Thuốc điều trị trào ngược dạ dày Gaviscon dual action

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Gaviscon dual action dùng để điều trị các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản, gồm có 2 dạng: dung dịch và viên nén. Tuy được bày bán rộng rãi trên thị trường nhưng không nhiều người nắm rõ được những thông tin cần thiết về loại thuốc này.

thông tin về thuốc Gaviscon dual action
Gaviscon dual action được nhiều người biết đến về khả năng trị chứng trào ngược acid dạ dày.
  • Tên biệt dược: Gaviscon (gốc R).
  • Tên hoạt chất: Gaviscon.
  • Phân nhóm: Thuốc kháng acid, thuốc chống trào ngược và chống loét.

Trung tâm Thuốc dân tộc là địa chỉ khám chữa bệnh nổi tiếng nhất hiện nay trong lĩnh vực YHCT. Trung tâm đã cứu giúp hàng ngàn người bệnh thoát khỏi nỗi ám ảnh, đau đớn do bệnh dạ dày. Trong đó bao gồm cả nghệ sĩ nổi tiếng như NSND Trần Nhượng, NS Chiến Thắng, NS Thu Hà…

I. Gaviscon dual action – những điều bạn cần biết

Một số thông tin chi tiết về thuốc Gaviscon dual action như thành phần, chỉ định, cách dùng v.v…sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc sử dụng thuốc.

1. Dạng bào chế

Hiện tại, thuốc Gaviscon dual action có những dạng và hàm lượng như sau:

  • Gaviscon gói hỗn dịch, hàm lượng 10ml và 150ml.
  • Gaviscon dạng viên nén.

2. Thành phần

Dưới đây các thành phần và định lượng của mỗi thành phần trong sản phẩm Gaviscon dạng hỗn dịch, dạng viên nén được giới thiệu bởi nhà sản xuất.

Thành phần của Gaviscon dạng hỗn dịch (10ml):

  • Natri alginate………………………………..500mg.
  • Natri bicarbonate…………………………..213mg.
  • Canxi carbonate……………………………325mg.
  • Tá dược……………………………………….Methyl parahydroxybenzoate (E218), Propyl parahydroxybenzoate (E216), Natri hydroxit…

Thành phần của Gaviscon dạng viên nén:

  • Natri alginate…………………………………250mg.
  • Natri bicarbonate……………………………106,5mg.
  • Canxi cacbonat……………………………..187,5mg.
  • Tá dược……………………………………….Aspartame (E951), Xylitol DC, Copovidone, Acesulfame K, Magiê Stearate…

3. Chỉ định

Thuốc Gaviscon dual action nói chung dùng để điều trị các triệu chứng do trào ngược acid, pepsin, mật vào thực quản gây ra như: Ợ nóng, khó tiêu sau bữa ăn hoặc trong giai đoạn mang thai. Đồng thời kiểm soát tình trạng sức khỏe cho những bệnh nhân có các biểu hiện liên quan đến bệnh viêm thực quản (do trào ngược).

4. Chống chỉ định

Gaviscon chống chỉ định cho người có phản ứng mẫn cảm với bất cứ hoạt chất và thành phần nào của thuốc.

5. Liều dùng – cách dùng

Gaviscon dual action dạng hỗn dịch có thể được dùng bằng cách uống trực tiếp mà không cần dùng nước. Ngược lại, thuốc dạng viên nén cần được uống với nhiều nước hoặc có thể nghiền, nhai nát viên thuốc trước khi nuốt.

Đối với Gaviscon dual action dạng hỗn dịch, liều dùng như sau:

  • Người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên: Mỗi ngày dùng 1-2 gói sau bữa ăn (chính) và trước khi đi ngủ. Một bệnh nhân được dùng tối đa 4 lần thuốc/ngày.
  • Trẻ em dưới 12 tuổi: Chỉ dùng khi được sự chỉ định của bác sĩ.

Đối với Gaviscon dual action dạng viên nén, liều dùng như sau:

  • Người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên: Uống 2-4 viên sau bữa ăn (chính) và trước khi đi ngủ, tối đa uống 4 lần/ngày.
  • Trẻ em dưới 12 tuổi: Liều lượng tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.

Liều dùng còn tùy thuộc nhiều vào thể trạng, cân nặng, tình trạng bệnh và mục đích điều trị. Vì vậy, liều lượng Gaviscon dual action của riêng bạn sẽ rất có thể không giống với những bệnh nhân khác.

công dụng và liều dùng Gaviscon dual action
Thuốc giảm acid Gaviscon dual action có 2 dạng: hỗn dịch và viên nén.

II. Gaviscon dual action – những điều bạn cần lưu ý

Hiểu rõ về những lưu ý trước khi sử dụng thuốc sẽ giúp bạn tránh được các rủi ro cũng như các tác dụng phụ không mong muốn có thể xảy ra.

1. Thận trọng

Mỗi liều 10ml Gaviscon dual action có hàm lượng Natri khoảng 127mg (110.75g đối với 2 viên nén), đồng nghĩa với việc người bệnh cần thực hiện chế độ ăn kiêng hạn chế muối. Dư thừa Natri sẽ dẫn đến một số trường hợp suy tim và suy thận.

Bên cạnh Natri, mỗi gói hỗn dịch Gaviscon cũng có chứa 130mg Canxi (150mg đối với 2 viên nén), vì vậy cần hết sức thận trọng trong việc dùng thuốc này để điều trị cho các bệnh nhân bị tăng Calci máu, ung thư thận, sỏi thận.

Đối với trẻ em dưới 12 tuổi, chỉ sử dụng thuốc khi có sự cho phép của bác sĩ. Tuy nhiên, đối tượng này cũng không được khuyến khích dùng Gaviscon.

Trong trường hợp các triệu chứng cần được điều trị vẫn không có sự giảm trong 7 ngày đều đặn dùng thuốc, người bệnh cần thông báo ngay với bác sĩ để được lựa chọn phương pháp thay thế.

Cũng như các dược phẩm có công dụng kháng acid khác, Gaviscon dual action sẽ có thể che dấu đi một số triệu chứng bệnh lý nghiêm trọng khác.

Sản phẩm hỗn dịch Gaviscon có chứa Methyl parahydroxybenzoate (E218) và Propyl parahydroxybenzoate (E216) có thể gây ra phản ứng dị ứng. Không sử dụng Gaviscon dạng viên nén cho bệnh nhân bị giảm Phosphat trong máu. Ngoài ra, thuốc dạng này còn có khả năng làm giảm hiệu quả ở những bệnh nhân có nồng độ acid dạ dày rất thấp.

2. Tác dụng phụ

Gaviscon dual action nói chung có thể sẽ gây ra một số các tác dụng phụ không mong muốn, với mức độ nặng nhẹ tùy thuộc vào cơ địa và mục đích sử dụng thuốc của người bệnh.

Theo đó, Gaviscon ở cả 2 dạng hỗn dịch và viên nén, các tác dụng phụ có sự liên quan đến Natri alginate, Natri bicarbonate và Canxi cacbonat và được phân thành các cấp độ: rất phổ biến – chung – không phổ biến – hiếm – rất hiếm. Cụ thể như sau:

  • Rối loạn hệ thống miễn dịch: Phản ứng sốc phản vệ, nổi mề đay.
  • Chuyển hóa và rối loạn dinh dưỡng: Nhiễm kiềm, tăng acid máu.
  • Rối loạn hô hấp, lồng ngực: Co thắt phế quản bất thường.
  • Rối loạn tiêu hóa: Táo bón, đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn.
  • Rối loạn da và mô dưới da: Phát ban ngứa.

Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng có thể gặp phải một số phản ứng phụ khác chưa được liệt kê ở trên. Để tránh cho các tác dụng phụ trở nên nghiêm trọng, bạn cần liên hệ với bác sĩ ngay khi phát hiện ra chúng.

tác dụng phụ của thuốc Gaviscon
Sử dụng Gaviscon dual action lâu ngày có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.

3. Tương tác thuốc

Thuốc Gaviscon dual action có thể khiến cho hoạt động của một số thuốc bị ảnh hưởng, vì vậy cần khoảng thời gian ít nhất là 2h đồng hồ nếu như bạn muốn sử dụng cùng lúc với nhiều loại thuốc khác nhau. Đặc biệt, các tên thuốc sau đây sẽ có tương tác khá phức tạp với Gaviscon và vì vậy bạn không nên sử dụng chúng trong quá trình điều trị với Gaviscon:

  • Thuốc chống dị ứng H2.
  • Tetracycline.
  • Digoxine.
  • Fluoroquinolones.
  • Muối sắt.
  • Hormone tuyến giáp.
  • Ketoconazole.
  • Một số loại thuốc an thần.
  • Thyroxine.
  • Penicilamine.
  • Glucocorticoid.
  • Chloroquine.
  • Diphosphonates.
  • Estramustine

Ngoài ra, một số tình trạng sức khỏe của bệnh nhân sẽ có thể xảy ra tương tác với thuốc Gaviscon như: Tăng Canxi huyết, nhiễm Canxi thận, sỏi thận tái phát, bệnh niệu.

4. Xử lí khi dùng quá/thiếu liều

Nếu dùng thiếu một liều, bạn nên dùng ngay khi nhớ ra điều đó. Nhưng trong trường hợp thời điểm đó đã gần với liều tiếp theo, bạn có thể bỏ qua và dùng liều theo đúng kế hoạch. Lưu ý, không sử dụng gấp đôi lượng thuốc lên để bù liều vì sẽ bị sốc thuốc.

5. Bảo quản thuốc

Để thuốc Gaviscon ở cả 2 dạng giữ được thành phần và hoạt động tốt nhất, bạn cần bảo quản chúng ở điều kiện như sau:

  • Tránh ánh sáng mặt trời (chiếu trực tiếp) và tránh độ ẩm cao.
  • Nhiệt độ thích hợp để bảo quản thuốc là từ 30-32 độ C.
  • Không đặt thuốc trong ngăn đá tủ lạnh hoặc trong phòng tắm.
  • Giữ thuốc xa tầm tay trẻ em và vật nuôi.
  • Không vứt thuốc đã hết hạn vào đường ống dẫn nước trừ trường hợp bạn được bác sĩ yêu cầu.

Gaviscon dual action sẽ chỉ phát huy công dụng khi được sử dụng đúng và đủ liều, hy vọng những thông tin mang tính tham khảo ở trên đã giúp bạn hiểu hơn về loại biệt dược này. Mọi thông tin chi tiết vui lòng hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa Tiêu hóa.

Click xem thêm

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.