Thuốc kháng axit Artlanzo: công dụng, liều dùng và chống chỉ định

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Artlanzo là thuốc kháng axit có thành phần chính là Lansoprazol. Thuốc thường được chỉ định trong điều trị các vấn để về dạ dày như viêm loét dạ dày – tá tràng, trào ngược dạ dày – thực quản…

Thuốc Artlanzo
Thuốc Artlanzo chứa thành phần Lansoprazol có tác dụng ức chế bơm proton và chống tiết axit dạ dày

  • Tên thuốc: Artlanzo
  • Phân nhóm: Thuốc đường tiêu hóa
  • Dạng bào chế: Viên nang cứng

Thông tin cần biết về thuốc Artlanzo

1. Thành phần

Lansoprazol là thành phần chính có trong thuốc Artlanzo. Hoạt chất này có thể hấp thu rất nhanh sau khi uống.

Lansoprazol là dẫn chất của benzimidazol có tác dụng ức chế bơm proton và chống tiết acid dạ dày. Nó có thể giúp ngăn chặn xoắn khuẩn HP ở những người loét dạ dày – tá tràng.

2. Chỉ định

Trong một số trường hợp dưới đây, thuốc Artlanzo có thể sẽ được bác sĩ chỉ định:

Thuốc Artlanzo còn có thể được chỉ định cho các mục đích khác không được đề cập trên đây. Bạn nên trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để biết thêm về công dụng của thuốc. Tuyệt đối không tự ý sử dụng Artlanzo với bất cứ mục đích nào khi chưa nhận được chỉ định từ bác sĩ.

3. Chống chỉ định

Artlanzo chống chỉ định với những trường hợp quá mẫn với các thành phần của thuốc.

4. Liều lượng và cách dùng

Bạn cần dùng thuốc Artlanzo đúng cách và liều lượng được chỉ định để có quá trình điều trị tốt. Không tự ý thay đổi liều dùng nếu chưa có sự cho phép của bác sĩ, ngay cả khi các triệu chứng của bạn đã thuyên giảm.

Artlanzo là thuốc gì
Cần dùng thuốc Artlanzo đúng cách để có quá trình điều trị tốt

Cách dùng:

  • Nuốt trọn viên thuốc với 1 ly nước lọc
  • Uống thuốc vào buổi sáng trước khi ăn
  • Không dùng chung với bất kỳ loại thức uống nào khác kể cả nước ép trái cây

Liều lượng:

  • Liều dùng phổ biến cho người lớn: 30mg/ngày

Liệu trình:

Tùy thuộc vào mục đích điều trị và tình trạng bệnh mà bác sĩ có thể chỉ định bạn dùng Artlanzo với một liệu trình thích hợp.

  • Điều trị loét tá tràng: 4 tuần.
  • Loét dạ dày – thực quản: 8 tuần
  • Trào ngược dạ dày – thực quản: 4 – 8 tuần

Liều dùng và liệu trình trên chỉ có giá trị tham khảo đáp ứng cho những trường hợp thường gặp nhất. Để đảm bảo hiệu quả điều trị, bạn nên tham vấn bác sĩ chuyên khoa để có liều dùng phù hợp nhất.

5. Bảo quản thuốc

Bảo quản thuốc Artlanzo đúng cách là cần thiết để đảm bảo tác dụng điều trị. Nên để thuốc ở nhiệt độ phòng, tránh ánh nắng trực tiếp và độ ẩm cao. Để thuốc tránh xa tầm với của trẻ nhỏ.

Trong trường hợp thuốc có dấu hiệu hư hỏng, biến chất hay hết hạn, bạn nên:

  • Tránh sử dụng
  • Tham khảo bác sĩ hay hướng dẫn in trên bao bì để xử lý đúng cách
  • Không vứt thuốc xuống đường ống dẫn nước hay toilet

Tuyệt đối không chia sẻ thuốc với bất cứ ai, kể cả khi họ có những dấu hiệu tương tự bạn. Mọi đối tượng cần phải nhận được chỉ định từ bác sĩ trước khi dùng.

Tham khảo thêm: Thuốc Mizatin chữa bệnh gì?

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Artlanzo

1. Khuyến cáo

Thuốc Artlanzo có thể ảnh hưởng xấu đến chức năng gan của bạn. Chính vì thế, việc thường xuyên kiểm tra chức năng gan trong quá trình dùng thuốc là cần thiết.

Trong một số trường hợp dưới đây, bác sĩ cần cân nhắc kỹ lưỡng về lợi ích và rủi ro trước khi chỉ định sử dụng thuốc Artlanzo:

  • Phụ nữ mang thai và cho con bú
  • Bệnh nhân suy gan
  • Trẻ em
Thuốc Artlanzo
Báo cho bác sĩ nếu bạn đang mang thai để được cân nhắc sử dụng Artlanzo

Cần chủ động báo với bác sĩ nếu bạn thuộc vào các trường hợp nhạy cảm nói trên. Không nên tự ý mua thuốc về dùng bởi có thể gặp phải những vấn đề nguy hiểm.

2. Tác dụng phụ

Trong quá trình điều trị bằng thuốc Artlanzo, bạn có thể sẽ gặp phải các tác dụng ngoại ý. Các tác dụng phụ thường có xu hướng giảm khi bác sĩ thay đổi liều lượng hoặc yêu cầu bạn ngưng thuốc. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, tác dụng phụ chỉ được cải thiện khi bạn nhận được sự chăm sóc y tế đặc biệt. Tuyệt đối tránh việc tự khắc phục tác dụng phụ bằng bất cứ phương pháp nào.

Các tác dụng phụ thường gặp của thuốc Artlanzo bao gồm:

  • Buồn nôn, nôn
  • Chóng mặt
  • Đau bụng
  • Táo bón
  • Tiêu chảy
  • Nổi mẩn da
  • Tăng men gan

Bạn nên tham khảo bác sĩ để biết thêm về các tác dụng phụ khác mà thuốc Artlanzo gây ra không được đề cập trên đây. Cần chủ động tìm đến sự chăm sóc y tế khi cơ thể có bất cứ biểu hiện bất thường nào.

3. Tương tác thuốc

Artlanzo có thể làm thay đổi hoạt động của các loại thuốc khác khi sử dụng đồng thời. Đây chính là lý do khiến kết quả điều trị giảm và tăng nguy cơ gặp phản ứng phụ.

Tương tác thuốc Artlanzo
Artlanzo có thể gây tương tác với các loại thuốc khác làm tăng nguy cơ phản ứng phụ

Artlanzo có thể gây tương tác với các loại thuốc sau:

  • Sucralfat
  • Ketoconazol
  • Itraconazol
  • Các thuốc chuyển hóa nhờ hệ enzym cytocrom P450
  • Các thuốc được hấp thu trong môi trường acid

Bạn nên chủ động trình bày với bác sĩ về các thuốc mình đang dùng để cân nhắc về sự phát sinh tương tác thuốc. Trong trường hợp phát hiện tương tác thuốc, bác sĩ có thể sẽ:

  • Điều chỉnh liều lượng
  • Yêu cầu bạn ngưng 1 trong 2 loại
  • Chỉ định 1 thuốc khác phù hợp hơn với bạn

4. Xử lý khi dùng thiếu hay quá liều

Bạn cần nắm được cách xử lý khi dùng thuốc Artlanzo thiếu hay quá liều để tránh những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

  • Dùng thiếu liều: Mặc dù không tác động xấu đến sức khỏe nhưng sẽ làm giảm hiệu quả điều trị. Cần bổ sung ngay khi nhớ ra. Nếu quá gần kề với thời điểm dùng liều tiếp theo, hãy uống thuốc theo đúng kế hoạch và bỏ qua liều đã quên. Không bổ sung bằng cách gấp đôi liều lượng của một lần uống.
  • Dùng quá liều: Sẽ dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng hơn, tăng nguy cơ phát sinh tác dụng phụ. Lúc này, bạn hãy chủ động báo cho bác sĩ để có biện pháp can thiệp kịp thời, tránh những vấn đề nguy hiểm cho sức khỏe.

5. Khi nào nên ngưng thuốc

Nên ngưng dùng thuốc khi:

  • Xảy ra các tác dụng phụ nghiêm trọng
  • Bác sĩ yêu cầu bạn thực hiện điều này
  • Triệu chứng nặng nề thêm mặc dù bạn dùng thuốc đúng chỉ định

Có thể bạn quan tâm

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *