Khương hoạt - Vị thuốc quý được dân gian sử dụng chữa bệnh

Khương hoạt là loại thảo dược có nguồn gốc từ Trung Quốc. Khương hoạt có vị đắng, the, có tính ôn, được sử dụng trong các bài thuốc Đông y để trị phong thấp dạng thấp, cảm phong hàn, đau nhức toàn thân,…

Sử dụng phần rễ và thân rễ của cây khương hoạt để bào chế thành vị thuốc điều trị phong hàn, phong thấp, đau đầu, cảm, sốt,…

1. Tên gọi – Chủng loại

Tên gọi khác: Khương thanh, Tây khương hoạt, Xuyên khương hoạt, Hồ vương sứ giả

Tên khoa học: Notopterygium incisium Ting

Họ: Thuộc họ Hoa tán (Apiaceae)

Chủng loại:

  • Tằm khương: Là phần thân rễ ở dưới đất của cây khương hoạt, có hình trụ tròn, hơi cong, có hình dạng như con tằm. Tằm khương có vỏ ngoài mùa nâu, có nhiều đốt vòng chi chít nổi lên có dạng tựa cục bướu, bên trong có màu trắng hoặc vàng nhạt.
  • Điều khương: Là phần rễ của cây khương hoạt, có hình trụ tròn hoặc phân nhánh, đoạn trên hơi to. Điều khương có vỏ ngoài màu nâu, có các đốt tròn thưa nổi lên như cục bướu.

2. Đặc điểm sinh thái

+ Mô tả:

Cây khương hoạt là thực vật sống lâu năm, cây có mùi thơm đặc trưng. Khi trưởng thành, cây cao khoảng 0,5 – 1 mét. Phần thân rễ mọc ở dạng ở thân ngang, nằm dưới lòng đất tạo ra các rễ mới. Rễ có mùi thơn, mọc thành cụm có màu nâu sẫm. Lá mọc so le, mặt dưới của lá có màu xanh nhạt. Hoa khương hoạt là loại hoa nhỏ, có màu trắng, mọc thành cụm, hoa nở nào tháng 7 và tháng 8 hằng năm. Qủa hình thoi dẹp, có màu nâu đen.

+ Phân bố:

Cây khương hoạt sống ở các rìa rừng, bụi rậm, đồng cỏ, những đoạn dốc cao. Thảo dược này mọc hoang rất nhiều ở các tỉnh thuộc Trung Quốc như: Cam Túc, Thanh Hải, Thiểm Tây, Tứ Xuyên,… Cây khương hoạt di thực vào nước ta từ sớm nhưng chưa được phát triển nhiều.

Cây khương hoạt còn được gọi với nhiều tên gọi khác như Khương thanh, Tây khương hoạt, Xuyên khương hoạt, Hồ vương sứ giả

3. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến, bảo quản

+ Bộ phận dùng:

Sử dụng bộ phận rễ và thân rễ của cây khương hoạt để làm thuốc bởi trong chúng có chứa các đặc tính của dược phẩm.

+ Thu hái:

Đào lấy phần rễ và thân rễ vào mùa xuân và thu hằng năm.

+ Chế biến:

Sau khi thu hoạch cũng thân rễ và rễ của cây khương hoạt về cần rửa sạch bằng nước sạch để loại bỏ đất, cát, tạp chất, bụi bẩn. Sau đó đem thái lát mỏng rồi đem phơi hoặc sấy khô.

+ Bảo quản:

Bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng, cất trữ trong bọc kín.

4. Thành phần hóa học

Thành phần có trong khương hoạt theo Trung dược học:

  • Tinh chất dầu dễ bay hơi
  • Hợp chất Coumarins
  • Hợp chất Phenols
  • β – sitosterol
  • Daucossterol
  • Imperatorin
  • Organic acid
  • Alkaloids

5. Tính vị

  • Vị cay, đắng, tính ôn (Trung dược học)
  • Vị cay, đắng, tính ôn  (Đông dược học thiết yếu)
  • Vị đắng, cay, không độc (Dược tính luận)
  • Khí hơi ấm, có vị đắng, ngọt, tính bình (Thang dịch bản thảo)
  • Hơi cay, có tính ấm (Y học khải nguyên)

6. Quy kinh

Khương hoạt được quy vào các kinh sau:

  • Kinh Bàng quang, Thận (Trung dược học)
  • Kinh Bàng quang, Can, Thận (Đông dược học thiết yếu)
  • Kinh Túc thái dương, Quyết âm (Thang dịch bản thảo)
  • Kinh Túc thái dương bàng quang, Thủ thái dương tiểu trường (Trân châu nang)
  • Kinh Thủ, Túc thái dương, Túc thiếu âm, Quyết âm (Bản thảo mông thuyên)

7. Tác dụng dược lý

+ Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:

Trong nghiên cứu dược lý hiện đại, khương hoạt có tác dụng:

  • Giảm đau
  • Giải nhiệt
  • Ức chế các vi khuẩn, trực khuẩn brinell
  • Chống rối loạn nhịp tim
  • Chống viêm
  • Chống thiếu máu cơ tim
+ Theo Y học cổ truyền:

Trong Đông y, cây khương hoạt chứa các đặc tính dược phẩm có tác dụng điều trị các bệnh lý sau:

  • Phong thấp dạng thấp
  • Phong hàn
  • Cảm mạo phong hàn
  • Đau đầu
  • Các vấn đề hậu sản

8. Cách dùng – Liều dùng

Dân gian sử dụng khương hoạt chủ yếu ở dạng uống, sắc lấy nước dùng cùng với rượu, nước và các loại thảo dược khác.

Sử dụng 6 – 12 gram khương hoạt mỗi ngày.

9. Bài thuốc

Một số bài thuốc sử dụng khương hoạt cùng với các vị thuốc khác, bạn đọc có thể tham khảo:

Sử dụng các bài thuốc có chứa khương hoạt liên tục trong các ngày liền để đạt được kết quả như mong muốn
  • Bài thuốc chữa đau nhức các khớp (Ngoại Đài Bí Yếu): Dùng khương hoạt, độc hoạt, tùng tiết với liều lượng bằng nhau đem nấu với rượu, đợi nguội vào đổ vào bình thủy tinh và tiếp tục ngâm. Mỗi ngày sử dụng một chén hoặc nhiều hơn nếu cần thiết, sử dụng lúc đói.
  • Bài thuốc trị tái biến mạch máu não (trúng phong), đau cổ họng không ăn uống được (Thánh Tế Tổng Lục): Dùng 120 gram khương hoạt cùng với 80 gram ngưu bồn tử, thêm một ít phèn chua để uống mỗi ngày.
  • Bài thuốc chữa có thai bị phù thũng (Bản Sự Phương): Dùng la bặc tử đem sao chung với khương hoạt, nhưng chỉ lấy khương hoạt đem tán thành bột mịn, sử dụng mỗi ngày 8 gram cùng với rượu đã được hâm nóng.
  • Bài thuốc chữa sản hậu bị trúng phong, khó nói, chân tay không cử động được (Tiểu Phẩm Phương): Dùng 120 gram khương hoạt đem tán thành bột, sử dụng mỗi lần 20 gram cùng với một chén nước, một chén rượu, sắc cô đặc còn một chén để sử dụng trong ngày.
  • Bài thuốc chứa đau bụng sau sinh (Tất Hiệu Phương): Dùng 80 gram khương hoạt đem sắc với một ít rượu và nước.
  • Bài thuốc chữa tử cung lòi ra sau sinh (Tử Mẫu Bí Lục): Dùng 80 gram khương hoạt đem sắc với một ít rượu và nước.
  • Bài thuốc chữa đau đầu, thương hàn, đau vùng thái dương (Ngọc Cơ Vị Nghĩa): Dùng khương hoạt, phòng phong, hồng đậu với liều lượng bằng nhau, tán nhuyễn thành bột mịn rồi đem thổi vào mũi mỗi ngày.
  • Bài thuốc chữa nói ngọng, bị câm, tay chân co quắp: Dùng khương hoạt thái nhỏ, sử dụng 8 – 12 gram/ lần, uống cùng với rượu.
  • Bài thuốc chữa cảm mạo phát sốt, chữa viêm amidan: Dùng 20 gram khương hoạt cùng với bản blam căn, bồ công anh mỗi loại 200 gram, đem sắc lấy nước uống, chia thành phần uống mỗi ngày.
  • Bài thuốc chữa lạnh phát sốt, tay chân đau, miệng đắng, khát nước, mạch phù (Cửu vị Khoang hoạt thang): Dùng khương hoạt, phòng phong, thương truật mỗi vị 6 gram; xuyên khung, bạch chỉ, sinh địa, hoàng cầm, cam thảo mỗi vị 3 gram cùng với 2 gram tế tân. Đem tất cả các vị thuốc trên sắc cùng với nước để dùng.

10. Lưu ý

Trong quá trình điều trị bệnh bằng khương hoạt, người bệnh cần lưu ý một số điểm sau đây:

  • Không sử dụng khương hoạt cho các đối tượng dị ứng hoặc mẫn cảm với một số thành phần có trong dược liệu này.
  • Thận trọng khi sử dụng thuốc cho phụ nữ mang thai hoặc đang trong thời kỳ cho con bú, bởi thuốc có thể dẫn đến quái thai, truyền sang con thông qua đường cho bú.
  • Không được sử dụng các bài thuốc có chứa khương hoạt cho các đối tượng thiếu máu hoặc viêm khớp do huyết quản, dạ dày yếu, đau toàn thân kèm theo ớn lạnh, sốt.
  • Ngưng sử dụng thuốc khi gặp phải các triệu chứng tác dụng phụ của thuốc gây ra như nôn hoặc buồn nôn.
  • Không được lạm dụng dược liệu có thể phản tác dụng, gây gia tăng sự ảnh hưởng của các tác dụng phụ.

Bài viết đã cung cấp cho bạn đọc các thông tin về cây khương hoạt cũng như các bài thuốc sử dụng vị thuốc này. Tuy nhiên, bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, bệnh nhân không được tự ý áp dụng các bài thuốc trên khi chưa có chỉ định từ bác sĩ hoặc dược sĩ chuyên môn. Nếu bệnh tình không có dấu hiệu thuyên giảm, chuyển hướng nghiêm trọng, bệnh nhân cần báo cáo ngay với bác sĩ để có phương pháp điều trị khác, ngăn chặn sự phát triển của bệnh.

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Đối tác

Ông Phạm Minh Đức - 0914530xxx
Thanh Trì, Hà Nội
Đặt mua 1 kg Cỏ Ngọt cách đây 1 phút