Cây tục đoạn: Đặc điểm sinh thái, Tác dụng dược lý & Ứng dụng lâm sàng

Cây tục đoạn mọc hoang nhiều ở các tỉnh phía Bắc nước ta như Lào Cai, Sơn La, Hà Giang. Với tác dụng dược lý đa dạng, thảo dược này được ứng dụng vào các bài thuốc chữa đau mỏi xương khớp, gãy xương không lành, động thai,…

dược liệu tục đoạn
Cây tục đoạn còn gọi là Sâm nam, thuộc họ Tục đoạn (danh pháp khoa học: Dipsacaceae)

1. Tên gọi, phân nhóm

Tên gọi khác: Sâm nam

Tên dược: Radix Dipsaci

Tên khoa học: Dipsacus asper Wall

Phân nhóm: Xuyên tục đoạn (Dipsacus asper Wall), Trụ tục đoạn (Dipsacus japonicus Miq)

Họ: Tục đoạn (danh pháp khoa học: Dipsacaceae)

2. Đặc điểm sinh thái

Mô tả:

Tục đoạn là cây thân thảo, chiều cao trung bình khoảng 1m. Thân cây có cạnh, trên mỗi cạnh có hàng gai quắp xuống bên dưới. Lá tục đoạn mọc đối xứng, cuống dài và phiến lá chia thành 8 – 9 thùy, mép có răng cưa khá đều nhau. Hoa tự hình đầu, có màu trắng. Quả bế có màu xám trắng, thường có 4 cạnh.

Phân bố:

Tục đoạn mọc hoang ở các tỉnh phía Bắc nước ta như Lào Cai, Sơn La, Hà Giang và những vùng núi cao, không khí mát mẻ.

3. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến, bảo quản

Bộ phận dùng: Củ tục đoạn được dùng để làm dược liệu.

Thu hái: Thu hái củ tục đoạn vào thời điểm từ tháng 7 đến tháng 8 hằng năm.

Chế biến: Loại bỏ những củ bị xơ, sau đó đem rửa sạch, thái lát và phơi nắng cho khô.

Bảo quản: Nơi khô thoáng, tránh ẩm.

4. Thành phần hóa học

Tục đoạn có chứa tinh dầu, tannin, dipsacin, alkaloid,…

5. Tác dụng dược lý

+Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:

  • Nước sắc từ cây tục đoạn có tác dụng thoát mủ đối với ung nhọt, có khả năng giảm đau, cầm máu, tăng sữa và thúc đẩy tổ chức tái sinh.
  • Nghiên cứu tác dụng dược lý của một loại cùng chi với Tục đoạn – Dypsacuspilosus cho thấy dùng liều 0.2 – 0.3g/ kg lên chó mèo thì huyết áp và nhịp tim tăng lên. Ngoài ra biên độ mạch cũng tăng lên đáng kể. Tiếp tục thử nghiệm lên tủy sống của ếch cho thấy Dypsacuspilosus có tác dụng gây mê mạnh (theo tài liệu Những cây thuốc và vị thuốc Việt nam của tác giả Đỗ tất Lợi).

+Theo y học cổ truyền:

Tục đoạn có công dụng hoạt huyết, mạnh gân cốt, bổ can thận nên được chỉ định trong các trường hợp sau:

tác dụng của tục đoạn
Tục đoạn có công dụng hoạt huyết, mạnh gân cốt, bổ can thận
  • Ngoại thương
  • Rối loạn kinh Chong và Ren do thận can hư, rong huyết, biểu hiện băng kinh, động thai,..
  • Các biểu hiện của can thận hư như yếu chân, đau lưng mỏi gối,…

6. Tính vị

Tục đoạn có vị ngọt, đắng, cay và tính hơi ấm.

7. Qui kinh

Qui vào Can thận.

8. Cách dùng, liều dùng

Dùng tục đoạn phơi khô, tục đoạn tán bột,… Mỗi ngày nên dùng từ 10 – 20g.

9. Bài thuốc

Ứng dụng lâm sàng của dược liệu tục đoạn:

tác dụng của tục đoạn
Tục đoạn có khả năng giảm đau mỏi xương khớp, chữa động thai ở sản phụ,…
  • Bài thuốc trị gân cốt co cứng, chân gối mỏi, đau lưng và chân: Dùng tỳ giải, đỗ trọng, tục đoạn, ngưu tất sao, mộc qua mỗi thứ 80g đem nghiền bột mịn và luyện mật làm hoàn. Mỗi viên hoàn nặng 10g, dùng 1 viên/ lần. Ngày dùng từ 2 – 3 lần, uống chung với nước nóng hoặc rượu nóng.
  • Bài thuốc chữa động thai: Dùng 80g tục đoạn tẩm rượu và 80g đỗ trọng tẩm nước gừng cho đứt tơ, đem tán nhỏ trộn vào thịt đại táo, vo viên bằng hạt ngô. Ngày uống 30 viên với nước cơm.
  • Bài thuốc trị đau lưng, gối, gãy xương kín, bong gân: Dùng chích một dược, thổ miết trùng, tục đoạn, cốt toái bổ, chích nhũ hương, đồng tự nhiên, huyết kiệt, đương qui, hồng hoa, mỗi vị 12g cùng với mộc hương 8g đem đi tán mịn. Mỗi lần dùng 12g uống với nước sôi hoặc hòa với dấm rượu đắp bên ngoài.
  • Bài thuốc trị khí hứ, bạch đới, động thai, khí hư: Dùng đương qui, long cốt, địa du, tục đoạn, hoàng kỳ, xích thạch chỉ, mỗi thứ 12g, dùng thục địa 16, ngãi diệp và xuyên khung mỗi thứ 6g đem tán bột làm hoàn. Mỗi lần uống 8g, ngày dùng 2 lần.
  • Bài thuốc hoạt lạc giảm đau: Dùng tục đoạn, ý dĩ nhân, ngưu tất, bạch truật, ngũ gia bì, phòng phong, tỳ giải, mỗi thứ 12g và thục địa 20g, khương hoạt 8g đem nghiền làm bột và vo thành hoàn. Mỗi lần dùng 12g, ngày dùng từ 2 – 3 lần. Uống với rượu ấm hoặc nước muỗi loãng.
  • Bài thuốc trị đau nhức tứ chi do phong thấp: Dùng tục đoạn, tỳ giải, chế xuyên ô, ngưu tất, phòng phong, mỗi thứ 20g đem đi tán bột và luyện với mật làm hoàn. Mỗi lần dùng 8g, ngày dùng 2 lần. Uống cùng với nước lọc.
  • Bài thuốc chữa mỏi gân cốt ở người già: Dùng ngưu tất, tang ký sinh, tục đoạn, đỗ trọng, mỗi thứ 10g và đương quy, câu kỷ tử, hà thủ ô, mỗi thứ 5g đem sắc và uống hết trong ngày.
  • Bài thuốc trị xương gãy không liền: Dùng một dược sao, thổ miết trùng, tục đoạn, cốt toái bổ, nhũ hương sau, tự nhiên đồng, huyết kiệt, đương qui, hồng hoa, mỗi thứ 12g và dùng mộc hương 8g đem nghiền thành bột. Mỗi lần dùng 12g chiêu với nước đun sôi, ngày dùng 2 – 3 lần. Có thể đem bột nhào với rượu/ giấm thành bột nhão và đắp vào chỗ đau.
  • Bài thuốc chữa động thai, dọa sẩy thai: Dùng tục đoạn tẩm rượu sao, đỗ trọng tẩm gừng sao, mỗi vị 80g, đại táo 100g. Đại táo lấy thịt, đem bỏ hạt, sau đó giã nát. Tục đoạn và đỗ trọng đem tán bột mịn, sau đó trộn cùng với thịt đại táo và vo viên, viên to bằng hạt ngô. Một ngày dùng 30 viên với nước cơm.

10. Lưu ý

Không dùng tục đoạn cho người có chứng thực nhiệt. Các thông tin về dược liệu tục đoạn trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Trước khi áp dụng những bài thuốc từ dược liệu này, bạn cần thảo luận với bác sĩ để dự phòng các tác dụng không mong muốn.

Dược liệu nên kết hợp

  • Tác Dụng Bất Ngờ Từ Đậu Biếc Đối Với Sức Khỏe Và Sắc Đẹp
  • Cây nha đam: mô tả, tính vị, công dụng và các bài thuốc chữa bệnh

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đối tác

Ông Phạm Minh Đức - 0914530xxx
Thanh Trì, Hà Nội
Đặt mua 1 kg Cỏ Ngọt cách đây 1 phút