Cây ô môi và những lợi ích đối với sức khỏe xương khớp, tiêu hóa

Cây ô môi có nguồn gốc từ Nam Mỹ, thường đường trồng làm cảnh ở nhiều nơi trên thế giới vì có hoa đẹp, cho bóng mát. Ở Việt Nam, cây ô môi thường được trồng nhiều và mọc hoang ở Nam bộ. Quả ô môi, lá ô môi là một trong những thứ thảo dược có tác dụng điều trị bệnh xương khớp, viêm da và hỗ trợ tiêu hóa.

Cây ô môi thường được thấy ở vùng Nam bộ. Ô môi mang đến cho chúng ta những lợi ích sức khỏe không ngờ.
Cây ô môi thường được thấy ở vùng Nam bộ. Ô môi mang đến cho chúng ta những lợi ích sức khỏe không ngờ.

Tìm hiểu về cây ô môi

Cây ô môi là một loại cây thuộc họ đậu, thường được trồng và mọc hoang ở vùng Nam bộ. Ô môi là cây thân gỗ, cao từ 10 – 20 mét, phân cành lớn, ra lá sum sê. Cây sẽ ra quả có hình trụ dẹt, dài khoảng 60 cm. Bên trong quả, có phần cơm màu nâu bao lấy hạt dẹt cứng, màu vàng.

Đông trùng hạ thảo Vietfarm - Thành tựu nghiên cứu chuyên sâu của Viện Nghiên cứu & Phát triển Y dược Cổ truyền Dân tộc. Sở hữu hàm lượng hoạt chất CAO NHẤT thị trường, đem đến nhiều hiệu quả ưu việt xứng danh món quà thượng phẩm cho sức khỏe người Việt.

Cây ô môi có tên khoa học là Cassia grandis L.f., cây có nguồn gốc từ vùng phía Nam châu Mỹ.

Ở Việt Nam, không chỉ có tên gọi là “ô môi”, nhiều địa phương khác nhau ở Nam bộ có những tên gọi khác cho loại cây này như cốt khí, bò cạp đó, canhkina Việt Nam,…

Cây ô môi được trồng làm cảnh ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Cây có tán lá rộng, tỏa bóng mát, đơm hoa sắc hồng nhạt, tạo mỹ quan cho khung cảnh.

Quả ô môi là một loại dược liệu trong y học vì phần cơm bao quanh hạt có tác dụng điều trị được nhiều chứng bệnh.

1. Thành phần hóa dược trong quả ô môi

Khi bóc tách mỗi quả ô môi hình trụ dẹt, ta sẽ thấy bên trong sẽ có nhiều ô nhỏ. Mỗi ô có phần cơm màu nâu bao bọc hạt dẹt.

Phần cơm thấy có vị ngọt, chứa các thành phần hóa dược sau:

  • Gluxit;
  • Tanin;
  • Canxi oxalat;
  • Saponin;
  • Antraglucozit;
  • Tinh dầu;
  • Chất nhầy;
  • Chất nhựa.

2. Lợi ích sức khỏe từ ô môi

Quả ô môi, cụ thể hơn là phần cơm thịt bên trong quả ô môi mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe như:

  • Thúc đẩy, kích thích tiêu hóa tốt hơn;
  • Tăng cảm giác ngon miệng khi ăn;
  • Giảm đau nhức xương khớp;
  • Nhuận tràng.

Ngoài ra, lá của cây ô môi còn có tác dụng điều trị các bệnh ngoài da như: lở ngứa, lang beng, hắc lào.

Phần cơm bên trong quả ô môi là phần hữu dụng nhất. Nó có nhiều tác dụng tốt cho xương khớp, tiêu hóa,...
Phần cơm bên trong quả ô môi là phần hữu dụng nhất. Nó có nhiều tác dụng tốt cho xương khớp, tiêu hóa,…

Cách sử dụng ô môi

1. Làm rượu

Trong dân gian, người Việt thường lấy phần cơm của quả ô môi để ngâm rượu. Rượu từ quả ô môi có tác dụng kích thích tiêu hóa, giúp ăn ngon miệng hơn và điều trị đau lưng, đau nhức xương khớp nói chung.

Cách thực hiện

Thông thường, mùa thu là thời điểm quả ô môi đã chín muồi. Người làm rượu thu hoạch quả về, sơ chế để bắt đầu ngâm rượu. Cứ 1 quả ô môi thì sẽ ngâm được 500ml rượu.

  • Bước 1: Rửa sạch vỏ ngoài của quả ô môi để loại bỏ bụi, cát. Sau đó để cho ráo nước.
  • Bước 2: Tách vỏ, lấy cơm, bỏ hạt.
  • Bước 3: Lấy phần cơm của ô môi ngâm rượu, ít nhất trong 20 ngày. Nếu ngâm phần cơm ô môi với rượu lâu hơn thì chất lượng rượu càng tốt.
Rượu ngâm ô môi giúp bạn cải thiện đau lưng, đau nhức xương khớp.
Rượu ngâm ô môi giúp bạn cải thiện đau lưng, đau nhức xương khớp.

Liều dùng

  • Số lượng: 2 bát nhỏ/lần;
  • Số lần: 2 lần/ngày;
  • Uống trước bữa ăn.

2. Bài thuốc điều trị đau thấp khớp

Nguyên liệu

  • 50g vỏ quả ô môi;
  • 100g cốt toái bổ;
  • 30g nhục quế;
  • 1 lít rượu đế (30 – 40 độ cồn).

Cách thực hiện

  • Bước 1: Sơ chế, làm sạch các nguyên liệu như vỏ quả ô môi, nhục quế.
  • Bước 2: Mang vỏ ô môi, cốt toái bổ, nhục quế ngâm trong 1 lít rượu đế.
  • Bước 3: Sau 15 – 20 ngày, bạn có thể dùng được.

Liều dùng

  • Số lượng: 1 bát nhỏ/lần uống;
  • Số lần: 2 lần/ngày;
  • Uống trước bữa ăn.
  • Không nên lạm dụng và uống quá liều.

3. Điều trị bệnh ngoài da

Đối với trường hợp bị lở ngứa, hắc lào hoặc lang beng, hãy lấy lá ô môi, rửa sạch, để ráo. Sau đó giã nát và mang xát tại chỗ vùng da bị bệnh.

Bôi thuốc vài lần trong ngày.

Những điều cần lưu ý khi dùng ô môi chữa bệnh

1. Tác dụng phụ

Đối với rượu thuốc làm từ phần cơm của quả ô môi, bạn có thể gặp phải một số tác dụng ngoài ý muốn như sau:

  • Say rượu;
  • Buồn ngủ;
  • Choáng váng;
  • Đỏ mặt.
Rượu ô môi còn kích thích tiêu hóa tốt hơn, giúp bạn ăn ngon miệng hơn. Tuy nhiên, người dùng nên lưu ý đến một số tác dụng phụ của bài thuốc từ quả ô môi.
Rượu ô môi còn kích thích tiêu hóa tốt hơn, giúp bạn ăn ngon miệng hơn. Tuy nhiên, người dùng nên lưu ý đến một số tác dụng phụ của bài thuốc từ quả ô môi.

Các triệu chứng kể trên xuất phát từ chất cồn có trong rượu, làm người dùng bị say. Cách xử lý hiệu quả là nên giảm lượng rượu xuống để hạn chế tình trạng trên. Khi thấy cơ thể mệt mỏi, choáng váng, buồn ngủ,… bạn nên nghỉ ngơi và không nên tiếp tục lao động, làm việc.

Nếu những trong quá trình dùng rượu thuốc, cơ thể có những triệu chứng gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, bạn nên tạm ngưng sử dụng và đến gặp bác sĩ để được hướng dẫn cách khắc phục.

2. Đối tượng không nên dùng rượu thuốc

  • Trẻ em;
  • Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú;
  • Người cao tuổi, sức khỏe yếu;
  • Người đang bị sốt, cảm;
  • Người mắc bệnh dạ dày;
  • Người mắc bệnh gan, thận.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Nội dung của bài không bao gồm toàn bộ những thông tin, lợi ích,… của cây ô môi. ThuocDanToc.vn không đưa ra chẩn đoán, lời khuyên, phương pháp điều trị bệnh,… thay cho bác sĩ chuyên khoa hoặc chuyên viên y tế.

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Đối tác

Ông Phạm Minh Đức - 0914530xxx
Thanh Trì, Hà Nội
Đặt mua 1 kg Cỏ Ngọt cách đây 1 phút