Hành trình tìm về cội nguồn bài thuốc chữa bệnh trĩ của người H’mông từ những ký ức ấu thơ của vị bác sĩ nhân ái

Vote

Dựa vào những mảnh ghép chắp vá trong ký ức tuổi thơ, bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan đã cùng cộng sự của mình vượt qua hành trình gian truân để tìm đến những bản làng người H’mông ở Tây Bắc, tìm cho kỳ được bài thuốc chữa bệnh trĩ, tiêu hóa của dân tộc này, góp phần giúp hàng ngàn bệnh nhân tìm ra một giải pháp hữu hiệu.

Ấn tượng tuổi thơ về những “thần y của núi rừng”

Sinh ra trong một gia đình có truyền thống “hành thiện cứu người”, ngay từ khi còn nhỏ, vào mỗi kỳ nghỉ, bác sĩ Tuyết Lan thường được cha mẹ đưa theo trong những chuyến hành trình rong ruổi mảnh đất chữ S, khám phá đến những cây thuốc quý trong tự nhiên.

Lần ấy khi đến thăm các bản làng ở vùng Tây Bắc, bác sĩ Lan bị đau bụng dữ dội, lại không thể đi đại tiện. Sau khi khám, mẹ cô kết luận cô bị táo bón do chế độ ăn thất thường. May sao lúc ấy, những người dân tốt bụng ở buôn làng H’mông đã cho cô một bài thuốc bí truyền có tác dụng chữa trĩ, táo bón hiệu quả.

Dùng thuốc được vài ngày, bác sĩ Lan đã thấy tình trạng của mình cải thiện đáng kể. Cô cũng thấy trong người khỏe khoắn hơn, ăn uống ngon miệng, tiêu hóa dễ dàng hơn. Đó là lần đầu tiên bác sĩ Lan cảm thấy Y học cổ truyền, y học dân tộc thật sự “huyền diệu”. Và những vị dân làng chốn rừng sâu ấy chẳng khác nào những “thần y” tìm về nơi hoang vắng.

Những mảnh ký ức vụn vặt cùng những ấn tượng khó phai ấy đã dần hình thành nên lòng yêu thích YHCT cùng niềm đam mê chữa bệnh, cứu người trong bác sĩ Lan. Để rồi vị bác sĩ ấy đã cống hiến hơn nửa cuộc đời mình cho nền y học nước nhà.

Bác sĩ Tuyết Lan đã có hơn 40 năm hiến, gắn bó với nền YHCT của nước nhà
Bác sĩ Tuyết Lan đã có hơn 40 năm hiến, gắn bó với nền YHCT của nước nhà

Cơ hội được sống lại những năm tháng nhiệt huyết của tuổi trẻ

Bác sĩ Tuyết Lan sau hơn 30 năm gắn bó với Bệnh viện YHCT TW với nhiều chức vụ quan trọng như: Trưởng khoa Nội, Trưởng khoa Khám bệnh… Những năm tháng về hưu, bác sĩ Lan đã chọn Trung tâm Nghiên cứu Thuốc dân tộc làm điểm dừng chân.

Trung tâm này là nơi gìn giữ và phát huy những giá trị tinh hoa của YHCT dân tộc. Trung tâm đã sưu tầm được hơn 100 bài thuốc cổ phương, làm cơ sở để điều trị nhiều chứng bệnh như: da liễu, xương khớp, sinh lý nam, dạ dày…

Tuy nhiên, Thuốc dân tộc vẫn chưa tìm ra một giải pháp tốt nhất để điều trị các bệnh lý như: trĩ, táo bón. Nhận thấy bài thuốc hiện tại của Trung tâm chưa cho hiệu quả như mong muốn, lần theo những ký ức chắp vá trong quá khứ, bác sĩ Lan đã quyết định thành lập một đội nghiên cứu để tìm lại bài thuốc của đồng bào dân tộc H’mông.

Vậy là vị bác sĩ già đã dành hết những tâm huyết, thời gian, tâm sức của mình để khảo sát, lựa chọn địa điểm nghiên cứu, lên kế hoạch về nguồn lực để thực hiện chuyến đi tìm về cội nguồn bài thuốc cổ. Tuy có khó khăn, vất vả nhưng bác sĩ Lan cảm thấy mình như được “sống lại” thời còn thanh niên với những hoài bão, mơ ước và niềm say mê nghiên cứu vô tận.

Gian truân hành trình tìm kiếm bài thuốc chữa trĩ của người H’mông

Các bản làng ở vùng Tây Bắc là nơi cư trú của rất nhiều đồng bào dân tộc H’mông của Việt Nam. Chính vì vậy, đội ngũ nghiên cứu đã tìm đến xã Bản Díu, huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang. Vượt qua hơn 300km đường đèo từ Hà Nội lên đến các bản làng ở Hà Giang, cuối cùng thì đoàn nghiên cứu cũng đến được địa điểm họ cần đến.

Bản làng của người H'mông
Bản làng của người H’mông

Hà Giang là nơi có nhiều người H’mông sinh sống nhất tại Việt Nam. Bên cạnh đó, với địa thế cao hơn mặt nước biển, núi rừng trùng điệp, khí hậu lại ôn hòa, là điều kiện thuận lợi cho sự sinh trưởng của nhiều cây thuốc quý.

Nhận thấy lợi thế đó, bên cạnh việc làm nương rẫy, trồng ngô, người H’mông từ lâu còn trồng thêm các loại dược liệu như: xuyên khung, ý dĩ… phục vụ bà con trong bản, người dân các vùng lân cận cũng như thương lái.

Sau nhiều khó khăn, vất vả, bác sĩ Tuyết Lan cùng cộng sự của mình cũng đặt chân lên được “vùng đất kỷ niệm” – xã Bản Díu, Hà Giang. Tới đây, họ đã tìm đến nhà anh Má A Thảy bởi nhà anh có truyền thống làm nghề bốc thuốc đã 5 đời nay tại buôn làng này.

Tuy nhiên, vì anh Thảy không biết tiếng Kinh nên đoàn nghiên cứu lại gặp vướng mắc trong việc giao tiếp, phải nhờ đến một người dân khác trong thôn phiên dịch hộ. Anh Thảy cho biết: “Nhà tôi đến nay đã 5 đời bốc thuốc chữa bệnh. Trong thôn bản ai có bệnh gì là chỉ cần tôi cho thuốc, khỏi ngay.”

Nói về bài thuốc chữa bệnh trĩ, anh Thảy tiếp lời: “Bài thuốc này không ai trong cả cái Hà Giang này không biết. Từ thời ông nội tôi đã dùng bài thuốc này cho những ai bị đau bụng, táo bón hay trĩ và hiệu quả thì khỏi phải bàn cãi. Ai dùng cũng dăm bữa nửa tháng là khỏi, lâu hơn thì vài ba tháng. Cứ hết thuốc là họ lại đến lấy, công hiệu lắm.

Anh Thảy đã cho đoàn nghiên cứu xem công thức của bài thuốc chữa trĩ bí truyền của người H’mông. Và thật bất ngờ khi nó được ghi bằng chữ viết riêng của người dân tộc này.

Người sở hữu bài thuốc – anh Thảy cho biết: “Trước kia, bài thuốc được ghi chép bằng chữ Nam Man của tổ tiên. Nhưng sau trận thua trong cuộc chiến với người Hán, gần như toàn bộ sách, thậm chí là bộ chữ viết đã bị thất lạc bởi tổ tiên phải chạy về phía Nam. Sau này khi di cư đến vùng Tây Bắc này, ông bà cha mẹ tôi đã tìm cách khôi phục lại bài thuốc cổ, rồi ghi lại công thức đàng hoàng để sau này không bị thất lạc.”

Khi biết đoàn nghiên cứu muốn xin lại công thức để có thể nhân rộng, giúp đỡ nhiều người hơn nữa, anh Thảy đã chẳng ngần ngại mà đồng ý ngay. Cũng giống như bác sĩ Tuyết Lan và những người đồng hành của mình, anh Thảy cũng muốn càng nhiều người được dùng bài thuốc này càng tốt vì trĩ không phải là bệnh chỉ 1 – 2 người mắc.

Sau khi khảo sát một vòng tình hình dược liệu tại các vùng trồng cũng như thảo dược tự nhiên mọc quanh núi rừng, đoàn nghiên cứu đã trở về Hà Nội trong niềm hân hoan khi đã đạt được mục tiêu lớn nhất của chuyến đi – Tìm được công thức bài thuốc gốc chữa bệnh trĩ của người H’mông.

Người H'mông cũng trồng nhiều cây thuốc làm nguyên liệu chữa bệnh
Người H’mông cũng trồng nhiều cây thuốc làm nguyên liệu chữa bệnh

Tiếp nối những giá trị tinh hoa YHCT từ người xưa

Sau khi có được bài thuốc gốc, đội ngũ chuyên gia tại Trung tâm Thuốc dân tộc đã tiến hành nghiên cứu chuyên sâu. Tìm hiểu từng vị thuốc trong bài để gia giảm nó sao cho phù hợp nhất, thêm bớt một số vị thảo dược quý từ Tây Bắc mà họ đã tìm được trong chuyến khảo sát thực địa.

Chính bởi những sự thay đổi này mà bài thuốc của dân tộc H’mông lại càng phát huy hiệu quả vượt trội hơn nữa trong điều trị các chứng bệnh như: táo bón, trĩ, đi đại tiện ra máu… Trung tâm cũng tiến hành khảo sát, nghiên cứu thử nghiệm bài thuốc này trên nhiều người bệnh. Kết quả cho thấy:

  • 88,4% bệnh nhân búi trĩ tự co, hết táo bón, đau rát sau 3 tháng liên tục sử dụng thuốc.
  • 7,3% số bệnh nhân hết đi ngoài ra máu sau 3 tháng sử dụng thuốc.
  • 4,3% số bệnh nhân vẫn bị đi ngoài ra máu, táo bón do không sử dụng thuốc thường xuyên và không tuân thủ theo chế độ dinh dưỡng của bác sĩ.

Hiện nay, Trung tâm Thuốc dân tộc đã đặt tên cho bài thuốc này là THĂNG TRĨ DƯỠNG HUYẾT THANG. Đây là niềm tự hào không chỉ của đội ngũ nghiên cứu mà còn là niềm vinh dự của cả một tập thể bởi nó đã được cả giới chuyên môn và người bệnh đánh giá rất cao.

Ngày 14/4/2011, tại Hội trường lớn của đơn vị diễn ra hội thảo khoa học công bố công trình nghiên cứu “Phương pháp mới trong điều trị bệnh trĩ” được thực hiện bởi các bác sĩ thuộc Đơn vị Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc.

Phát biểu tại hội thảo, Chủ tịch hội Hậu môn trực tràng Việt Nam đã đánh giá cao những nỗ lực của các bác sĩ, lương y thuộc Trung tâm Thuốc dân tộc đã tìm tòi, nghiên cứu và phát triển bài thuốc dân tộc thành bài thuốc đặc trị bệnh trĩ hiệu quả, giúp cho các bệnh nhân có được phương pháp trị bệnh toàn diện, an toàn và kinh tế. Đây thực sự là một giải pháp mới cho các bệnh nhân bị trĩ, táo bón tìm thấy lối thoát.

Để tìm hiểu thêm các thông tin về bệnh cũng như về cách thức điều trị tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng thuốc dân tộc, bạn đọc vui lòng liên hệ hoặc tham khảo thông tin tại:

Địa chỉ:

  • Tại Hà Nội: B31 Ngõ 70 – Nguyễn Thị Định – Q.Thanh Xuân – Hà Nội
  • Tại Hồ Chí Minh: 145 Hoa Lan – Phường 2 – Phú  Nhuận – HCM
  • Tại Quảng Ninh: 116 Văn Lang, Hồng Gai, Hạ Long, Quảng Ninh

Số điện thoại/ Zalo:

  • Hà Nội: (024) 7109 7799 | 0983845445
  • Hồ Chí Minh: (028) 7109 3399 | 096 1825 886
  • Quảng Ninh: (0203) 657 0128 | 097 2606 773

Website: www.thuocdantoc.org

Fanpage: Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng Thuốc Dân Tộc

Xem thêm:

Hội nghị hợp tác nghiên cứu bệnh Gout Việt Nam

Hội nghị hợp tác nghiên cứu về bệnh Gout tại Việt Nam

Ngày 15/04/2014 tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị kí kết hợp tác Đơn vị Nghiên cứu và Ứng...

Thảo dược trị mụn trứng cá

Ứng dụng các vị thuốc Đông y trong phòng ngừa và điều trị mụn trứng cá

Theo thống kê của ngành da liễu Việt Nam hiện có gần 10 triệu người bị mụn trứng cá trong...

Nghiên cứu và bào chế Sơ can Bình vị tán thế hệ 2

Ứng dụng tinh hoa dược liệu trong nghiên cứu và bào chế Sơ can Bình vị tán THẾ HỆ 2

Thời gian gần đây, Trung tâm Thuốc dân tộc đã thành công trong việc nghiên cứu và bào chế Sơ...

Cam kết bảo hành mỡ máu tại Thuốc Dân Tộc

Thuốc Dân Tộc Cam Kết Điều Trị Mỡ Máu Hiệu Quả Vượt Trội, Bảo Hành Bằng Văn Bản

Thuốc Dân Tộc tự hào là đơn vị ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT đại diện cho Dự án Bảo vệ...

Nguồn gốc Mãnh Lực Trường Xuân hỗ trợ điều trị yếu sinh lý, xuất tinh sớm

Với sứ mệnh gìn giữ và phát huy những tinh hoa của nền y học cổ, Trung tâm Nghiên cứu...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *