Thuốc Cindem có tác dụng gì?
Cindem là viên đặt phụ khoa có chứa hoạt chất Metronidazole. Thuốc được sử dụng để điều trị viêm âm đạo do nấm Candida hoặc do Trichomonas vaginalis, Mycoplasma hominis, Gardnerella vaginalis,…
- Tên thuốc: Cindem
- Phân nhóm: Thuốc phụ khoa
- Dạng bào chế: Viên nén đặt âm đạo
Những thông tin cần biết về thuốc Cindem
1. Thành phần
Thuốc có chứa hoạt chất Metronidazole. Thành phần này có tác dụng đối với các vi khuẩn gây nhiễm trùng thường gặp như Trichomanas vaginalis, Clostridium, Bacteroid, Giardia,…
Metronidazole làm mất cấu trúc xoắn của AND nhằm tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh.
2. Chỉ định
Thuốc Cindem được chỉ định trong các trường hợp sau:
- Nấm Candida âm đạo
- Viêm âm đạo do Trichomonas vaginalis, Mycoplasma hominis, Gardnerella vaginalis,…
- Viêm âm đạo do nhiều nguyên nhân
Thuốc Cindem có thể được sử dụng trong các trường hợp không được đề cập trên bao bì hay trong nội dung bài viết.
3. Chống chỉ định
Chống chỉ định Cindem với những đối tượng sau:
- Bệnh nhân quá mẫn và dị ứng với các thành phần trong thuốc
- Từng có tiền sử mẫn cảm với dẫn xuất của nhóm kháng sinh nitro-5 imidazol
- Phụ nữ cho con bú
Tham khảo thêm: Thuốc Chlorquinaldol có tác dụng gì?
4. Dạng bào chế – hàm lượng
- Dạng bào chế: Viên nén
- Hàm lượng: 500mg
5. Cách dùng – liều lượng
Làm sạch tay và vùng kín trước khi sử dụng thuốc. Sau đó đặt thuốc vào sâu trong âm đạo. Nên nằm yên trong vài phút sau khi dùng thuốc.
Nếu bạn gặp khó khăn khi đẩy thuốc vào âm đạo, nên làm ướt viên thuốc với nước trước khi đặt. Thuốc Cindem được khuyến khích sử dụng vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ.
Liều dùng thông thường:
- Dùng 1 viên/ lần/ ngày
- Thời gian điều trị: 10 ngày
Liều dùng trên chỉ đáp ứng cho tình trạng viêm âm đạo từ nhẹ đến trung bình. Trong trường hợp viêm âm đạo nghiêm trọng hoặc đi kèm với các triệu chứng khác (ngứa rát, xuất huyết âm đạo,…), bạn nên liên hệ trực tiếp với bác sĩ để được cung cấp thông tin về liều dùng tương ứng.
Điều trị cho cả bạn tình (ngay cả khi không có triệu chứng lâm sàng) trong trường hợp viêm âm đạo do nhiễm Trichomonas.
6. Bảo quản
Bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng (dao động từ 15 – 30 độ C), tránh đặt thuốc ở nhiệt độ cao, nơi có nhiều độ ẩm và ánh nắng trực tiếp.
Liên hệ với dược sĩ để được hướng dẫn cách khắc phục nếu bạn nhận thấy thuốc quá hạn hoặc bị hư hại. Không tùy tiện vứt thuốc vào nguồn nước hay môi trường tự nhiên.
7. Giá thành
Thuốc Cindem được bán với giá 5.000 đồng/ viên. Giá bán trên thị trường có thể chênh lệch so với giá bán niêm yết từ nhà sản xuất.
Tham khảo thêm: Viên đặt âm đạo Polisnale: Thông tin về cách dùng và khuyến cáo
Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Cindem
1. Thận trọng
Thận trọng khi chỉ định thuốc Cindem cho bệnh nhân suy gan nặng. Theo dõi biến chứng và chức năng gan thường xuyên trong thời gian sử dụng.
Bệnh nhân gặp các vấn đề về thần kinh (động kinh,…) hoặc có tiền sử giảm bạch cầu nên trao đổi với bác sĩ về lợi ích và nguy cơ trước khi dùng thuốc.
Sử dụng đồ uống có cồn và chất kích thích có thể làm tăng nguy cơ gặp tác dụng phụ trong thời gian điều trị bằng Cindem. Vì vậy bạn nên kiêng cử rượu bia, chất kích thích để đảm bảo tác dụng điều trị.
Phụ nữ đang mang thai có thể gặp phải những rủi ro khi sử dụng thuốc Cindem. Do đó nên thông báo với bác sĩ tình trạng mang thai để được cân nhắc việc dùng thuốc.
Nếu xuất hiện kinh nguyệt trong thời gian dùng thuốc, bạn không nên tự ý ngưng sử dụng vì có thể ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị. Trong trường hợp này, nên thông báo với bác sĩ để được hướng dẫn cách xử lý.
2. Tác dụng phụ
Thuốc Cindem có thể gây ra một số phản ứng không mong muốn. Hầu hết các tác dụng phụ đều có mức độ nhẹ đến trung bình và có xu hướng thuyên giảm sau một thời gian.
Tác dụng phụ thông thường:
- Viêm âm đạo và cổ tử cung do nấm (ngoại trừ nấm Candida)
- Nóng rát nhẹ
- Ngứa
Tác dụng phụ hiếm gặp:
- Đau bụng
- Co thắt bụng
- Tiểu nhiều
- Nóng rát khi đi tiểu
- Viêm mép âm hộ
Thông báo với bác sĩ khi tác dụng phụ phát sinh để được khắc phục kịp thời.
Có thể bạn quan tâm: Thuốc Neostyl chữa bệnh gì?
3. Tương tác thuốc
Cindem có thể ảnh hưởng đến mức độ hấp thu của một số loại thuốc. Hiện tượng này làm tăng/ giảm tác dụng điều trị và dẫn đến những tình huống không mong muốn.
Vì vậy trước khi kết hợp Cindem với bất cứ loại thuốc nào, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để đề phòng tương tác có thể xảy ra.
Cindem có thể tương tác với một số loại thuốc sau:
- Thuốc chống đông máu nhóm coumarin
- Lithium
- Cimetidin
- Disulfiram
- Phenobarbital
- Phenyltoin
4. Xử lý khi dùng thiếu hoặc quá liều
Sử dụng thuốc Cindem thiếu liều có thể ảnh hưởng đến kết quả điều trị và làm giảm mức độ nhạy cảm của vi khuẩn, ký sinh trùng. Vì vậy bạn nên sử dụng thuốc đều đặn để thuốc phát huy tác dụng tối đa.
Nếu quên dùng một liều thuốc, bạn nên xem xét khoảng cách giữa thời điểm đó đến liều dùng kế tiếp. Trong trường hợp khoảng cách trên 4 giờ đồng hồ, bạn có thể bổ sung liều dùng đã quên. Tuy nhiên nếu ít hơn 4 giờ, bạn nên bỏ qua và dùng liều tiếp theo vào đúng thời gian được chỉ định.
Quá liều Cindem có thể gây bất lợi lên các cơ quan trong cơ thể. Ngay khi nhận biết đã dùng quá liều, bạn nên gọi cho bác sĩ hoặc trực tiếp đến bệnh viện để được xử lý kịp thời.
5. Nên ngưng thuốc khi nào?
Tự ý ngưng thuốc có thể khiến triệu chứng không được chữa trị dứt điểm. Do đó việc ngưng thuốc bắt buộc phải có yêu cầu từ bác sĩ chuyên khoa.
Tuy nhiên ở một số trường hợp, bạn cần chủ động ngưng sử dụng Cindem khi cơ thể phát sinh những triệu chứng nghiêm trọng, như:
- Xuất huyết âm đạo
- Phản ứng dị ứng
Có thể bạn quan tâm
- Gel Relactagel có tác dụng gì?
- Thuốc Vagicare có công dụng gì?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!