Lá dứa: Công dụng đối với sức khỏe, liều dùng & một số bài thuốc trị bệnh

Cây lá dứa thường được dùng để tăng hương vị cho các món ăn như xôi, chè, nước giải khát,… Không chỉ dừng lại ở đó, công dụng của dứa thơm còn được y khoa ghi nhận như giải cảm, ổn định đường huyết, tốt cho thần kinh, giảm đau thấp khớp,… Trong bài viết này, chúng tôi gợi ý một số bài thuốc trị bệnh được chế biến từ cây.

Lá dứa mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và có công dụng trong y tế.
Lá dứa mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và có công dụng trong y tế.

1. Tên gọi, phân nhóm

Tên gọi khác: Lá nếp thơm, dứa thơm;

Đông trùng hạ thảo Vietfarm - Thành tựu nghiên cứu chuyên sâu của Viện Nghiên cứu & Phát triển Y dược Cổ truyền Dân tộc. Sở hữu hàm lượng hoạt chất CAO NHẤT thị trường, đem đến nhiều hiệu quả ưu việt xứng danh món quà thượng phẩm cho sức khỏe người Việt.

Tên khoa học: Pandanus amaryllifolius;

Họ: Thuộc họ Dứa dại (Pandanaceae).

2. Đặc điểm sinh thái

Mô tả

Lá dứa hay còn gọi là nếp thơm là một loại thực vật thân thảo, phần lá cây cũng là phần thân cây. Lá cây có hình dài, hẹp, trông tựa như lưỡi gươm.

Cây thường mọc thành bụi, có thể mọc cao đến 1 mét, lá có màu xanh lục.

Cần phân biệt cây lá dứa thân thảo với lá của cây khóm dứa có răng cưa. Trong khi cây khóm dứa (cây thơm) cho quả có lớp vỏ sần sùi, nhiều mắt và lá có gai thì cây dứa thơm chỉ ra lá mỏng, mép lá không có răng cưa.

Cây lá dứa có mùi thơm đặc trưng, tựa như hương cốm nếp.

Phân bố

Cây dứa thơm thường mọc hoang và có thể được gieo trồng. Cây sinh sôi, phát triển tốt ở vùng đất ẩm, có bóng râm.

Lá dứa phân bổ nhiều ở khu vực có khí hậu nhiệt đới. Ở các nước Đông Nam Á, cây có thể dễ dàng được tìm thấy ở một số quốc gia như Philippines, Malaysia, Indonesia, Thái Lan và Việt Nam.

Tại Việt Nam, lá dứa mọc và có thể trồng được ở ba miền.

3. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản

Bộ phận dùng: thân lá;

Thu hái: Quanh năm;

Chế biến: Phần lá cây rửa sạch, có thể dùng như một loại gia vị trong các món ăn, nước uống như: món chè đậu, xôi đồ, nước giải khát,…

Bảo quản: Sau khi sơ chế, để lá dứa ráo nước. Sau đó bảo quản ở nơi mát mẻ, khô thoáng, tránh ánh nắng mặt trời.

Lá dứa hay còn gọi là nếp thơm là một loại cây thân thảo, lá màu xanh lục.
Lá dứa hay còn gọi là nếp thơm là một loại cây thân thảo, lá màu xanh lục.

4. Thành phần hóa học

Một số thành phần hóa học trong lá dứa là:

  • Nước;
  • Chất xơ;
  • 3-metyl-2(5H)-furanon;
  • 2-axetyl-1-pyrrolin;
  • Glycosides;
  • Alkaloid.

5. Tác dụng dược lý của lá dứa

Theo y học hiện đại, cây dứa thơm có những tác dụng, lợi ích đối với sức khỏe con người như sau:

  • Điều trị bệnh thấp khớp;
  • Tốt cho dây thần kinh;
  • Điều trị gàu ở da đầu;
  • Có khả năng chống oxy hóa, loại trừ các gốc tự do;
  • Giải cảm;
  • Điều trị được bệnh tiểu đường.

6. Liều dùng và cách sử dụng

Người dùng nên tiêu thụ lá dứa ở mức độ vừa phải, không nên lạm dụng. Thông thường, để tạo mùi vị cho món ăn, nước trà,… chỉ cần dùng từ 1 – 2 chiếc lá.

Tuy nhiên, trong các bài thuốc chữa bệnh, liều lượng sử dụng còn tùy vào công thức riêng biệt của mỗi bài. Người dùng nên tuân theo liều lượng mà bác sĩ hoặc chuyên viên y tế đưa ra.

Cách dùng: Lá nếp thơm có thể dùng khô hoặc dùng tươi. Nếu dùng tươi, người dùng rửa sạch và chế biến trực tiếp. Nếu dùng khô, người dùng rửa sạch và phơi nắng cho khô và dùng.

7. Bài thuốc từ lá dứa

Lá dứa được ứng dụng trong một số bài thuốc sau:

  • Bài thuốc điều trị bệnh thấp khớp: Chuẩn bị một bát nhỏ dầu dừa và 3 chiếc lá nếp thơm. Đun nhỏ lửa dầu dừa, khi nóng thì bắc ra khỏi bếp. Rửa sạch lá nếp thơm, thái nhuyễn, sau đó cho vào dầu dừa nóng. Khuấy đều hỗn hợp. Sau khi hỗn hợp đã nguội, thoa dầu dừa vào vùng khớp bị sưng đau.
  • Bài thuốc điều trị bệnh tiểu đường, ổn định đường huyết: Người dùng rửa sạch lá dứa, phơi nắng cho khô. Sau đó thái nhuyễn, nấu với nước để uống. Uống nước lá dứa như dùng trà, dùng để phòng chống và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.
  • Bài thuốc giải cảm: Rửa sạch lá dứa, cho vào nồi nước sôi, dùng để xông hơi cho người bệnh cảm.
  • Bài thuốc giải nhiệt, lợi tiểu: Rửa sạch và cắt nhỏ lá nếp thơm. Chia ra làm hai phần. Một phần cho vào máy xay sinh tố, xay lá nếp thơm với ít nước lọc, sau đó lọc qua rây lấy nước cốt. Phần còn lại cho vào nồi, đun nhỏ lửa. Khi đã sôi, cho thêm đường phèn vào, khuấy tan. Tắt lửa, chờ cho nước nguội bớt, cho phần nước cốt lá nếp thơm vào nồi. Tiếp tục đun lửa nhỏ vừa cho sôi hẳn. Lúc này, chờ nước nguội, có thể rót ra ly và thưởng thức.
  • Bài thuốc trị yếu dây thần kinh: Chuẩn bị 3 chiếc lá dứa. Rửa sạch, cắt nhỏ. Sắc lá dứa với 3 bát nước, nấu chỉ còn 2 bát. Uống nước lá dứa khi còn ấm nóng vào buổi trưa mỗi ngày.
  • Bài trị thuốc trị gàu: Rửa sạch 7 chiếc lá nếp thơm, sau đó giã nát. Thêm một ít nước vào lá nếp thơm vừa giã nát, khuấy đều, sau đó chắt lọc lấy nước cốt. Thoa nước cốt lá nếp thơm lên da đầu. Sau một giờ, thoa thêm một lần nữa rồi để khô. Gội đầu sạch với nước. Thực hiện phương cách này mỗi ngày cho đến khi sạch gàu.
Lá dứa được ứng dụng trong một số bài thuốc trị bệnh thấp khớp, hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường, giải cảm, giải nhiệt, trị gàu,...
Lá dứa được ứng dụng trong một số bài thuốc trị bệnh thấp khớp, hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường, giải cảm, giải nhiệt, trị gàu,…

8. Lưu ý khi dùng lá dứa

Khi áp dụng một số bài thuốc từ cây dứa thơm, người dùng nên chú ý một số điều sau:

  • Những bài thuốc từ dứa thơm có thể sẽ phát huy công hiệu chậm, người dùng nên kiên trì điều trị.
  • Trước khi dùng thuốc, người dùng nên trao đổi và hỏi ý kiến của bác sĩ. Bệnh nhân cần tuân thủ theo những lời khuyên, những chỉ dẫn của bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
  • Những bài thuốc trị bệnh từ cây dứa thơm có thể sẽ không phát huy công hiệu, không phù hợp hoặc gây dị ứng với một số người dùng. Do đó, bệnh nhân cần cân nhắc trước khi dùng và thận trọng trong khi dùng. Nếu trong quá trình điều trị, nhận thấy cơ thể có bất kỳ triệu chứng khác lạ nào, người dùng nên khai báo với bác sĩ để được xử lý kịp thời.
  • Những bài thuốc từ lá dứa chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh, không thể thay thế cho thuốc đặc trị. Người dùng không nên bỏ thuốc nếu không có sự cho phép của bác sĩ chuyên khoa.
  • Trước khi sử dụng dược liệu, người dùng cần rửa lá thật sạch, loại bỏ những vi trùng, vi khuẩn, bụi đất và thuốc trừ sâu bám ở thân lá.

Tóm lại, lá dứa không chỉ là một gia vị quen thuộc trong món ăn của người Việt là một thảo dược có nhiều công dụng đối với sức khỏe con người. Dân gian đã sử dụng lá dứa để tạo ra một số bài thuốc điều trị bệnh tiểu đường, xông hơi bệnh cảm, giải nhiệt, thấp khớp,… Tuy nhiên, trước khi dùng các bài thuốc từ lá dứa, người dùng nên cân nhắc kỹ lưỡng. Bệnh nhân cần hỏi ý kiến bác sĩ chuyên môn trước khi áp dụng.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính tham khảo. ThuocDanToc.vn không đưa ra lời khuyên, phương pháp điều trị,… thay cho bác sĩ chuyên khoa hoặc chuyên viên y tế.

Bài viết liên quan

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Đối tác

Ông Phạm Minh Đức - 0914530xxx
Thanh Trì, Hà Nội
Đặt mua 1 kg Cỏ Ngọt cách đây 1 phút