Thuốc Humulin-r chữa bệnh gì?

Thông thường bệnh nhân bị tiểu đường hay được bác sĩ tiêm thuốc Humulin-r. Việc sử dụng thuốc chủ yếu do bác sĩ hoặc dược sĩ nhưng bạn cũng nên hiểu những thông tin cơ bản nhất về loại thuốc này. 

Thuốc Humulin-r
Bác sĩ vẫn hay dùng thuốc Humulin-r với các trường hợp bệnh nhân bị tiểu đường
  • Hoạt chất chính: Insulin
  • Dạng bào chế: Dạng thuốc tiêm
  • Phân nhóm: thuốc hormon, nội tiết tố

Thông tin về thuốc Humulin-r

Về thuốc Humulin-r, bạn nên tìm hiểu những thông tin cơ bản sau:

Thành phần của thuốc

Trong thành phần của thuốc có chứa hoạt chất Insulin Human. Đây là hoạt chất được sản xuất trên E.Coli K12 bằng phương pháp tái tổ hợp DNA. Ngoài ra còn rất nhiều tá dược khác.

Tác dụng của thuốc

Dùng để duy trì hằng định nội mô glucose cho bệnh nhân bị tiểu đường.

Dược lực và cơ chế hoạt động

Thuốc cung cấp insulin để làm giảm glucose trong máu do gắn kết với tế bào mỡ và tế bào cơ. Đồng thời có khả năng ức chế sản xuất glucose từ gan.

Hoạt chất của thuốc được hấp thụ qua tiêm dưới da trong vòng khoảng từ nửa giờ đến 3 giờ. Sau đó sẽ chuyển hóa qua gan và thải trừ ra bên ngoài theo đường nước tiểu.

Chống chỉ định

Không sử dụng cho bệnh nhân bị mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc. Đồng thời không sử dụng cho các trường hợp có tiền sử bị hạ đường huyết

Cách sử dụng thuốc và liều dùng

Thuốc được dùng để tiêm vào các vị trí như bụng, mông, cánh tay, bắp đùi. Lưu ý không tiêm vào đường tĩnh mạch.

Liều lượng của thuốc tùy thuộc vào tình trạng bệnh cũng như từng đối tượng mà bác sĩ sẽ điều chỉnh liều lượng cho thật sự phù hợp.

Bảo quản thuốc

Thuốc thường được bảo quản lạnh. Khi nào sử dụng mới lấy ra dùng. Chú ý hạn sử dụng trước khi dùng thuốc để tiêm cho bệnh nhân

Những lưu ý khi sử dụng thuốc Humulin-r

Để hạn chế nguy cơ gặp phải tác dụng phụ trong quá trình sử dụng thuốc. Người bệnh cần lưu ý một và điều như sau:

Khuyến cáo khi dùng

  • Thông báo với bác sĩ nếu bạn dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc. Cũng cần thông báo nếu trước đây đã từng có tiền sử dị ứng thuốc.
  • Khi có bất cứ vấn đề nào về sức khỏe cũng cần cho bác sĩ biết, kể cả khi mang thai hoặc đang cho con bú.
  • Thông báo đầy đủ về loại thuốc mà bạn đang sử dụng, bao gồm thảo dược, thuốc không kê toa, thuốc đông y hay thực phẩm chức năng.

Tác dụng phụ của thuốc

Thông thường tác dụng phụ hay gặp khi sử dụng thuốc là hạ đường huyết. Với các triệu chứng cụ thể như đổ mồ hôi, da tái, mắt mờ đi, nhức đầu, buồn nôn và tim đập mạnh. Nguy hiểm hơn bệnh nhân có thể bị bất tỉnh và tử vong. Chính vì vậy khi có bất cứ phản ứng bất thường nào cũng không được chủ quan mà cần phải đến gặp bác sĩ ngay để có phương án can thiệp kịp thời.

Tương tác thuốc

Thuốc có thể bị thay đổi hoạt động khi bệnh nhân sử dụng một số loại thuốc khác. Chẳng hạn như ritodrine, salbutamol, terbutaline,salicylate, octreotide, lanreotide… Không những vậy còn làm thay đổi hoạt động của một số loại thuốc khác. Chính vì vậy nên nói rõ với bác sĩ nếu bạn đang sử dụng bất cứ loại thuốc nào. Ngay cả khi đó là thuốc không kê toa, thực phẩm chức năng, thuốc đông y, thảo dược…

Bệnh nhân không được sử dụng rượu, bia thuốc lá và các chất kích thích… Vì hoạt chất của chúng có thể làm thay đổi hoạt động của thuốc. Cần phải ngưng dùng ít nhất là 3 ngày trước và sau khi sử dụng thuốc.

Nên ngưng sử dụng thuốc khi nào?

Người bệnh nên ngưng dùng thuốc đối với các trường hợp sau:

  • Có các phản ứng bất thường trong quá trình sử dụng thuốc
  • Không có hiệu quả sau một thời gian sử dụng thuốc
  • Bác sĩ đổi sang loại thuốc phù hợp hơn.

Hy vọng những thông tin về thuốc Humulin-r sẽ giúp bạn có thêm thông tin cơ bản về loại thuốc này. Ngoài ra còn rất nhiều thắc mắc khác mà người bệnh có thể gặp phải trong quá trình sử dụng thuốc. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có những thông tin chuẩn xác nhất.

Tiểu đường thai kỳ có được ăn khoai lang không? Tại sao?

Tiểu đường thai kỳ có được ăn khoai lang không? Tại sao?

Tiểu đường thai kỳ có được ăn khoai lang không? Câu hỏi này đang được nhiều mẹ bầu quan tâm....

Bonidiabet hỗ trợ trị tiểu đường và thông tin cần biết

Bệnh tiểu đường là một trong những căn bệnh có khả năng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm liên...

Tiểu đường thai kỳ có uống được nước dừa không?

Tiểu đường thai kỳ có uống được nước dừa không?

Liệu tiểu đường thai kỳ có uống được nước dừa? Đây là một trong số các thắc mắc mà mẹ...

Kháng insulin là gì? Cơ chế, dấu hiệu, cách điều trị

Kháng insulin là một thuật ngữ chỉ những rối loạn lâm sàng, cụ thể béo phì, bệnh tiểu đường type...

Chế độ ăn cho người tiểu đường thai kỳ sau khi sinh

Chế độ ăn cho người tiểu đường thai kỳ sau khi sinh luôn được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.