Cây câu đằng: mô tả, tính vị, công dụng và các bài thuốc từ nó

Cây câu đằng là một loại dây leo được sử dụng như một bài thuốc quý trong đông y. Nó có tác dụng làm giảm các cơn động kinh cho người bệnh và điều trị một số bệnh liên quan đến hệ thần kinh.

Cây câu đằng sống chủ yếu ở vùng núi phía Bắc
Cây câu đằng sống chủ yếu ở vùng núi phía Bắc

1/ Tên gọi, chủng loại

Tên khác: thuần câu câu, vuốt lá mỏ, dây móc câu, cú giằng (người Mông), co nam kho (người Thái), Pược cận (người Tày).

Đông trùng hạ thảo - quà sức khoẻ quý giá từ thiên nhiên, nâng tầm sức khoẻ, món quà được săn lùng nhất thời Covid. CLICK NHẬN NGAY ƯU ĐÃI.

Tên khoa học: Uncaria rhynchophylla.

Họ: Cà phê có họ khoa học là Rubiaceae.

2/ Đặc điểm sinh thái

Mô tả

Cây câu đằng là một loại dây leo dài khoảng 7 – 8m, Lá mọc đối diện nhau, phiến lá hình trứng đầu nhọn, mặt trên của lá bóng nhẵn , mặt dưới có phần mốc hơn. Ở mỗi kẽ lá có hai móc giống như móc câu nằm gần ở hai bên lá. Hoa cây câu đằng có hình cầu, quả nang bên trong chứa nhiều hạt.

Phân bố

Cây câu đằng thường mọc hoang ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Lào Cai, Cao Bằng, Sơn La và đặc biệt ở Hòa Bình cây mọc nhiều ở những vùng đồi thấp. Hiện này, cây câu đằng thu hoạch chủ yếu từ nguồn tự nhiên chưa được nhân giống trồng hàng loạt.

3/ Bộ phận dùng, thu hái, chế biến, bảo quản

Bộ phận sử dụng: Một đoạn nhành cây có móc câu được sử dụng để làm thuốc.

Thu hái: Nhành cây được thu hoạch vào mùa xuân hoặc mùa thu sau đó đem phơi khô.

Chế biến: Cây câu đằng sau khi thu hoạch về cắt lấy phần có móc câu theo kích thước khoảng 3 – 5cm, sau đó đem phơi nắng hoặc sấy khô. Móc câu có thể được tán thành bột để làm hoàn tán hoặc cất vào bao để dành sử dụng.

Bảo quản: Để móc cây câu đằng ở nơi khô ráo, thoáng mát, thỉnh thoảng đem ra phơi nắng để không bị hư hỏng

4/ Thành phần hóa học

Thân và rễ cây chứa alcaloid, trong đó hoạt chất Rhynchophyllin chiếm 28,9%. Bên cạnh đó còn có các chất khác như isorhynchophyllin, corynoxein, isocorynoxcin và một ít corynanthein, dihydrocorynanthein, hirsutin và hirsutein.

5/ Tính vị, quy kinh

Cây câu đằng có vị ngọt, tính hơi hàn. Quy kinh vào can và tâm bào.

6/ Tác dụng dược lý

Theo nghiên cứu y dược hiện đại

Cây câu đằng có tác dụng hạ áp: chất kiềm trong cây câu đằng có tác dụng hạ áp. Thuốc tác dụng trực tiếp và phản xạ tác dụng ức chế trung khu thần kinh vận mạch và chẹn nút thần kinh giao cảm, làm giãn mạch ngoại vi nên lực cản giảm và giúp hạ áp hiệu quả.

Tác dụng an thần: câu cây đằng ngâm rượu có tác dụng an thần nhưng không gây buồn ngủ.

Ngoài ra, cây câu đằng còn ức chế cơ trơn của ruột, làm dịu các cơn co thắt của phế quản.

Theo y học cổ truyền

Cây câu đằng có tác dụng:

  • Bình can, tức phong, trấn kinh.
  • Chủ trị chóng mặt, hoa mắt, nhức đầu, huyết áp cao, co giật ở trẻ em, động kinh…

7/ Liều dùng và cách dùng cây rau đằng

Liều dùng thông thường cho người sử dụng cây câu đằng là 8 -16g. Tùy theo mục đích sử dụng mà cây câu đằng có thể được dùng để sắc nước uống, ngâm rượu hoặc tán thành bột.

Móc cây câu đằng được sử dụng để làm thuốc
Móc cây câu đằng được sử dụng để làm thuốc

8/ Bài thuốc cây câu đằng

Linh dương câu đằng thang: trị nhiệt thịnh sinh phong, phong dương bốc lên trên gây nên đầu váng, hoa mắt, sốt cao, co giật, hôn mê, phiền muộn.

Vị thuốc: bạch thược 12g, bối mẫu 10g, cam thảo 4g, câu đằng 12g, cúc hoa 12g, linh dương giác 4g, phục thần 12g, sinh địa 16g, tang diệp 12g, trúc nhự 12g đem đi sắc nước uống.

Câu đằng tán: trị mỏi mắt, nhẹ đầu

Vị thuốc: bán hạ đã bào chế 20g, cam thảo nướng 10g, mạch môn bỏ lõi 20g, nhân sâm 20g, phòng phong 20g, phục linh 20g, phục thần 20g, thạch cao 40g, trần bì 20g. Đem tất cả các nguyên liệu tán bột, mỗi ngày uống 2 lần mỗi lần 16g hoặc sắc lấy nước cùng với 7 lát gừng sống để uống.

Thiên ma câu đằng ẩm: trị trẻ nhỏ tỳ vị khí hư, mắt mỏi yếu, cơ thể nóng, chân lạnh.

Vị thuốc: thiên ma 8g, câu đằng 12g, thạch quyết minh 20g, chi tử 8g, hoàng cầm 8g, ngưu tất 12g, ích mẫu 12g, tang ký sinh 12g, dạ đằng giao 12g, bạch linh 12g, đem đi sắc nước uống mỗi ngày 2 lần.

9/ Lưu ý khi sử dụng câu đằng đằng

Trong quá trình dùng câu đằng để sắc thuốc nên sắc dưới 20 phút để thuốc không bị giảm hiệu lực và các thành phần của thuốc bị phá hủy.

Trên đây là thông tin tham khảo về cây câu đằng, nếu bạn muốn sử dụng thuốc từ cây câu đằng nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Đối tác

Ông Phạm Minh Đức - 0914530xxx
Thanh Trì, Hà Nội
Đặt mua 1 kg Cỏ Ngọt cách đây 1 phút