg/ lần/ ngày
  • Có thể tăng liều sau khoảng 2 – 4 tuần sử dụng

Liều dùng thông thường cho bệnh nhân lọc thận mãn tính

  • Dùng 0.5mcg/ lần/ ngày

Liều dùng thông thường khi điều trị loãng xương sau mãn kinh

  • Liều khởi đầu: Dùng 0.25 mcg/ 2 lần/ ngày
  • Kết hợp với chế độ ăn hàng ngày (bao gồm 500mg canxi)

Liều dùng thông thường khi điều trị loãng xương do thận

  • Dùng 0.25 mcg/ ngày

Liều dùng thông thường khi điều trị thiểu năng tuyến cận giáp và còi xương

  • Dùng 0.25 mcg/ ngày
  • Nên dùng buổi sáng

Liều dùng thông thường khi điều trị suy cận giáp

  • Trẻ em dưới 6 tuổi: Dùng 0.5 – 2 mcg/ ngày
  • Trẻ em từ 1 – 5 tuổi: Dùng 0.25 – 0.75 mcg/ ngày

Liều dùng trên chỉ đáp ứng cho các trường hợp phổ biến nhất. Bác sĩ có thể tăng giảm liều hoặc điều chỉnh tần suất để phù hợp với từng trường hợp.

Nếu liều dùng thông thường không đáp ứng, bạn có thể thông báo để bác sĩ xem xét lại liều dùng thuốc Imecal.

Tham khảo thêm: Thuốc Evatos có công dụng gì?

6. Bảo quản

Bảo quản thuốc Imecal ở nhiệt độ thoáng mát, tránh ẩm và ánh nắng trực tiếp. Không đặt thuốc trong tầm với của thú nuôi và trẻ.

7. Giá thành

Thuốc Imecal được bán với giá dao động từ 65 – 75.000 đồng/ hộp.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Imecal

1. Thận trọng

Bên cạnh việc dùng thuốc, bạn cần kết hợp với chế độ ăn bổ sung canxi theo hướng dẫn của bác sĩ. Cần theo dõi chặt chẽ nồng độ canxi huyết ( ít nhất 2 lần/ tuần) – nhất là với bệnh nhân từng có tiền sử tăng canxi huyết.

Nên dùng thuốc từ liều thấp nhất. Tăng liều từ từ và phải kiểm tra nồng độ canxi huyết thường xuyên. Ngoài ra, khi ngưng thuốc cũng cần phải giảm liều lượng trước khi ngưng hẳn.

gia thuoc imecal
Cần uống nhiều nước trong thời gian sử dụng thuốc Imecal

Bổ sung canxi có thể dẫn đến tình trạng mất nước. Do đó cần uống nhiều nước trong thời gian dùng thuốc Imecal. Bệnh nhân từng bị sỏi thận, sỏi bàng quang hoặc bệnh mạch vành cần thận trọng khi sử dụng thuốc.

Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú.

2. Tác dụng phụ

Thuốc Imecal có thể gây tăng canxi huyết và làm phát sinh một số tác dụng không mong muốn.

Tác dụng phụ thông thường:

  • Nhức đầu
  • Buồn nôn
  • Khô miệng
  • Mệt mỏi
  • Ngứa
  • Tăng BUN
  • Tăng men gan

Thông báo với bác sĩ khi xuất hiện các tác dụng phụ của thuốc Imecal. Không nên tự ý điều trị các dấu hiệu bất thường trong thời gian dùng thuốc.

3. Tương tác thuốc

Imecal có thể phản ứng với các loại thuốc khác. Phản ứng này làm giảm tác dụng của các loại thuốc hoặc khiến các triệu chứng nguy hiểm phát sinh. Vì vậy, bạn không nên tự ý dùng Imecal với bất cứ loại thuốc nào khác.

thuoc imecal co tac dung gi
Thận trọng khi sử dụng thuốc với các chế phẩm vitamin và canxi khác

Thận trọng khi sử dụng Imecal kết hợp với những loại thuốc sau:

  • Chế phẩm của vitamin D và canxi: Sử dụng kết hợp với Imecal có thể dẫn đến tình trạng tăng canxi huyết.
  • Cholestyramin: Loại thuốc này ảnh hưởng đến quá trình hấp thu canxi ở ruột.
  • Digitalis: Làm tăng nồng độ canxi trong máu và có thể gây loạn nhịp.
  • Phenobarbital, phenyltoin: Ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp canxi nội sinh. Đồng thời làm giảm nồng độ canxi trong huyết thanh.
  • Corticosteroid: Gây ức chế quá trình hấp canxi.
  • Thuốc lợi tiểu thiazide: Tăng nguy cơ canxi huyết ở người bệnh thiểu năng tuyến cận giáp.

4. Xử lý khi dùng quá liều

Dùng quá liều có thể dẫn đến tình trạng tăng canxi huyết, canxi niệu và phosphate huyết.

Triệu chứng ngộ độc cấp:

  • Đau đầu
  • Buồn nôn
  • Nôn mửa
  • Suy nhược
  • Ngủ gà
  • Đau xưng
  • Viêm họng
  • Đau cơ
  • Lưỡi có vị kim loại

Trong trường hợp dùng quá liều trong thời gian dài, bạn có thể bị ngộ độc mạn.

Triệu chứng ngộ độc mạn:

  • Biếng ăn
  • Khát nước
  • Tiểu đêm
  • Tiểu nhiều
  • Viêm kết mạc
  • Viêm tụy
  • Nhôm niệu
  • Cholesterol máu
  • Tăng canxi thận
  • Loạn nhịp tim
  • Tăng huyết áp
  • Sốt
  • Ngứa
  • Sợ ánh sáng
  • Giảm cân
  • Sổ mũi

Liên hệ với bác sĩ hoặc đến bệnh viện gần nhất khi nhận thấy các triệu chứng nêu trên xuất hiện.

Có thể bạn quan tâm

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *