Cách dùng Riềng ấm, công dụng, liều dùng và kiêng kỵ
Riềng ấm còn còn có tên gọi khác là Riềng đẹp, Gừng ấm, Sẹ nước, Thảo đậu khấu, Cao lương khương, Đại đậu khấu. Dược liệu có tác dụng tán hàn thấp, làm ấm bụng, mạnh tỳ vị, tiêu đờm trệ, giúp tiêu hóa và bài trừ sốt rét. Nhờ đó, dược liệu thường được dùng trong điều trị lạnh đột ngột, đau bụng, lạnh ngược lên trong vị miệng nôn trông tháo (hoắc loạn).
Tên gọi, phân nhóm
- Tên gọi khác: Riềng đẹp, Gừng ấm, Sẹ nước, Thảo đậu khấu, Cao lương khương, Đại đậu khấu
- Tên khoa học: Alpinia zerumbet (Pers.)
- Tên tiếng Trung: 高良姜
- Thuộc họ: Gừng (danh pháp khoa học: Zingiberaceae).
Đặc điểm sinh thái
1. Mô tả
Riềng ấm là một loại cây thảo. Dược liệu xuất hiện với chiều cao từ 2 – 3m. Rễ dược liệu to và mập. Dược liệu có nhiều lá mọc quanh thân. Phiến lá to, có chiều rộng từ 6 – 10cm, có chiều dài từ 25 – 70cm, cuống có chiều dài từ 2 – 5mm, mép cao 1,2cm. Dược liệu có hoa mọc thành cụm. Cụm hoa ở ngọn rũ xuống với chiều dài từ 20 – 40cm, trục đầy lông. Lá bắc con làm thành bao trắng, chóp hồng có chiều dài từ 20 – 30mm. Đài có chiều cao khoảng 2cm, môi đài 3,5cm, vàng có sọc đỏ, cánh hoa 2,5cm. Hoa có nhị dài khoảng 25mm. Bầu có màu vàng và được bao phủ bởi một lớp lông. Dược liệu có quả to xuất hiện với đường kính khoảng 2cm. Quả dược liệu xuất hiện với màu đỏ và có lông.
Vào tháng 3 và tháng 4 là mùa hoa. Vào tháng 7 đến tháng 10 là mùa quả.
2. Phân bố
Riềng ấm phân bố ở Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ và Mianma. Ở Việt Nam, dược liệu mọc rải rác tại các tỉnh miền Bắc. Sau đó qua Thừa Thiên – Huế đến Tây Ninh và cuối cùng và Bà Rịa – Vũng Tàu.
Ngoài ra ở nhiều nơi trên các xứ nhiệt đới, dược liệu còn được sử dụng để làm cảnh vì hoa của chúng rất đẹp.
3. Phân biệt
Người dùng cần phân biệt cây Riềng ấm và cây Riềng tàu, Lương khương (danh pháp khoa học: Aipinia chinensis Rosc) để tránh gây nhầm lẫn. Đây là một loại cây thảo. Chúng xuất hiện với chiều cao khoảng 1m, thân rễ thơm và có màu xám vàng. Lá có hình trái xoan, mũi mác, mọc thành hai hàng. Cả hai mặt của lá đều nhẵn, có chiều rộng khoảng 6cm, chiều dài khoảng 30cm. Bẹ nhẵn, lưỡi bẹ lõm có hai thùy ngắn và tròn, cuống lá ngắn. Chùy hoa xuất hiện ở ngọn mảnh, mặt nhẵn, xuất hiện các nhánh cách xa nhau, mang nhiều hoa.
Dược liệu thường không có lá bắc hoặc lá bắc rất dễ rụng. Lá bắc con xuất hiện với màu trắng và bao lấy đài hoa. Hoa có màu trắng, cuống hoa nhẵn hình sợi. Đài hình ống, mặt nhẵn có 3 răng. Tràng có ống thụt vào mang các thùy lõm và thuôn. Bao phấn có cấu tạo hình bầu dục, có mặt nhẵn, nhụy kép có bản dày, thuôn và có khía tai bèo ở ngọn. Dược liệu có quả mọng khô hình cầu, có kích thước to bằng hạt đậu Hà Lan, bên trong chứa 4 hạt. Dược liệu có hoa vào mùa hạ. Ở nước ta, dược liệu mọc hoang ở một số nơi. Củ được sử dụng để làm thuốc giúp tuần hoàn máu.
Có khi dùng cây Riềng nếp, Đại cao lương khương (danh pháp khoa học: Alpinia galanha Swarts) có kích thước to hơn cây Riềng ấm. Thân rễ ít thơm và có màu hồng. Tuy nhiên chúng không tốt bằng loại trên. Ở nước ta, dược liệu thường mọc hoang ở miền núi và được trồng ở rất nhiều nơi. Vào mùa đông xuân người ta trồng cây bằng thân rễ. Từ tháng 5 đến tháng 9 là mùa hoa quả.
Dùng phần thân rễ thu hái được vào mùa đông xuân rửa sạch, sau đó phơi khô để làm thuốc điều trị đầy bụng, tiêu lỏng, đau họng và kích thích đường tiêu hóa. Dùng từ 2 – 3 chỉ tán bột uống tươi hoặc sắc lấy nước uống. Có thể mang dược liệu giã nhỏ ngâm dịch chân và nước muối. Phơi khô dùng để điều trị khát nước và ho.
Bộ phận dùng, thu hái, cách chế biến và cách bảo quản
Bộ phận dùng:
Thân rễ và hạt Riềng ấm (Rhizoma et Semen Alpiniae Zerumbetis), thường được gọi là Đại thảo khấu.
Củ thường được sử dụng để làm vị thuốc quý. Chúng còn có tên gọi là Cao lương khương.
Thu hái: Vào giữa tháng 2 và tháng 3
Chế biến: Sau khi thu hái, mang dược liệu rửa sạch và loại bỏ tạp chất. Dùng tươi hoặc mang đi phơi khô, sấy khô, sao vàng nấu thành cao, sắc thành nước thuốc, tán thành bột để uống hoặc dùng ngoài.
Bảo quản: Để được liệu ở những nơi khô ráo và thoáng mát.
Thành phần hóa học
Theo Trung Dược Học
Rễ Riềng ấm chứa 0,5 – 1,5% tinh dầu. Thành phần bao gồm:
- Quercetin
- Isorhamnetin
- Galango
- Galangin
- Kaempfende
- Kaempferol
- Methyl Cinnamate
- Eugenol
- Pinene
- Cadimene.
Theo Dược Liệu Việt Nam
Dược liệu chứa tinh dầu. Tuy nhiên thành phần chủ yếu là Methylxinamta và Cineol. Ngoài ra bên trong dược liệu còn có một chất dầu vị cay được gọi là Galangol và 3 chất kết tinh đều là dẫn xuất của Flavonoid. Bao gồm: Kamferit, Galangin và Anpinin.
Tác dụng dược lý
1. Theo nghiên cứu dược lý hiện đại
Theo Trung Dược Học, Riềng ấm có những tác dụng sau:
- Tác dụng kháng khuẩn: Nước sắc thân rễ Riềng ấm (củ – Cao lương khương) có khả năng tác động và ức chế hoạt động của nhiều loại vi khuẩn. Cụ thể như liên cầu khuẩn dung huyết, trực khuẩn bạch hầu, song cầu khuẩn viêm phổi, Anthrax bacillus, tụ cầu vàng, trực khuẩn lao, trực khuẩn thương hàn.
- Kiện vị: Dầu thơm Lương khương có tác dụng kiện vị.
- Hưng phấn: Nước sắc thân rễ Riềng ấm (củ – Cao lương khương) có tác dụng hưng phấn ruột cô lập trong thí nghiệm với súc vật. Nước sắc dược liệu có tác dụng ức chế khi sử dụng với liều dùng cao.
2. Theo Y học cổ truyền
Công dụng của dược liệu bao gồm:
- Tán hàn thấp
- Làm ấm bụng
- Mạnh tỳ vị
- Tiêu đờm trệ
- Giúp tiêu hóa
- Bài trừ sốt rét.
Chủ trị
- Lạnh đột ngột
- Đau bụng
- Lạnh ngược lên trong vị miệng nôn trông tháo (hoắc loạn).
Chỉ định và phối hợp
Dược liệu Riềng ấm được sử dụng như Riềng nếp (danh pháp khoa học: Alpinia galanga) giúp điều trị:
- Tiêu hoa không bình thường, tiêu chảy, nôn mửa
- Trướng bụng, đau dạ dày
- Đàm thấp tích trệ.
Tính vị
Vị cay, chát, tính ấm và không độc.
Vị cay, tính ấm (theo Trung Dược Học).
Vị cay, tính ấm (theo Bản Thảo Thập Di).
Vị cay, tính rất ôn (theo Đông Dược Học Thiết Yếu).
Qui kinh
Qui vào kinh Tỳ và Vị.
Liều lượng và cách dùng
1. Liều lượng
Dùng 5 – 10 gram/ngày.
2. Cách dùng
Dùng tươi hoặc mang đi phơi khô, sấy khô, sao vàng nấu thành cao, sắc thành nước thuốc, tán thành bột làm hoàn để uống hoặc dùng ngoài.
Bài thuốc
Nhờ đặc tính, tác dụng dược lý và thành phần hóa học đa dạng, dược liệu Riềng ấm được sử dụng trong nhiều bài thuốc điều trị bệnh.
- Bài thuốc từ Riềng ấm điều trị trướng khí ruột kết: Dùng 15 gram lá dược liệu rửa sạch với nước muối. Cho dược liệu vào nồi cùng với 400ml nước lọc. Thực hiện sắc thuốc cùng với lửa nhỏ cho đến khi lượng nước thuốc trong nồi chỉ còn lại 100ml. Chắt lấy phần nước và uống ngay khi còn ấm. Uống 1 thang/ngày cho đến khi bệnh tình có dấu hiệu thuyên giảm.
- Bài thuốc từ Riềng ấm điều trị sốt rét cơn lâu ngày, ăn uống không tiêu, dày da bụng, lách sưng cứng: Dùng 12 gram Đại thảo khấu, 12 gram chỉ xác, 12 gram nam mộc hương, 12 gram bách bệnh hoặc hậu phác, 100 gram rẻ quạt, 100 gram nghệ đen. Mang tất cả vị thuốc rửa sạch. Cho tất cả vị thuốc vào nồi cùng với 1,5 lít nước lọc. Thực hiện sắc thuốc trong 60 phút hoặc cho đến khi nhận thấy lượng nước thuốc trong nồi cạn dần và chỉ còn lại khoảng 500ml. Để nguội bớt và thắt lấy phần nước. Chia thuốc thành nhiều lần sử dụng trong ngày. Sử dụng 1 thang/ngày trong 7 ngày sẽ nhận thấy bệnh tình thuyên giảm đáng kể. Hoặc mang tất cả vị thuốc phơi khô sau khi rửa sạch. Tán các vị thuốc thành bột mịn, trộn đều và làm thành hoàn. Uống 10 gram/lần x 3 lần/ngày.
- Bài thuốc từ Riềng ấm điều trị nôn mửa, đau bụng: Dùng 8 gram Cao lương khương và một quả táo. Cho các vị thuốc vào nồi. Rót thêm 400ml nước lọc vào cùng. Thực hiện sắc thuốc cùng với lửa nhỏ cho đến khi lượng nước thuốc trong nồi chỉ còn lại 100ml. Chắt lấy phần nước và uống ngay khi còn ấm. Uống 1 thang/ngày. Để bệnh tình mau chóng thuyên giảm, người bệnh cần kiên trì sử dụng bài thuốc từ 3 – 5 ngày.
- Bài thuốc từ Riềng ấm điều trị kém ăn, sốt, sốt rét: Mang 40 gram dược liệu rửa sạch, sau đó tẩm dầu và cho vào chảo sao vàng. Dùng thêm 40 gram gừng nướng. Mang cả hai vị thuốc tán nhỏ và trộn đều cùng với mật lợn để làm thành viên có kích thước to bằng hạt ngô. Uống 15 – 20 viên/ngày cùng với nước ấm. Sử dụng liên tục từ 3 – 5 ngày.
- Bài thuốc từ Riềng ấm điều trị ngộ độc thịt cốc: Dùng Cao lương khương và than tóc rối rửa sạch. Cho cả hai vị thuốc vào nồi cùng với 400ml nước lọc. Thực hiện sắc thuốc cùng với lửa nhỏ cho đến khi lượng nước thuốc trong nồi chỉ còn lại 100ml. Chắt lấy phần nước và uống ngay khi còn ấm. Uống 1 thang/ngày.
- Bài thuốc từ Riềng ấm điều trị đau bụng, khó tiêu, sốt: Dùng 15 gram lá dược liệu rửa sạch với nước muối. Cho dược liệu và 400ml nước lọc vào nồi. Thực hiện sắc thuốc cùng với lửa nhỏ cho đến khi lượng nước thuốc trong nồi chỉ còn lại 100ml. Để nguội bớt và chắt lấy phần nước. Uống thuốc ngay khi còn ấm. Uống 1 thang/ngày. Sử dụng liên tục cho đến khi bệnh tình có dấu hiệu thuyên giảm.
Kiêng kỵ
- Những người tạng nhiệt, nôn khan cấm sử dụng vị thuốc Riềng ấm.
Bài viết là thông tin cơ bản về đặc điểm sinh thái, liều lượng, cách dùng, kiêng kỵ và những bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu Riềng ấm. Tuy nhiên những thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Người bệnh nên thực hiện những bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa Y học cổ truyền. Đồng thời tham khảo ý kiến của bác sĩ về đặc tính và những lưu ý khi sử dụng Riềng ấm. Điều này sẽ giúp bạn đảm bảo an toàn và tính hiệu quả của dược liệu cũng như các bài thuốc.
Có thể bạn quan tâm
- 10 bài thuốc đông y chữa đau dạ dày hiệu quả nhất
- Nấm lim xanh: Công dụng, cách dùng, một số bài thuốc & lưu ý
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!