Cây rau mương: Tính vị, Tác dụng dược lý và Bài thuốc chữa bệnh
Cây rau mương có vị nhạt, ngọt, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, lợi niệu, tiêu thũng, giải biểu, lương huyết giải độc. Thảo dược này được sử dụng để trị ung nhọt, áp xe, tiểu đường, viêm họng và viêm amidan.
1. Tên gọi, phân nhóm
Tên gọi khác: Rau mương đất, rau mương nằm.
Tên khoa học: Ludwigia prostrate.
Họ: Rau dừa nước (danh pháp khoa học: Onagraceae).
2. Đặc điểm sinh thái
Mô tả:
Rau mương là cây thân thảo, mọc nằm hoặc đứng, thân màu xanh lục, nhánh có cạnh và có màu đỏ. Lá có hình dải – ngọn giác, hai đầu nhọn, rộng khoảng 7 – 15mm, dài 2.5 – 7cm. Lá màu xanh lục, điểm đỏ, phiến lá có 1 gân chính và có gân nhỏ tỏa ra từ gân chính.
Hoa mọc vào tháng 3, ở nách lá, màu vàng, mỗi cụm hoa có 1 – 8 bông, không cuống. Quả dài 2 – 3cm.
Phân bố:
Cây rau mương mọc ở Nhật Bản, Triều Tiên, Trung Quốc, Ấn Độ và các nước Đông Dương. Tại Việt Nam, cây mọc chủ yếu từ Quảng Ninh và kéo dài vào các tỉnh phía Nam.
3. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản
Bộ phận dùng: Toàn cây.
Thu hái: Quanh năm.
Chế biến: Hái về, rửa sạch, để ráo và phơi khô.
Bảo quản: Nơi khô thoáng.
4. Thành phần hóa học
Chưa có nghiên cứu.
5. Tác dụng dược lý
+Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:
Chưa có nghiên cứu.
+Theo y học cổ truyền:
- Tác dụng thanh nhiệt, lợi niệu, tiêu thũng, giải biểu, lương huyết giải độc.
- Chủ trị mụn nhọt, nôn, lỵ, ho gà, thấp khớp (theo Viện Dược Liệu).
Tại Ấn Độ, lá của rau mương còn được sử dụng để trị đau răng, đau cơ. Hạt được dùng để trị ho gà, rễ trị lỵ.
Tại Trung Quốc, rau mương được dùng để trị viêm gan hoàng đản cấp tính, cảm mạo, viêm ruột thừa cấp tính, viêm hầu họng, viêm ruột cấp tính, thủy thũng, trẻ em cam tích.
6. Tính vị
Vị nhạt, ngọt, tính mát
7. Qui kinh
Chưa có nghiên cứu.
8. Cách dùng, liều dùng
Có thể dùng cây rau mương ở dạng tươi (giã nát, nhai nuốt nước tươi), ngâm rượu, sắc nước uống. Liều dùng 20 – 40g dược liệu khô và 40 – 50g dược liệu tươi.
9. Bài thuốc
Một số bài thuốc từ cây rau mương:
- Bài thuốc trị viêm amidan và viêm họng: Dùng cành lá tươi, rửa sạch và nhai nuốt nước.
- Bài thuốc trị ung nhọt, chín mẻ, áp xe: Dùng cành lá tươi, rửa sạch, để ráo và giã nát đem đắp lên da. Đồng thời dùng 30 – 40g sắc lấy nước uống.
- Bài thuốc trị đầy bụng, tiêu lỏng: Dùng lá tươi, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước uống.
- Bài thuốc trị bệnh tiểu đường: Dùng rau mương 15g, chuối hột 15g, dây mây 15g, cam thảo nam 10g, khổ qua 20g, bông dừa nước 15g, lục bình 15g, lá vú sữa tím 10g. Đem sắc với 3 chén nước, còn lại 8 phân nước. Chia thành 2 lần uống, dùng hết trong ngày.
10. Lưu ý
Không tự ý dùng cho phụ nữ mang thai và cho con bú.
Thông tin về cây rau mương trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Bạn đọc cần trao đổi với bác sĩ để xác định độ hiệu quả của bài thuốc trước khi áp dụng.
Hỏi đáp cùng chuyên gia
Cây rau mương có diệt được vi khuẩn HP không