Vá màng nhĩ: Các phương pháp và những điều nên làm

Vá màng nhĩ là từ dùng để chỉ một hay nhiều phương pháp được thực hiện để sửa những lỗ thủng hoặc vết rách ở màng nhĩ. Phương pháp này được dùng trong trường hợp việc dùng thuốc cũng như các phương pháp khác không phát huy được tác dụng.

vá màng nhĩ
Phương pháp vá màng nhĩ là cách điều trị thủng màng nhĩ được áp dụng phổ biến hiện nay

Vá màng nhĩ là gì?

Vá màng nhĩ là cách phẫu thuật được tiến hành nhằm khắc phục một lỗ hay vết rách trong màng nhĩ. Người ta cũng hay dùng cách này để sữa chữa hoặc thay thế phần xương phía sau màng nhĩ.

Nhưng để giúp bạn đọc hiểu hơn, chúng tôi xin nói rõ màng nhĩ là gì? Đây là lớp màng mỏng giữa tai ngoài và tai giữa, thường rung lên khi sóng âm chạm vào nó. Do nhiễm trùng tai tái phát nhiều lần (như viêm tai giữa…), chấn thương tai… có thể làm tổn thương màng nhĩ, nhiễm trùng tai cũng có thể gây ra tổn thương ở khu vực này. Chính vì vậy việc tiến hành biện pháp phẫu thuật là hết sức cần thiết. Vì càng để lâu càng dễ mất thính giác và tăng nguy cơ nhiễm trùng tai.

Các loại vá màng nhĩ hiện nay

Tùy theo từng tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ tiến hành áp dụng phương pháp vá thẩm mỹ phù hợp. Cụ thể đó những phương pháp mà chúng ta thường gặp như sau:

# Tiểu phẫu

Nếu lỗ thủng hoặc vết rách ở màng nhĩ có kích thước nhỏ thì bác sĩ có thể vá lỗ thủng bằng cách dùng gel hoặc băng gạc có kích thước vô cùng mỏng.

phương pháp vá màng nhĩ
Bác sĩ có thể thực hiện tiểu phẫu ngay tại nhà nếu bị thủng màng nhĩ ở mức độ nhẹ

Thông thường tiểu phẫu sẽ mất tầm 15 đến 30 phút và thường được tiến hành tại phòng mạch của bác sĩ do chỉ cần gây tê tại chỗ.

# Phẫu thuật

Phương pháp phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ sẽ được thực hiện nếu lỗ thủng màng nhĩ quá lớn. Đồng thời, người bệnh bị nhiễm trùng tai mãn tính và không thể chữa khỏi bằng cách dùng thuốc kháng sinh. Với phương pháp này, bác sĩ sẽ tiến hành gây mê và phẫu thuật tại bệnh viện. Tức là bệnh nhân sẽ không biết gì cho đến khi hết thuốc mê.

phẫu thuật vá màng nhĩ
Phải thực hiện vá màng nhĩ bằng phẫu thuật khi các tổn thương quá lớn

Đầu tiên bác sĩ sẽ dùng tia laser để loại bỏ mô thừa và phần mô sẹo tích tụ ở tai giữa. Sau đó, một mảnh mô nhỏ sẽ được lấy trên chính cơ thể để ghép vào phần màng nhĩ bị thủng. Bác sĩ sẽ dùng các thiết bị y tế để khắc phục thủng màng nhĩ qua ống tai. Hoặc có thể rạch một đường nhỏ sau tai để dễ tiếp cận màng nhĩ hơn.

Thông thường phương pháp này sẽ được tiến hành từ 2 đến 3 giờ.

# Phẫu thuật thẩm mỹ

Cách này thường được áp dụng khi ba xương nhỏ của tai giữa đã bị tổn thương do nhiễm trùng tai hoặc chấn thương. Bác sĩ sẽ tiến hành gây mê toàn thân, người bệnh hoàn toàn không có cảm nhận gì trong suốt thời gian điều trị. Xương được cấy vào phần tai có thể là xương phù hợp từ người khác hoặc sử dụng các thiết bị giả.

XEM THÊM: Khám và chữa viêm tai giữa ở đâu tốt nhất cả nước?

Biến chứng có thể gặp phải khi vá màng nhĩ

Trong bất cứ cuộc phẫu thuật nào cũng vậy, rủi ro là trường hợp rất khó tránh khỏi. Thông thường những rủi ro có thể gặp phải sẽ bao gồm: chảy máu, nhiễm trùng tại vị trí được phẫu thuật. Ngoài ra cũng có thể gặp phải phản ứng dị ứng với thuốc gây mê trong quá trình phẫu thuật.

phẫu thuật vá màng nhĩ
Người bệnh nên đến các bệnh viện lớn để phẫu thuật khi bị thủng màng nhĩ

Rất hiếm khi gặp phải biến chứng khi vá màng nhĩ. Nhưng một số ít trường hợp có thể gặp phải:

  • Tổn thương ở dây thần kinh mặt, dây thần kinh điều khiển thị giác
  • Tổn thương xương tai giữa gây mất thính lực.
  • Vá không hết phần màng nhĩ bị thủng

Những điều nên chuẩn bị trước khi vá màng nhĩ

Việc chuẩn bị những điều cần thiết trước khi phẫu thuật giúp cho bạn sẵn sàng và có tâm lý tốt nhất. Nhờ đó mà khả năng thành công khi phẫu thuật sẽ cao hơn.

Bạn hãy cho bác sĩ biết bất kì loại thuốc mà bạn đang dùng vì có thể sẽ gây phản ứng với thuốc gây mê được dùng trong phẫu thuật. Nếu có bác sĩ sẽ cho hoãn phẫu thuật cho đến khi đảm bảo được mức độ an toàn.

Bệnh nhân nên tránh ăn và uống trước khi phẫu thuật. Đồng thời nếu cần dùng thuốc thì cũng chỉ nên uống chung với một lượng nước nhỏ.

Việc phẫu thuật đòi hỏi phải có sự tham gia của bác sĩ có chuyên môn tốt cùng các trang thiết bị và máy móc hiện đại. Chính vì vậy, người bệnh nên đến các bệnh viện uy tín để được chẩn đoán, kiểm tra và áp dụng các phương pháp phẫu thuật phù hợp nhất.

Nhiều bệnh nhân có thắc mắc về chi phí phải trả khi thực hiện vá màng nhĩ. Điều này khó có được câu trả lời chính xác vì có sự chênh lệch giữa các bệnh viện. Nếu tiến hành ở các bệnh viện công và có bảo hiểm thì chỉ mất khoảng vài triệu đồng. Nhưng nếu ở bệnh viện tư nhân thì chi phí bỏ ra có thể lên đến hàng chục triệu đồng.

Những điều nên thực hiện sau khi vá màng nhĩ

Sau khi phẫu thuật, bác sĩ sẽ khâu lại phần tai đã được phẫu thuật và từ 5-7 ngày sẽ được cắt chỉ khi da đã được phục hồi. Thời gian phục hồi bệnh khá nhanh. Thông thường người bệnh sẽ được xuất viện ngay sau khi phẫu thuật.

Bác sĩ có thể yêu cầu dùng thuốc nhỏ tai sau khi phẫu thuật để tránh nhiễm trùng. Đồng thời hạn chế không cho vết mổ tiếp xúc với nước. Chú ý không vận động quá mạnh và nói quá to. Vì chỉ cần mở miệng hoặc hắt hơi sẽ tạo ra áp lực lớn trong tai của người bệnh.

Hạn chế tiếp xúc ở những nơi đông người, ồn ào để cho tai có thời gian được phục hồi. Bạn cần phải chú ý để giúp thính lực hoạt động hiệu quả hơn trong tương lai. Các triệu chứng bệnh thường phục hồi nhanh chóng, chỉ khoảng trong vài ngày là đã khỏi hẳn.

Tỷ lệ thành công sau khi vá màng nhĩ rất cao, lên tới 90% mà không để lại biến chứng. Nhưng cũng có một số trường hợp gặp phải rủi ro, đặc biệt là khi tai giữa nằm ngoài màng nhĩ.

ThuocDanToc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Bệnh viêm tai giữa nếu không điều trị kịp thời, sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Mắc bệnh viêm tai giữa có nguy cơ bị điếc không?

Bệnh viêm tai giữa nếu không kịp trời điều trị có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Trong...

Thủng màng nhĩ: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Bệnh thủng màng nhĩ là tổn thương xảy ra ở vùng mô mỏng phân chia tai giữa và ống tai...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *