Cây Điền Thất: Vị Thuốc Chữa Táo Bón, Đau Nhức Xương Khớp

Cây điền thất là cây thân thảo, rễ củ. Theo Đông y, củ điền thất có vị đắng, tính hàn, có khả năng giải độc, thanh nhiệt, giảm đau, hoạt huyết,… Củ điền thất được dùng để điều trị đau nhức xương khớp, táo bón, trầy xước do té ngã,…

Củ của cây điền thất có nhiều tác dụng dược lý, được dùng để chữa một số bệnh lý rất hiệu quả.
Củ của cây điền thất có nhiều tác dụng dược lý, được dùng để chữa một số bệnh lý rất hiệu quả.

1. Tên gọi, phân nhóm

  • Tên gọi khác: Thủy điền thất, hổ trượng căn, cốt khí, hồi đầu thảo vui sầu, vùi đầu thảo, hồi thầu, mần tảo lấy (theo tiếng Tày), bơ pĩa mến (theo tiếng Thái),…;
  • Tên khoa học: Panax notoginseng;
  • Họ: Thuộc họ Cuồng.

2. Đặc điểm sinh học

Mô tả

Đông trùng hạ thảo Vietfarm - Thành tựu nghiên cứu chuyên sâu của Viện Nghiên cứu & Phát triển Y dược Cổ truyền Dân tộc. Sở hữu hàm lượng hoạt chất CAO NHẤT thị trường, đem đến nhiều hiệu quả ưu việt xứng danh món quà thượng phẩm cho sức khỏe người Việt.

Cây điền thất hay còn hay được gọi là cây hổ trượng căn là một loại cây thân thảo, có kích thước nhỏ nhắn. Cây mọc thẳng đứng, cao từ 1 – 2 mét. Thân cây láng mịn, không có lông nhưng có những đốm màu tím hồng. Lá cây điền thất có cuống lá ngắn. Các lá mọc so le với nhau.

Lá cây điền thất có hình trứng (hình bầu dục), mặt trên màu xanh lục sẫm, mặt dưới của lá có màu xanh lục nhạt hơn.

Hoa điền thất mọc thành chùm ở mỗi kẽ lá. Mỗi chùm hoa có chứa nhiều bông hoa nhỏ. Hoa có màu trắng đục và màu tím. Quả điền thất là loại quả khô, có màu nâu đỏ, có ba cạnh.

Cây điền thất là loại cây rễ củ. Rễ cây sẽ dần phình to theo thời gian và tạo thành củ. Củ điền thất có màu vàng nâu, có mùi thơm hăng hăng như mùi nghệ. Khi bị khô, củ điền thất mất mùi hăng khó chịu

Phân bố

Cây điền thất thường dễ mọc ở nơi có nền đất ẩm thấp, đất ven suối. Cây điền thất mọc hoang ở vùng rừng núi. Theo một số nhà nghiên cứu, khu vực rừng núi Sapa là nơi dễ tìm thấy cây điền thất mọc hoang nhất.

Cây điền thất cũng được nhiều người trồng. Cây rất dễ trồng, thông thường, người ta dùng củ để trồng cây. Người ta thường gieo trồng cây điền thất để làm dược liệu Đông y.

3. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản

Bộ phận thường được dùng nhiều nhất là phần củ điền thất. Người ta thường thu hái củ vào độ mùa hè hoặc mùa thu.

Thu hoạch củ cây điền thất bằng cách lấy trọn củ và phần rễ con. Sau khi thu hoạch, người dùng sơ chế bằng cách cắt bỏ phần rễ con, cắt bỏ phần thân lá, rửa sạch củ.

Một số cách bảo quản củ điền thất là: để củ ở nơi khô ráo hoặc cắt thành lát mỏng rồi phơi khô, sấy khô.

4. Thành phần hóa học

Thành phần hóa học chính trong củ điền thất là chất Anthanoid. Chất này chứa trong dịch tiết ra của củ điền thất.

5. Tác dụng dược lý

Theo Y học cổ truyền, cây điền thất mang lại một số tác dụng như:

  • Giải độc;
  • Thanh nhiệt;
  • Hoạt huyết;
  • Giảm đau;
  • Lợi thấp;
  • Chỉ khái;
  • Nhuận tràng;
  • Hóa đàm.

Với những tác dụng dược lý kể trên, củ điền thất được sử dụng để điều trị một số bệnh lý như: ho phế nhiệt, đau do phong thấp, đau nhức do chấn thương, trầy chân tay do té ngã, thấp nhiệt hoàng đản, bỏng nước sôi, bế kinh, táo bón, …

6. Tính, vị

Theo Đông y, phần củ của cây điền thất có vị đắng, tính hàn

Củ của cây điền thất có vị đắng, tính hàn, được dùng để làm thuốc chữa bệnh.
Củ của cây điền thất có vị đắng, tính hàn, được dùng để làm thuốc chữa bệnh.

7. Liều dùng, cách dùng

Trong Đông y, người ta thường dùng cây điền thất để chữa bệnh bằng cách sắc củ điền thất thành thuốc để uống. Một số bài thuốc cổ truyền còn phối hợp sắc điền thất với một số loại dược liệu khác để chữa bệnh.

Liều dùng thuốc từ củ điền thất được khuyến cáo là từ 10g – 30g/ngày. Tuy nhiên, con số này chỉ ở mức tương đối. Người dùng cần hỏi ý kiến bác sĩ y học cổ truyền trước khi dùng thuốc. Dùng dược liệu quá liều có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.

8. Bài thuốc

Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu một số bài thuốc được chế biến từ củ điền thất:

Bài thuốc chữa đau nhức khớp, viêm khớp phong thấp

  • Chuẩn bị: 15g điền thất, 15g gối hạc, 15g bìm bịp, 15g mộc thông;
  • Cách thực hiện: Sắc các vị thuốc cùng với nhau để uống;
  • Liều dùng: Uống thuốc từ 7 đến 10 ngày.

Bài thuốc chữa kinh nguyệt không đều

  • Chuẩn bị: Củ điền thất phơi khô;
  • Cách thực hiện: Tán củ điền thất thành bột. Khuấy bột điền thất với nước ấm để uống. Có thể cho thêm một ít mật ong vào thuốc để dễ uống hơn.
  • Liều dùng: Uống bài thuốc này sau kỳ kinh được 10 ngày. Uống thống trong vòng 10 ngày để kinh nguyệt thông đều trở lại.

Bài thuốc chữa táo bón

  • Chuẩn bị: Củ điền thất khô;
  • Cách dùng: Tán bột củ điền thất. Trước mỗi bữa ăn 15 phút, người dùng chiêu bột điền thất với nước ấm. Trong quá trình dùng bài thuốc này, người bệnh cần kiêng đồ cay nóng, rượu bia và giấm.
  • Liều dùng: Mỗi lần chiêu từ 6 – 10g bột điền thất. Uống bài thuốc này trong vòng từ 5 – 10 ngày.

Bài thuốc chữa sưng tấy, trầy xước do té ngã

  • Chuẩn bị: Củ điền thất tươi;
  • Cách dùng: Rửa sạch củ điền thất, sau đó giã nhỏ, cho thêm nước, vắt lấy nước. Uống phần nước chiết ra từ củ điền thất. Lấy phần bã điền thất đắp vào chỗ bị thương. Mỗi ngày thay băng 1 lần.

Bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh xơ gan

  • Chuẩn bị: 20g điền thất, 15g đan sâm, 10g chỉ sát, 15g trạch tả, 3g hồng hoa, 15g sơn tra, 3g cam thảo, 30g trư linh, 6g hồng bì.
  • Cách dùng: Sắc các dược liệu chuẩn bị bên trên với nước, để uống.
  • Liều dùng: Mỗi ngày dùng 1 thang thuốc. Dùng thuốc trong vòng 1 tuần.
Đông y thường kết hợp củ điền thất với một số loại dược liệu khác để chữa bệnh.
Đông y thường kết hợp củ điền thất với một số loại dược liệu khác để chữa bệnh.

9. Một vài lưu ý khi dùng

Khi dùng củ điền thất để điều trị bệnh, người dùng cần lưu ý một số điều sau:

  • Trước khi dùng các bài thuốc từ củ điền thất, người bệnh cần hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
  • Dùng thuốc đúng liều lượng, không nên dùng quá liều vì có thể gây ra những ảnh hưởng đến sức khỏe như: tiêu chảy, ớn lạnh,…
  • Phụ nữ có thai không dùng củ điền thất để điều trị bệnh.
  • Các bài thuốc từ dược liệu tự nhiên như các bài thuốc từ củ điền thất thường có tác dụng chậm. Người dùng cần kiên trì sử dụng, tránh bỏ liều để thấy hiệu quả của thuốc.
  • Trong quá trình dùng các bài thuốc từ củ điền thất, nếu thấy có bất kỳ triệu chứng khó chịu nào, người dùng cần khai báo ngay với bác sĩ chuyên khoa.
  • Tùy vào cơ địa của mỗi người, hiệu quả chữa bệnh của củ điền thất ở mỗi người là khác nhau.

Tóm lại, cây điền thất là một loại cây thân thảo, thường mọc hoang ở những nơi ẩm thấp, rừng núi. Cây điền thất cho phần củ có nhiều tác dụng dược lý, được Đông y ứng dụng trong chữa bệnh táo bón, đau nhức xương khớp, xơ gan,… Khi dùng các bài thuốc từ củ điền thất, người bệnh cần hỏi qua ý kiến của bác sĩ và tuân thủ đúng liều lượng bác sĩ chỉ định.

Thông tin trong bài viết này chỉ mang tính tham khảo.

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Đối tác

Ông Phạm Minh Đức - 0914530xxx
Thanh Trì, Hà Nội
Đặt mua 1 kg Cỏ Ngọt cách đây 1 phút