Phục thần - Vị thuốc quý và những bài thuốc chữa bệnh hay

Phục thần là phần ôm đoạn rễ thông bên trong của nấm Phục linh. Trong Y học cổ truyền, Phục thần có vị ngọt nhạt, tính bình, không độc, được quy vào kinh Tâm, Phế, Tỳ, Thận và Vị. Dược liệu này được sử dụng trong bài thuốc Đông y chữa yếu tim, suy nhược thần kinh, ngủ không yên, hay hồi hộp, lo lắng. Ngoài ra, phục thần còn có tác dụng chữa lành các vết thương, cải thiện giấc ngủ, an thần.

Phục thần là nấm Phục linh bị phần rễ cây thông cắt ngang qua

1. Tên gọi – Chủng loại

Tên khoa học: Poria cocos (Pachyma hoelen)

Họ: Thuộc họ Nấm lỗ (Polyporaceae)

Phân biệt Phục thần với các vị thuốc khác trong nấm Phục linh:

  • Phục linh bì: Là lớp ngoài nấm Phục linh, tương đối xốp, mặt ngoài có màu nâu hoặc nâu đen, mặt trong có màu trắng hoặc nâu nhạt.
  • Xích phục linh: Là lớp thứ hai sau Phục linh bì, có màu nâu nhạt hoặc hơi hồng.
  • Bạch phục linh: Là phần bên trong có màu trắng.
  • Phục thần: Là phần nấm Phục linh ôm đoạn rễ thông bên trong. Khá nhiều người nhầm lẫn Phục thần và Bạch phục linh.

2. Đặc điểm sinh thái

+ Mô tả:

Phục thần được biết là phần nấm Phục linh ôm đoạn rễ thông bên trong. Phục linh mọc ký sinh hoặc cộng sinh ở rễ cây thông, đây được xem là một loại nấm quý trong kho tàng các vị thuốc Đông y. Phục linh bị rễ thông đâm xuyên qua nó, nằm sâu dưới mặt đất khoảng 20 – 30 cm.

+ Phân bố:

Phục thần được tìm thấy tại các khu rừng thông và được tìm thấy đầu tiên ở thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng). Về sau, phục linh được tìm thấy ở các vùng khám thuộc nước ta nhưng số lượng tìm thấy không được nhiều: Gia Lai, Thanh Hóa, Hà Giang,…

3. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản

+ Bộ phận dùng: Dùng bộ phận cắt ngang bởi rễ thông của nấm Phục linh.

+ Thu hái: Thu hái Phục thần quanh năm, thời điểm tốt nhất là vào mùa thu, khi ấy lượng Phục linh phát triển nhiều nhất trong năm.

+ Chế biến: Ngâm Phục linh cùng với nước, rửa sạch để loại bỏ lớp đất cát, tạp chất và vi khuẩn, Sau đó với ráo ráo, cắt thành từng bộ phận, lấy phần Phục thần trong nấm Phục linh, thái lát rồi đem phơi dưới nắng hoặc sấy khô.

+ Bảo quản: Bảo quản ở nơi thoáng mát, tránh ẩm móc, tốt nhất nên bảo quản trong bọc kín để sử dụng lâu dài.

4. Thành phần hóa học

Trong Phục thần có chứa các thành phần hóa học sau:

  • Đường
  • Chất khoáng
  • Hợp chất Triterpenoid

5. Tính vị

Phục thần có vị ngọt nhạt, tính bình, không độc.

6. Quy kinh

Phục thần được quy vào kinh Tâm, Vị, Phế, Thận, Tỳ.

7. Tác dụng dược lý

Theo nghiên cứu dược lý hiện đại

Chưa có nghiên cứu dược lý hiện đại về công dụng của Phục thần.

Theo Y học cổ truyền

+ Tác dụng:

  • Dưỡng tâm
  • Bổ tỳ
  • Lợi tiểu
  • Trị suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể
  • Trị dị tinh mộng tinh
  • Định tâm an thần
  • Lành nhanh các vết thương
  • Giảm đau đầu, chóng mặt

+ Chủ trị:

  • Trị mất ngủ, ngủ không sâu giấc, bồi bổ cơ thể, dưỡng thần, an thần, lưu thông máu
  • Bổ phế, tâm, thận, tỳ, lợi tiểu, thẩm thấp, trị thủy thũng

8. Liều dùng – Cách dùng

Dùng Phục thần cùng với các vị thuốc khác ở dạng thuốc sắc hoặc có thể tán thành bột, hòa cùng với ít mật rồi làm hoàn.

Liều lượng sử dụng thích hợp cho mỗi lần khoảng 6 – 12 gram.

9. Bài thuốc

Phục thần có vỏ ngoài màu nâu hoặc nâu đen, hình dạng sần sùi, có khi xuất hiện các phần bướu, mặt cắt có chứa chất bột màu trắng đục hoặc vàng ngà, phần giữa có rễ thông xuyên qua. Với công dụng vừa nêu trên, trong Đông y đã sử dụng Phục thần trong các bài thuốc dưới đây:

Bài thuốc chữa bệnh từ Phục thần hiệu quả
  • Bài thuốc chữa suy nhược thần kinh, mất ngủ, ngủ không sâu giấc, hay mệt mỏi, ăn không ngon, giúp an thần, dưỡng tâm: 
  • Dùng Phục thần, Long nhãn, Hạt sen, Đẳng sâm và Đại táo mỗi vị 10 gram cùng với Viễn chí, Thạch xương bồ và Táo nhân (sao vàng) mỗi vị 8 gram. Đem một thang thuốc trên phơi hoặc sấy khô, rồi tán thành bột mịn, hòa cùng với một ít mật rồi hoàn thành viên với kích thước bằng hạt ngô. Sử dụng mỗi ngày 12 – 20 gram cùng với nước ấm.
  • Bài thuốc chữa khó ngủ, ngủ không yên, ngủ không sâu giấc, hay hồi hộp, suy giảm trí nhớ, yếu tim: Dùng Phục thần, Hoàng kỳ và Bạch truật mỗi vị 12 gram; Viễn chí, Cam thảo (nướng vàng) và Táo nhân (sao) mỗi vị 4 gram; Đảng sâm, Long nhãn, Đương quy mỗi vị 8 gram cùng với 2 gram Mộc hương. Đem các vị thuốc trên làm thành một thang thuốc, tán thành bột mịn, hòa với một ít mật rồi hoàn thành viên có kích thích bằng hạt bắp. Sử dụng 20 gram cho mỗi lần sử dụng, sử dụng cùng với nước sôi để nguội mỗi ngày hai lần sau mỗi bữa ăn. Hoặc có thể đem thang thuốc trên sắc cùng với 5 chén nước, cô đặc còn 2 chén nước để uống. Uống khi còn nóng, nếu nguội cần hâm nóng lại trước khi dùng.

Không được sử dụng bài thuốc trên cho các đối tượng dị ứng hoặc mẫn cảm với Phục thần, hoặc các thành phần có trong bài thuốc.

Thông tin bài viết đã giúp bạn đọc viết thêm dược liệu Phục thần – một trong những dược liệu quý. Người bệnh có nhu cầu sử dụng dược liệu trên để điều trị bệnh, vui lòng liên hệ trực tiếp với bác sĩ, không được tự ý sử dụng khi chưa có chỉ định. Bởi công dụng về dược liệu này chưa nghiên cứu và đưa ra kết luận chính xác.

XEM THÊM

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đối tác

Ông Phạm Minh Đức - 0914530xxx
Thanh Trì, Hà Nội
Đặt mua 1 kg Cỏ Ngọt cách đây 1 phút