Cây lá cẩm: Tính vị, Qui kinh và Bài thuốc trị viêm phế quản

Cây lá cẩm có tác dụng thanh nhiệt, chỉ huyết, tiêu thũng, giải độc. Được áp dụng trong các bài thuốc trị bong gân, lao phổi, khái huyết, viêm phế quản cấp tính, nôn và ho ra máu, lỵ, ổ tụ máu,…

1. Tên gọi, phân nhóm

Tên gọi khác: Lá nếp cẩm.

Tên khoa học: Peristrophe roxburghiana.

Họ: Ô rô (danh pháp khoa học: Acanthaceae).

Phân nhóm: Lá cẩm đỏ, Lá cẩm tím.

lá cẩm phơi khô
Cây lá cẩm có tên khoa học là Peristrophe roxburghiana, thuộc họ Ô rô ( Acanthaceae)

2. Đặc điểm sinh thái

Mô tả:

Cây lá cẩm là loại thân thảo sống lâu năm, chiều cao trung bình từ 30 – 60cm. Thân cây thường có 4 cạnh, bề mặt thân có những rãnh dọc sâu. Khi cành non có lông bao phủ, khi già thường nhẵn.

giống cây lá cẩm tím
Tràng hoa của cây lá cẩm có màu hồng hoặc tím

Lá mọc đối, đơn, phiến lá hình trứng hoặc hình bầu dục. Hoa mọc thành cụm ở nách lá. Tràng hoa có màu hồng hoặc tím. Cây sinh trưởng mạnh vào mùa hè, hoa mọc vào mùa thu. Vào mùa đông, cây có xu hướng rụng hết lá. Cây lá cẩm mọc nhiều ở gần bờ suối hoặc ở ven rừng nơi có độ ẩm cao.

Phân bố:

Cây mọc hoang nhiều ở các địa phương nước ta và Trung Quốc, Đài Loan,…

3. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến, bảo quản

Bộ phận dùng: Lá của cây lá cẩm được dùng để làm dược liệu.

Thu hái: Thu hái lá vào mùa hè hoặc các thời điểm khác trong năm, trừ mùa đông. Vì thời điểm này cây rụng hết lá.

Chế biến: Đem rửa sạch, để ráo và phơi khô.

Bảo quản: Nơi thoáng mát.

4. Thành phần hóa học

Cây lá cẩm có các thành phần hóa học như pyrano peonidin và pelargonidin.

5. Tác dụng dược lý

+Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:

Chưa có nghiên cứu.

+Theo y học cổ truyền:

  • Tác dụng thanh nhiệt, chỉ huyết, tiêu thũng, giải độc.
  • Chủ trị bong gân, lao phổi, khái huyết, viêm phế quản cấp tính, nôn và ho ra máu, lỵ, ổ tụ máu,…

Tại Trung Quốc, lá cẩm được dùng để trị kinh phong ở trẻ em, mụn nhọt, lao hạch, thấp khớp, viêm họng, nhiễm trùng đường tiết niệu.

6. Tính vị

Vị ngọt nhạt (lá tươi). Dược liệu có vị đắng, tính bình.

7. Qui kinh

Chưa có nghiên cứu.

8. Liều dùng, cách dùng

Sắc lá cẩm để uống, tán bột hoặc nấu thành nước tắm. Có thể dùng lá cẩm ở liều cao vì cây không có độc.

lá nếp cẩm
Có thể sắc lá cẩm để uống, tán bột hoặc nấu thành nước tắm

9. Bài thuốc

Bài thuốc từ dược liệu lá cẩm:

  • Bài thuốc trị viêm phế quản: Dùng cành và lá cẩm 40g, cát cánh, mạch môn và tang bạch bì mỗi thứ 20g. Đem sắc uống giúp tiêu đờm và chữa viêm phế quản.

10. Lưu ý

Lá cẩm không có độc và được dùng cả trong chế biến thực phẩm. Tuy nhiên cần xác thực tính hiệu quả của bài thuốc từ lá cẩm trước khi thực hiện. Tránh trường hợp áp dụng bài thuốc vô hiệu khiến bệnh không bị ức chế và tiếp tục tiến triển theo chiều hướng xấu.

Thông tin về cây lá cẩm trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Vui lòng trao đổi với nhân viên y tế nếu bạn có ý định thực hiện những bài thuốc từ dược liệu này.

Dược liệu nên kết hợp

  • Cây lạc tiên: vị thuốc chữa mất ngủ và rất nhiều công dụng, bài thuốc khác
  • Cây phòng phong: Tính vị, Thành phần hóa học và Tác dụng dược lý

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đối tác

Ông Phạm Minh Đức - 0914530xxx
Thanh Trì, Hà Nội
Đặt mua 1 kg Cỏ Ngọt cách đây 1 phút