Cây Thông Thiên Chữa Bệnh Gì? Cách Sử Dụng Đúng

Bên cạnh màu hoa vàng rực rỡ hấp dẫn ánh nhìn, các hoạt chất chiết xuất từ cây thông thiên còn được ứng dụng trong điều chế thuốc chống nhiễm trùng hoặc trợ tim. Tuy nhiên, vì cây chứa độc tính cao có thể gây tử vong nếu ăn phải hoặc dùng không đúng cách. Do đó, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Cây thông thiên
Cây thông thiên ngoài làm cảnh còn được sử dụng làm thuốc

Đông trùng hạ thảo Vietfarm - Thành tựu nghiên cứu chuyên sâu của Viện Nghiên cứu & Phát triển Y dược Cổ truyền Dân tộc. Sở hữu hàm lượng hoạt chất CAO NHẤT thị trường, đem đến nhiều hiệu quả ưu việt xứng danh món quà thượng phẩm cho sức khỏe người Việt.

1. Tên gọi, phân nhóm

+ Tên gọi khác: Hoa huỳnh liên, trúc đào vàng, dây huỳnh hoặc gọi theo tiếng Trung là hoàng hoa giáp trúc đào

+ Tên khoa học: Cascabela thevetia (có địa phương gọi là Thevetia peruviana)

+ Họ: Trúc đào Apocynaceae

2. Đặc điểm sinh thái

+ Mô tả

Cây thông thiên hay thường được gọi là trúc đào vàng là một loại cây thân gỗ nhỏ. Cây có nhiều nhánh với chiều cao khoảng 3 – 4 m. Toàn thân cây chứa nhựa mủ màu trắng. Ngoài những mô tả này ra, cây thường được nhận diện với các đặc điểm sinh thái sau:

  • Lá: Lá cây trúc đào vàng có hình dạng giống như lá cây liễu, hình mũi mác thẳng đều. Chúng có màu xanh lục bóng, thường mọc xen kẽ trên cuống. Chiều dài lá khoảng 15 cm và rộng khoảng 0.5 -1.5 cm. Cuống lá ngắn 1 – 3 mm. Mặt dưới của lá nổi gân chính giữa và các gân thứ cấp rời rạc khác.
  • Hoa: Những bông hoa trúc đào vàng thường có mùi thơm dịu nhẹ, ngọt ngào. Hoa có hai màu chủ đạo là vàng sáng, trắng hoặc màu đào. Hoa có dạng hình phễu, thường nhóm lại thành cụm ở cuối cành (gần ngọn) với mỗi bông hoa có chiều dài 5.5 – 7 cm và rộng là 2.5 – 4 cm. Hoa cây trúc đào vàng thường nở vào mùa hè đến mùa thu.
  • Quả: Quả cây góc cạnh, có chứa nhân, có đường kính 3 – 4 cm và dày khoảng 2 – 2.5 cm. Khi chứa trưởng thành chúng có màu xanh lá cây, cứng nhưng khi chín lại chuyển sang màu đen và hơi mềm như quả mận. Mỗi quả trúc đào vàng chứa khoảng 1 – 2 hạt. Mùa quả bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau.
  • Hạt: Hạt cứng, có chiều dài 12 mm, rộng 12 mm và dày 5mm. hạt có màu trắng vàng nhạt.

+ Phân bố

Cây trúc đào vàng có khả năng chịu hạn và nhiệt độ cao. Do đó, chúng rất dễ sống và phát triển ở nhiều nơi trên thế giới. Cây được tìm thấy ở nhiều khu vực trên nước Mỹ như Kahana Beach, Kula, Kihei hoặc Hawaii,…

Ngoài ra, loại cây này còn phân bổ ở khá nhiều bang của Ấn Độ như West Bengal, Bihar, Madhya Pradesh, Tamil Nadu, Delhi, Rajasthan, Gujarat hoặc Uttar Pradesh,… Ở Việt Nam, cây trúc đào vàng được trồng khá nhiều nơi, đặc biệt là các tỉnh miền Nam.

3. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản

+ Bộ phận dùng: Hạt và lá cây

+ Thu hái: Hạt thông thiên được thu hoạch khi quả đã chín già, còn lá có thể hái quanh năm.

+ Chế biến: Lá cây có thể hái và sử dụng ngay hoặc đem rửa sạch và phơi khô. Còn hạt sẽ được đập bỏ lớp vỏ cứng ngoài, lấy nhân và phơi khô.

+ Bảo quản: Nơi khô ráo, tránh ẩm ướt

Quả thông thiên
Quả cây thông thiên khi sống có màu xanh

4. Thành phần hóa học

Cây thông thiên chứa các thành phần hóa học sau:

  • Lá: Chứa lượng nhỏ hoạt chất glycoside tim
  • Vỏ cây: Chứa nhiều Iridoid Glycoside (gồm Theviridosid) và một số hoạt chất khác như Hepritin 7-glucosid, Epiperuviol acetate và Aubucosid,…
  • Hạt: Chứa tinh dầu với các thành phần chính như acetyl glycerin và hoạt chất acid oleic. Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu còn tìm thấy lượng lớn hoạt chất chống oxy hóa Flavonoid trong dược liệu này.
  • Hoa: Gồm các thành phần hóa học như β-sitosterol, β-amyrin, Kaempferol và Quercetin

Ngoài các thành phần này, trong hoa, quả, lá và vỏ cây còn chứa các độc tố khác như glucozid, thevetin và neriin,…

5. Tính vị và Qui kinh

+ Tính vị: Lá và hạt của cây trúc đào vàng có vị cay, tính ôn và có chứa độc tố

+ Qui kinh: Chưa có báo cáo

6. Tác dụng dược lý

Theo các nghiên cứu khoa học, các hoạt chất được tìm thấy trong cây thông thiên, đặc biệt là Thevetin, về mặt dược lý có tác dụng cường tim. Khi được tiêm vào cơ thể, chất này có tác dụng giúp tim đập chậm. Do đó, chúng giúp làm sự co bóp của tim mạnh lên, hỗ trợ điều trị bệnh suy tim sau khi mắc bệnh nhiễm trùng hoặc sau khi mổ. Ngoài ra, Thevetin còn giúp cải thiện các vấn đề liên quan đến tim như viêm cơ tim, loạn nhịp tim hoặc tim yếu,…

Mặc dù Thevetin dễ tan trong nước và được bài tiết ra ngoài nhanh nhưng nếu thường xuyên tiêm vào cơ thể sẽ làm tăng nguy cơ ngộ độ. Khi đó, dược chất này có tể khiến tim đập nhanh hoặc rung tâm thất. Đồng thời, Thevetin cũng có thể kích thích cơ trơn của đường ruột và bàng quang làm tăng khả năng đi lỏng.

Chính nhờ những tác dụng dược lý này, người dân Trung Quốc thường sử dụng quả và lá của cây trúc đào vàng làm thuốc cường tim. Bên cạnh đó, họ còn dùng lá để chữa bệnh đinh đầu rắn. Hoặc cũng có thể sử dụng vỏ thân, hoa, hạt, rễ hoặc nhựa mủ trắng của cây để sát trùng vết thương ngoài.

Không chỉ riêng Trung Quốc, người dân Ấn Độ cũng thường dùng vỏ cây chữa bệnh sốt gián và các bệnh dùng ngoài da như viêm kẽ mô quanh móng tay,… Ngoài dùng làm thuốc trị bệnh, chiết xuất từ lá và hạt của cây thông thiên còn được dùng với múc đích làm thuốc diệt sâu bọ hoặc ruồi, giòi,…

7. Độc tính

Theo các nhà nghiên cứu khoa học, tất cả các bộ phận của cây thông thiên đều chứa độc tính đối với động vật có xương sống bởi chúng chứa lượng lớn Glycoside tim. Dược liệu chứa các độc tố chính như  các Cardenolide, bao gồm Thevetin A và Thevetin B cùng với các loại khác như Thevetoxin, Neriifolin và Ruvoside,…

Những hoạt chất này giống như Digitalis purpurea và Digoxin, không thể bị phá hủy ở nhiệt độ cao khi được phơi hoặc sấy khô. Do đó, khi sử dụng vào cơ thể với liều lượng cao, chúng có thể gây kích ứng dạ dày và tim. Nghiêm trọng hơn, nếu quá liều có thể đe dọa đến tính mạng.

Thông thường, để giải độc các hoạt chất từ cây thông thiên, nhân viên y tế thường cho người ngộ độc sử dụng các loại thuốc miễn dịch Digoxin, Atropine hoặc than hoạt tính. Ngoài  ra, kháng thể Polyclonal Anti-Digitoxin Fab cũng có thể được chỉ định để giải độc do ngộ độc dược chất từ cây thông thiên. Tuy nhiên, kháng thể này rất ít khi sử dụng bởi đối với một số quốc gia chúng có chi phí khá cao.

hình ảnh cây thông thiên
Toàn bộ cây thông thiên có chứa độc tính. Nếu dùng quá liều có thể gây tử vong

8. Bài thuốc

+ Dùng làm thuốc trợ tim

Chiết xuất hoạt chất Thevetin từ cây thông thiên từ lâu đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu và ứng dụng làm thuốc trợ tim. Thuốc thường được chỉ định chữa các bệnh về tim sau đây:

  • Đau van tim
  • Suy tim
  • Tim suy nhược sau mổ hoặc nhiễm trùng
  • Nhịp tim đập loạn
  • Viêm tâm cân

Bên cạnh đó, thuốc cường tim chứa hoạt chất Thevetin từ cây thông thiên còn được chỉ định dùng trong trường hợp mắc bệnh tim nhưng không đáp ứng thuốc Oubain hoặc Digitalin.

Chiết xuất Thevetin được điều chế dưới hai dạng là thuốc và tiêm tĩnh mạch với liều lượng cụ thể như:

  • Đối với dạng uống: Dung dịch cồn Thevetin 1/1000, trong đó có 1 mg là Thevetin. Thuốc này chứa trong chai với mỗi chai có thể tích là 20 ml. Mỗi ngày dùng tối thiểu khoảng 1 – 2 mg. Tốt nhất nên chia thành nhiều lượng nhỏ dùng 2 – 3 lần trong ngày.
  • Dạng tiêm vào tĩnh mạch: Dung dịch chứa 1/100 Thevetin. Mỗi ống tiêm chứa 2 m1/ 1mg, tương ứng với 1 mg Thevetin. Mỗi ngày dùng 1 – 2 ống để chữa suy tim.

+ Trị bệnh đinh đầu rắn và viêm kẽ mô quanh móng tay

Hái một nắm lá cây thông thiên đem rửa sạch, để ráo và giã nát. Sau đó, đắp lá lên vùng da bị tổn thương và dùng băng dính cố định. Sau khi đắp khoảng 15 phút, tháo bỏ và rửa lại da bằng nước ấm. Thực hiện đều đặn mỗi ngày 2 lần, đồng thời kiên trì sử dụng trong 1 – 2 tuần sẽ giúp cải thiện triệu chứng bệnh.

9. Tác dụng phụ của cây thông thiên

Các dược chất chứa trong thông thiên nếu sử dụng sai cách hoặc dùng quá liều có thể gây nên các tác dụng phụ sau đây:

  • Lở loét miệng
  • Tê cóng
  • Buồn nôn hoặc nôn mửa
  • Đau bụng, tiêu chảy
  • Buồn ngủ
  • Co giật
  • Hôn mê
  • Loạn nhịp tim
  • Rối loạn thị giác
  • Dị ứng da, bao gồm tình trạng phồng rộp da
  • Mủ vấy vào mắt có thể làm tổn thương giác mạc

Tùy theo cơ địa của mỗi người mà chất độc của thông thiên có thể gây nên những biểu hiện khác nhau. Do đó, khi sử dụng dược liệu này, bạn nên hết sức thận trọng.

Ngộ độc cây trúc đào vàng
Cây thông thiên gây buồn ngủ và một số tác dụng phụ nguy hiểm khác

10. Những trường hợp không dùng thông thiên

Những đối tượng sau đây không nên dùng cây thông thiên chữa bệnh tránh trường hợp bệnh không khỏi mà ngày càng phức tạp:

  • Trẻ em: Hệ miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể trẻ thường rất yếu. Do đó, chỉ cần một lượng nhỏ dược liệu từ thông thiên có thể làm tăng nguy cơ ngộ độc và gây nguy hiểm đến tính mạng trẻ.
  • Phụ nữ có thai: Chất độc chứa trong trúc đào vàng có thể nhiễm vào thai và gây ngộ độc. Chưa kể đến, chúng có thể làm tăng co bóp ở tử cung dẫn đến sẩy thai
  • Phụ nữ đang cho con bú: Độc tố từ dược liệu có thể ngấm vào sữa mẹ và truyền sang con khi mẹ cho con bú. Do đó, khi đang cho con bú sữa mẹ, chị em không nên dùng thuốc sắc từ thông thiên để điều trị bệnh nhằm tránh trường hợp độc tính trong thuốc gây ngộ độc, làm ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
  • Người có cơ địa dị ứng: Một số trường hợp nhạy cảm với các thành phần hóa chất chứa trong cây trúc đào vàng không nên sử dụng dược liệu này để trị bệnh. Bởi chúng có thể làm tăng phản ứng dị ứng gây ảnh hưởng tiêu cực đến súc khỏe. Chưa kể đến trường hợp dị ứng nặng có thể đe dọa đến tính mạng. Ngoài ra, người có tiền sử dị ứng với các loại thảo dược khác cũng không nên dùng để đảm bảo an toàn đối với sức khỏe.

Cây thông thiên có tác dụng chữa bệnh nhưng dược liệu này được xếp vào thuốc độc bảng A, cực độc. Do đó, các bạn chỉ nên sử dụng theo chỉ dẫn của thầy thuốc chuyên môn.

→ Có thể bạn quan tâm:

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Đối tác

Ông Phạm Minh Đức - 0914530xxx
Thanh Trì, Hà Nội
Đặt mua 1 kg Cỏ Ngọt cách đây 1 phút