Enterpass: Thuốc điều trị triệu chứng đầy hơi, trướng bụng, ăn khó tiêu

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Thuốc Enterpass dùng để điều trị các bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa như khó tiêu, đầy hơi, cảm giác bụng căng trướng, ăn không miệng,…

Thuốc Enterpass trị bệnh gì?
Thuốc Enterpass là một trong những loại thuốc thuốc nhóm đường tiêu hóa.

  • Tên thuốc: Enterpass
  • Thành phần hoạt chất: Alpha amylase 100mg, papain 100mg, simethicon 30mg
  • Phân nhóm: Thuốc trợ đường tiêu hóa
  • Dạng bào chế của thuốc: Viên nang mềm

I. Thuốc Enterpass có tác dụng gì?

Enterpass là thuốc thuộc nhóm thuốc đường tiêu hóa thường được sử dụng với mục đích ngăn ngừa và làm giảm các triệu chứng sau:

  • Đầy hơi
  • Ăn không ngon miệng
  • Có cảm giác căng trướng ở bụng
  • Khó tiêu
  • Hấp thu kém do ảnh hưởng của một số bệnh lý đường tiêu hóa hoặc do sự lên men.

Ngoài ra, thuốc Enterpass chống chỉ định với một số trường hợp sau:

  • Bệnh nhân quá mẫn cảm với thuốc hoặc các thành chứa trong thuốc
  • Người bị bệnh viêm tụy cấp hoặc tình trạng nặng của các bệnh tụy tạng mạn tính
  • Người bị tăng cảm giác với các loại enzyme

II. Thuốc Enterpass được sử dụng như thế nào?

Trước khi sử dụng thuốc Enterpass, bệnh nhân nên đọc kỹ thông tin ghi trên tờ hướng dẫn sử dụng. Ngoài ra, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ và dược sĩ về thời gian và liều dùng phù hợp với tình trạng bệnh. Không nên tự ý dùng hoặc ngưng thuốc nếu không có sự cho phép của bác sĩ. Đồng thời, người bệnh cũng không nên uống thuốc nhiều hơn hoặc ít hơn so với liều chỉ định.

Để thuốc ổn định trong cơ thể giúp phát huy tác dụng điều trị cao, bệnh nhân nên sử dụng Enterpass trong một khung giờ nhất định mỗi ngày. Tốt nhất nên cài báo thức hẹn giờ hoặc nhờ người thân nhắc nhở để tránh trường hợp bỏ lỡ liều. Ngoài ra, trong quá trình uống Enterpass, để thuốc không gây ảnh hưởng đến dạ dày bệnh nhân nên uống thuốc sau mỗi bữa ăn. Tuyệt đối không nên sử dụng thuốc đã hết hạn sử dụng hoặc chuyển màu.

Tham khảo thêm: Thuốc Pantogut là thuốc gì?

III. Liều dùng dành cho người lớn và trẻ em

Liều dùng thuốc Enterpass dành cho người lớn và trẻ em như sau:

  • Liều dùng thông thường dành cho trẻ em trên 12 tuổi và người lớn: Mỗi lần uống 1 viên và uống 2 – 3 lần trong ngày.
  • Liều dùng thông thường dành cho trẻ em dưới 12 tuổi: Cho trẻ dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Thuốc dạ dày Enterpass
Thuốc Enterpass uống lúc nào? Người bệnh nên uống thuốc sau mỗi bữa ăn.

IV. Trước khi sử dụng thuốc bạn nên lưu ý những điều gì?

Cho đến hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu nào công bố dùng thuốc Enterpass điều trị triệu chứng đầy hơi, chướng bụng, buồn nôn,… ở mẹ bầu có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi. Bên cạnh đó, cũng chưa có nghiên cứu nào chỉ ra thuốc Enterpass có tác động xấu đến phụ nữ đang cho con bú.

Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé, bà bầu chỉ nên sử dụng thuốc khi thật sự cần thiết hoặc khi lợi ích mà thuốc mang lại cao hơn nguy cơ có thể xảy ra. Ngoài ra, người cao tuổi nên thận trọng khi sử dụng Enterpass. Bởi độ nhạy cảm với thuốc hoặc thành phần chứa trong thuốc ở những đối tượng này có thể lớn hơn so với người bình thường.

V. Thuốc Enterpass có gây tác dụng phụ gì không?

Tác dụng phụ mà thuốc Enterpass mang lại thường có liên quan đến hệ tiêu hóa. Do thành phần thuốc có chứa papain nên có thể gây tiêu chảy. Bên cạnh đó, các bác sĩ chuyên khoa cũng khuyên bệnh nhân nên đến ngay bệnh viện thăm khám nếu thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường sau khi sử dụng thuốc Enterpass. Bởi theo họ tác dụng phụ ở mỗi cơ thể người bệnh thường không giống nhau.

VI. Thuốc Enterpass tương tác với những loại thuốc nào?

Thuốc Enterpass có thể tương tác với một số loại thuốc khác làm giảm khả năng hoạt động của thuốc đồng thời làm tăng tác dụng phụ. Vì vậy, để tránh tình trạng tương tác thuốc, người bệnh nên viết ra một danh sách thuốc đang sử dụng đưa cho bác sĩ bao gồm:

  • Thuốc không kê toa
  • Kê toa
  • Thực phẩm chức năng
  • Thảo dược tự nhiên
  • Vitamin
  • Thuốc dinh dưỡng

Tốt nhất để đảm bảo an toàn, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Ngoài ra, thuốc Enterpass có thể tương tác với một số loại thức ăn và nước uống. Do đó, người bệnh không nên sử dụng thuốc Enterpass chung với rượu.

VII. Thuốc Enterpass được bảo quản như thế nào?

Mỗi loại thuốc đều có một phương pháp bảo quản khác nhau. Chính vì vậy, người bệnh nên đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì để bảo quản thuốc đúng cách. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể tham khảo ý kiến từ bác sĩ hoặc dược sĩ.

Tốt nhất người bệnh nên bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng tránh ánh sáng và không khí ẩm. Không nên bảo quản thuốc trong ngăn đá hoặc phòng tắm. Bên cạnh đó, bệnh nhân nên để thuốc Enterpass tránh xa tầm tay trẻ em.

Nếu không có yêu cầu của bác sĩ, người bệnh không nên tự ý vứt thuốc vào bồn cầu hoặc đường ống dẫn nước. Bệnh nhân nên bỏ thuốc đã quá hạn hoặc không thể sử dụng vào đúng nơi quy định. Có thể tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

VIII. Thuốc Enterpass bán với giá bao nhiêu và bán ở đâu?

Người bệnh có thể tìm thấy thuốc Enterpass tại các tiệm thuốc Tây tư nhân, nhà thuốc bệnh viện hoặc ngay tại các nhà thuốc đạt chuẩn GPP. Giá bán thuốc Enterpass ở mỗi nhà thuốc thường không giống nhau. Do đó, để biết chính xác mức giá bán lẻ bệnh nhân nên trực tiếp đến hiệu thuốc gần nhà để tham khảo.

Trên đây là tất cả những thông tin về thuốc Enterpass được chúng tôi tổng hợp. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về thuốc. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về thành phần, công dụng cũng như cách dùng Enterpass, bạn nên liên hệ trực tiếp bác sĩ hoặc dược sĩ để được tư vấn cụ thể.

Có thể bạn quan tâm

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *