Thuốc Sovalimus trị bệnh chàm: cách dùng, liều lượng, lưu ý sử dụng

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Sovalimus là thuốc điều trị bệnh da liễu khá phổ biến. Thuốc được chỉ định trong quá trình điều trị eczema (chàm).

Sovalimus
Sovalimus là thuốc điều trị bệnh da liễu khá phổ biến

  • Tên thuốc: Sovalimus
  • Tên hoạt chất: Tacrolimus
  • Phân nhóm: thuốc điều trị bệnh da liễu

Những thông tin cần biết về thuốc Sovalimus

1. Tác dụng

Thuốc Sovalimus có chứa thành phần Tacrolimus 100mg/100g. Thuốc được chỉ định để điều trị eczema (chàm) khi bệnh nhân sử dụng những loại thuốc khác nhưng không hiệu quả.

Sovalimus trị bệnh chàm
Sovalimus được chỉ định để điều trị bệnh chàm (eczema)

Một vài tác dụng khác của thuốc không được đề cập đến, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ nếu muốn sử dụng thuốc với mục đích khác.

2. Chống chỉ định

Sovalimus chống chỉ định với các trường hợp sau:

  • Người dị ứng và mẫn cảm với Tacrolimus
  • Mẫn cảm với macroclide

Bạn nên trình bày tiền sử dị ứng để bác sĩ chỉ định loại thuốc điều trị phù hợp. Hạn chế tối đa trường hợp dị ứng khi sử dụng Sovalimus.

3. Dạng bào chế và hàm lượng

Sovalimus có nhiều dạng bào chế và hàm lượng:

  • Hàm lượng 0.1% – dạng kem bôi ngoài, tuýp 10 gram
  • Hàm lượng 0.1% – dạng kem bôi ngoài, tuýp 15 gram
  • Hàm lượng 0.03% – dạng kem bôi ngoài, tuýp 10 gram

4. Cách dùng – liều lượng

Bạn nên trao đổi với bác sĩ để được chỉ định đúng liều lượng và tần suất sử dụng phù hợp với tình trạng bệnh. Thông tin chúng tôi tổng hợp chỉ phù hợp với những trường hợp phổ biến nhất.

  • Rửa sạch tay và vùng cần điều trị, sau đó lau khô bằng khăn sạch.
  • Lấy một lượng kem vừa đủ thoa nhẹ nhàng lên vùng da bị bệnh.
  • Sử dụng kem 2 lần/ ngày

Nếu có ý định sử dụng cho người dưới 16 tuổi, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được chỉ định liều dùng phù hợp.

Nên để vùng da thông thoáng, không nên băng kín hay che phủ nếu không có chỉ định từ bác sĩ. Rửa sạch tay sau khi tiếp xúc với thuốc – ngay cả khi bạn có đeo bao tay. Hạn chế để vùng da bôi thuốc tiếp xúc với vùng da khỏe mạnh hoặc da của người khác.

5. Bảo quản

Nên vặn chặt nắp sau khi sử dụng Sovalimus, bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng. Tránh nơi ẩm thấp, nhiệt độ cao và ánh nắng trực tiếp.

Nếu thuốc bị côn trùng cắn hoặc có dấu hiệu biến chất, bạn không nên tiếp tục sử dụng. Tham khảo thông tin trên bao bì để xử lý thuốc đúng cách.

Tuyệt đối không đưa thuốc cho người khác – ngay cả khi người đó có triệu chứng tương tự bạn. Hãy khuyến khích họ đến bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán đúng bệnh lý và chỉ định loại thuốc phù hợp.

6. Giá thành

Giá bán Sovalimus phụ thuộc vào nồng độ thuốc và quy cách sản xuất:

  • Sovalimus 0,1% tuýp 10 gram có giá dao động từ 280 – 300.000 đồng
  • Sovalimus 0,1% tuýp 15 gram có giá dao động từ 400 – 410.000 đồng
  • Sovalimus 0,03% tuýp 10 gram có giá dao động từ 260 – 270.000 đồng

Thông tin chúng tôi cung cấp chỉ mang tính chất tương đối, giá thành có thể chênh lệch ở một số đại lý bán lẻ.

Tham khảo thêm: Thuốc Sovalimus trị bệnh chàm: cách dùng, liều lượng, lưu ý sử dụng

Những điều cần lưu ý khi sử dụng Sovalimus

1. Thận trọng

Trẻ em dưới 2 tuổi, phụ nữ mang thai/ cho con bú, người mắc bệnh suy gan,… nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc. Tuyệt đối không tự ý sử dụng nếu chưa được bác sĩ cho phép.

thâm trọng khi dùng Sovalimus
Thận trọng khi sử dụng thuốc cho trẻ em dưới 2 tuổi

Sovalimus khiến da nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời, vì vậy bạn cần dùng viên uống chống nắng hoặc che chắn da khi di chuyển và hoạt động ngoài trời. Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp, đặc biệt là trong khung giờ từ 11:00 – 15:00, vì đây là thời điểm tia UV hoạt động mạnh và có khả năng làm tổn thương da.

Tránh bôi thuốc vào vùng niêm mạc hoặc vùng da gần mắt. Không bôi thuốc cùng với những chế phẩm ngoài da khác. Nếu có ý định sử dụng, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để hạn chế những rủi ro có thể phát sinh.

2. Tác dụng phụ

Sovalimus có thể gây ra một số tác dụng phụ như:

  • Đau rát
  • Bỏng da
  • Ngứa da
  • Phát ban
  • Viêm nang lông
  • Mụn trứng cá
  • Nhiễm virus Herpes

Thông tin trên chưa bao gồm tất cả các tác dụng phụ có thể xuất hiện khi dùng thuốc Sovalimus. Bạn nên trao đổi với bác sĩ để được tư vấn cụ thể về vấn đề này.

Các tác dụng phụ hiếm gặp có thể xuất hiện nếu cơ địa của người sử dụng nhạy cảm. Vì vậy, bạn cần chú ý những biểu hiện của cơ thể khi sử dụng thuốc để kịp thời phát hiện và khắc phục những tác dụng phụ này.

3. Tương tác thuốc

Sovalimus có thể tương tác với một số loại thuốc khác khiến hiệu quả của thuốc suy giảm. Bạn nên tham khảo thông tin sau đây để hạn chế tình trạng này.

tương tác thuốc Sovalimus
Sovalimus có khả năng với một số loại thuốc khác

Các loại thuốc làm giảm hiệu quả của Sovalimus:

  • Carbamazepine
  • Nifedipine
  • Rifampin
  • Phenobarbital

Các loại thuốc ức chế khả năng đào thải tacrolimus của thận:

  • Lansoprazole
  • Cisapride
  • Troleandomycin
  • Nicardipine
  • Clarithromycin
  • Omeprazole
  • Thuốc ức chế protease

Các loại thuốc làm tăng kali nếu được dùng chung với Sovalimus:

  • Triamteren
  • Amiloride
  • Spironolactone

Bạn nên trình bày những loại thuốc đang sử dụng – bao gồm thuốc điều trị, viên uống hỗ trợ, thảo dược, vitamin,… với bác sĩ để hạn chế tình trạng tương tác thuốc. Ngoài ra, Sovalimus có khả năng tương tác với một số thực phẩm. Cần trao đổi với bác sĩ để tránh dùng chung thuốc và những loại thực phẩm này.

4. Cách xử lý khi dùng thiếu hoặc quá liều

Dùng thiếu liều có thể khiến hiệu quả của thuốc giảm hoặc mất tác dụng hoàn toàn. Bạn nên dùng thuốc đều đặn để đảm bảo quá trình điều trị đạt được kết quả như mong muốn. Trong trường hợp quên dùng thuốc, nên dùng ngay khi nhớ ra. Nếu sắp đến liều tiếp theo, bạn nên bỏ qua và dùng liều tiếp theo vào đúng thời điểm chỉ định.

Nếu bạn dùng quá liều Sovalimus, hãy chủ động liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn cách khắc phục.

5. Nên ngưng thuốc khi nào?

Bạn nên ngưng thuốc Sovalimus trong các trường hợp sau:

  • Tình trạng bệnh chuyển biến nghiêm trọng hơn
  • Xuất hiện những phản ứng dị ứng trên da
  • Hết thời gian dùng thuốc được bác sĩ chỉ định

Nếu chưa hết thời gian dùng thuốc nhưng các triệu chứng đã dứt điểm, bạn vẫn nên tiếp tục dùng thuốc để điều trị bệnh hoàn toàn. Ngưng thuốc đột ngột có thể khiến bệnh tái phát và khó khắc phục hơn trước.

Sovalimus là thuốc điều trị eczema (chàm) khá phổ biến. Trong phạm vi bài viết, chúng tôi chỉ cung cấp những thông tin cơ bản về thuốc. Bạn nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ để được chỉ định liều lượng và tần suất phù hợp với cơ địa và tình trạng bệnh.

Có thể bạn quan tâm

Chàm bội nhiễm ở nhũ hoa: nguyên nhân và cách điều trị

Chàm bội nhiễm ở nhũ hoa là một trong những bệnh ngoài da đặc biệt ở phụ nữ. Tình trạng chàm...

Bệnh chàm môi có lây lan không?

Chàm môi là một trong những bệnh ngoài da dễ nhầm lẫn với tình trạng nứt nẻ, khô môi và...

Bệnh chàm bội nhiễm: nguyên nhân, triệu chứng & điều trị

Chàm là một trong những bệnh ngoài da phổ biến, không nguy hiểm. Tuy nhiên, khi bệnh tiến triển thành...

6 cách trị chàm môi theo dân gian

Bên cạnh phương pháp điều trị bằng Tây y, cách trị chàm môi theo dân gian cũng là một phương...

Bí kíp trị chàm sữa bằng lá trầu không đúng cách

Lá trầu không có công dụng điều trị nhiều bệnh ngoài da, trong đó có bệnh chàm sữa. Bên cạnh...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *