Thuốc Fexogold có công dụng gì? Những điều cần lưu ý khi sử dụng
Thuốc Fexogold có khả năng ức chế enzyme chuyển hóa purin thành axit uric (enzyme xanthine oxidase). Thuốc được sử dụng để điều trị chứng tăng axit uric ở bệnh nhân gout.
- Tên thuốc: Fexogold
- Phân nhóm: Thuốc điều gout và các bệnh xương khớp
- Dạng bào chế: Viên nén
Những thông tin cần biết về thuốc Fexogold
1. Thành phần
Thuốc Fexogold có chứa hoạt chất Febuxostat. Thành phần này có khả năng ức chế enzyme chuyển hóa purin thành axit uric (enzyme xanthine oxidase) nhằm làm giảm nồng độ axit uric trong máu.
2. Chỉ định
Thuốc Fexogold được sử dụng để làm giảm axit uric ở bệnh nhân gout.
Tuy nhiên thuốc không được sử dụng cho bệnh nhân tăng axit uric nhưng chưa phát sinh triệu chứng lâm sàng.
3. Chống chỉ định
Chống chỉ định Fexogold với các đối tượng sau:
- Bệnh nhân quá mẫn với bất cứ thành phần trong thuốc
- Đang điều trị bằng Mercaptopurine hoặc Azathioprine
Nên thông báo với bác sĩ nếu bạn chuẩn bị thực hiện phẫu thuật hoặc đang điều trị dị ứng / bệnh lý khác. Hoạt động của thuốc Fexogold có thể tác động xấu đến một số vấn đề sức khỏe. Do đó bác sĩ sẽ cân nhắc kĩ trước khi chỉ định thuốc cho các đối tượng này.
4. Dạng bào chế – hàm lượng
Thuốc Fexogold có các dạng bào chế và hàm lượng sau:
- Dạng bào chế: Viên nén
- Hàm lượng: 40mg, 80mg
- Quy cách: Hộp 1 vỉ x 10 viên
5. Cách dùng – liều lượng
Trao đổi với dược sĩ hoặc xem thông tin in trên tờ hướng dẫn đi kèm để biết cách sử dụng và liều dùng của thuốc.
Cách sử dụng:
- Dùng thuốc trực tiếp bằng đường uống
- Nên uống với nước lọc
Thuốc Fexogold không bị ảnh hưởng bởi thức ăn hay các loại thuốc kháng axit. Do đó bạn nên sử dụng trong bữa ăn để tránh kích thích niêm mạc dạ dày.
Liều dùng:
Liều dùng thông thường khi điều trị tăng axit uric trong máu ở bệnh nhân gout
- Dùng 40 – 80mg/ ngày
- Điều chỉnh liều tùy theo lượng axit uric trong huyết thanh
Liều dùng thông thường khi dự phòng triệu chứng gout bùng phát
- Điều trị kết hợp với NSAID hoặc Colchicine
Cần điều chỉnh liều ở bệnh nhân suy thận nhẹ đến trung bình. Tuy nhiên không cần điều chỉnh liều ở bệnh nhân suy gan từ nhẹ đến trung bình.
Độ an toàn của thuốc chưa được nghiên cứu ở trẻ em từ 0 – 17 tuổi. Do đó không tự ý sử dụng thuốc đối tượng này.
6. Bảo quản
Bảo quản thuốc ở nơi có nhiệt độ vừa phải (dưới 30 độ C), tránh ánh nắng mặt trời và nơi có độ ẩm không khí cao (trên 80%).
Sử dụng thuốc quá hạn hoặc hư hại có thể làm giảm tác dụng điều trị hoặc gây ra những phản ứng nghiêm trọng trong cơ thể. Vì vậy nếu nhận thấy thuốc ở những trường hợp này, bạn không nên tiếp tục sử dụng.
7. Giá thành
Thuốc Fexogold được bán với giá dao động từ 160 – 180.000 đồng/ hộp. Giá bán thực tế sẽ có chênh lệch so với giá niêm yết được nhà sản xuất cung cấp.
Tham khảo thêm: Thuốc Glasxine 50 mg trị bệnh xương khớp
Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Fexogold
1. Thận trọng
Bệnh nhân từng có tiền sử đau tim, cấy ghép nội tạng, suy tim, ung thư,… nên thông báo với bác sĩ trước khi dùng thuốc. Những đối tượng này có nguy cơ cao khi sử dụng Fexogold, do đó cần theo dõi biến chứng và chức năng của một số cơ quan có liên quan.
Ở một số trường hợp, nồng độ axit uric cao có thể do ung thư hoặc hội chứng Lesch-Nyhan. Ở những đối tượng này, enzyme xanthine oxisade bị ức chế sẽ tích tụ tại đường tiết niệu và hình thành sỏi.
Các nghiên cứu về tác hại của thuốc đối với phụ nữ mang thai và cho con bú còn hạn chế. Vì vậy độ an toàn của thuốc chưa được thiết lập ở các đối tượng này. Nhằm hạn chế rủi ro khi điều trị, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ nếu có ý định dùng thuốc.
2. Tác dụng phụ
Thuốc Fexogold có thể gây các một số tác dụng phụ có mức độ từ nhẹ đến nặng.
Tác dụng phụ ít nghiêm trọng:
- Phát ban da
- Tức ngực
- Nói chậm hoặc khó khăn khi nói
- Khó thở
- Đau khớp
- Buồn nôn
- Ngất
- Chóng mặt
- Tê tay chân
Tác dụng phụ nghiêm trọng:
- Tăng men gan
- Gây tổn thương gan
Thuốc Fexogold cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ khác. Nếu gặp phải các triệu chứng nêu trên, bạn phải thông báo với bác sĩ trong thời gian sớm nhất. Chủ quan với các biểu hiện bất thường có thể khiến sức khỏe bị tổn hại, thậm chí đe dọa đến tính mạng.
3. Tương tác thuốc
Fexogold có thể tương tác với một số thực phẩm chức năng, thảo dược, vitamin hoặc các loại thuốc điều trị khác. Phản ứng tương tác gây ra nhiều rủi ro và triệu chứng tiềm ẩn. Vì vậy nên chủ động trình bày danh sách những loại thuốc bạn đang sử dụng để bác sĩ cân nhắc về các phản ứng có thể xảy ra.
Không tự ý sử dụng Fexogold với các loại thuốc sau:
- Azathioprine
- Mercilaurine
- Theophylline: Fexogold làm tăng mức độ chuyển hóa của loại thuốc này.
- Các chất chuyển hóa bởi enzyme xanthine oxidase: Febuxostat gây ức chế enzyme xanthine oxidase. Do đó nếu sử dụng cùng với các chất chuyển hóa bởi enzyme xanthine oxidase có thể tăng nồng độ thuốc trong huyết tương và gây ra tình trạng ngộ độc.
Fexogold không bị ảnh hưởng bởi thức ăn. Do đó bạn cần duy trì chế độ dinh dưỡng bình thường – trừ khi có yêu cầu từ bác sĩ.
Có thể bạn quan tâm
- Thuốc Agilecox có tác dụng gì?
- Thuốc Najatox trị viêm khớp
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!