Thuốc Salazopyrin có công dụng gì? Thành phần & cách sử dụng

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI BÁC SĨ DOÃN HỒNG PHƯƠNG – Khoa Vật Lý Trị LiệuGiám đốc Chuyên môn Trung tâm Đông Phương Y Pháp – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Thuốc Salazopyrin giúp ngăn ngừa tổn thương cho xương khớp và điều trị bệnh viêm loét đại tràng. Nó hoạt động như một chất làm giảm sưng, viêm và cứng khớp. Thuốc Salazopyrin thường được chỉ định khi các loại thuốc chống viêm không chứa steroid (NSAID) không có tác dụng điều trị.

thông tin về thuốc Salazopyrin
Thuốc Salazopyrin thường được chỉ định để điều trị các chứng bệnh viêm khớp dạng thấp và hỗ trợ điều trị viêm loét đại tràng

Quốc dược Phục cốt khang là bài thuốc sở hữu nhiều ưu điểm ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT về công thức, thành phần trong điều trị bệnh xương khớp tại Việt Nam. [Tìm hiểu ngay]

Tên thuốc: Salazopyrin

Tên biệt dược: Sulfasalazine EP

Dạng bào chế: Viên nén

Thông tin về thuốc Salazopyrin

Salazopyrin là thuốc được phát triển vào năm 1950 thường được sử dụng để điều trị các bệnh về viêm khớp dạng thấp, viêm ruột.

1. Tính chất dược lực học

Khoảng 90% các trường hợp nhiễm virus ở đại tràng được chỉ định sử dụng thuốc salazopyrin và mesalazine. Hầu hết các trường hợp sử dụng salazopyrin được hấp thụ toàn bộ và chuyển hóa thành nước tiểu.

Nhìn chung, thuốc Salazopyrin được chuyển hóa và có tác dụng điều hòa miễn dịch, kháng khuẩn và thay đổi hoạt động của một số enzyme.

2. Chỉ định điều trị

Sulfasalazine thuộc nhóm thuốc chống viêm, có thể kiểm soát các triệu chứng viêm mãn tính ở ruột. Thuốc thường được chỉ định để điều trị:

  • Viêm loét dạ dày đại tràng.
  • Viêm ruột thừa.
  • Làm giảm đau và sưng khớp.
  • Điều trị các bệnh về thấp khớp cho bệnh nhân không thể sử dụng thuốc giảm đau và trường hợp thuốc điều trị viêm không chứa steroid không có tác dụng điều trị.
  • Ngăn ngừa tổn thương khớp và làm giảm nguy cơ tàn tật.

3. Liều lượng chỉ định

Liều lượng thuốc được chỉ định tùy theo mức độ nghiêm trọng của bệnh và khả năng dung nạp thuốc của bệnh nhân.

Liều lượng sử dụng thuốc Salazopyrin
Liều lượng sử dụng thuốc Salazopyrin phụ thuộc vào độ tuổi và mức độ nghiêm trọng của bệnh

Người cao tuổi:

Không có chỉ định và hạn chế cụ thể.

Người trưởng thành:

  • Sử dụng 2 đến 4 viên Salazopyrin mỗi ngày. Mỗi liều cách nhau không quá 8 tiếng.
  • Sau khi cảm nhận được sự thuyên giảm của dấu hiệu bệnh thì giảm xuống 2 viên mỗi ngày.
  • Thuốc Salazopyrin được khuyến cáo sử dụng trong một thời gian để đề phòng nguy cơ tái phát.

Trẻ em:

  • Đối với trẻ em, liều dùng được chỉ định theo độ tuổi và trọng lượng của cơ thể.
  • Trong trường hợp cấp tính hoặc bệnh tái phát: Sử dụng 40 mg đến 60 mg / kg mỗi ngày.
  • Liều dùng bảo trì: 20 mg đến 30 mg / kg mỗi ngày.
  • Salazopyrin có thể được chỉ định với một liều lượng linh hoạt hơn tùy theo từng cá nhân và mức độ bệnh.

Lưu ý: Người bệnh có thể sư dụng thuốc Salazopyrin trước hay sau bữa ăn đều có hiệu quả tương tự. Ngoài ra, hãy sử dụng thuốc Salazopyrin với thật nhiều nước.

4. Chống chỉ định

Salazopyrin chống chỉ định với:

  • Trẻ sơ sinh, trẻ em dưới 2 tuổi.
  • Người bệnh có tiểu sử mẫn cảm với sulfasalazine, chất chuyển hóa hoặc bất cứ tá dược nào khác như salicylat.
  • Bệnh nhân đang sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh hạ đường huyết.

Lưu ý khi sử dụng thuốc Salazopyrin

Thuốc Salazopyrin có thể gây ra một số tác dụng phụ cũng như phản ứng tiêu cực khi đi vào cơ thể người. Vì vậy, trước khi sử dụng thuốc, người bệnh cần tham khảo thông tin chính xác từ nhà sản xuất hay bác sĩ điều trị.

1. Tương tác khi sử dụng thuốc

Hoạt chất sulfasalazine gây gây giảm hấp thu digoxin dẫn đến giảm nồng độ huyết thanh.

Sulfasalazine cũng có thể tương tác với thuốc hạ đường huyết có chứa sulfonamid. Bệnh nhân dùng sulfasalazine cùng thuốc hạ đường huyết cần được theo dõi chặt chẽ.

Nếu sử dụng sulfasalazine cùng với azathioprine, thiopurine 6-mercillinurine, prodrug và salazopyrin có thể sẽ gây ức chế tủy xương và giảm bạch cầu.

Sử dụng đồng thời sulfasalazine cùng với thuốc methotrexate cho bệnh nhân thấp khớp có thể làm thay đổi dược động học của thuốc. Điều này làm gia tăng tác dụng phụ đến đường tiêu hóa, gây buồn nôn.

2. Thận trọng khi sử dụng

Bạn cần phải được xét nghiệm công thức máu, xét nghiệm chức năng gan trước khi sử dụng sulfasalazine. Việc xét nghiệm cần được thực hiện vào mỗi tuần thứ 2 trong 3 tháng điều trị đầu tiên. Trong 3 tháng kế tiếp, việc xét nghiệm nên được thực hiện mỗi tháng 1 lần. Và sau đó là xét nghiệm 3 tháng 1 lần, theo chỉ định lâm sàng.

Đánh giá chức năng gan, thận (bao gồm cả phân tích nước tiểu) nên được thực hiện ở tất cả các bệnh nhân trong tháng đầu tiên sau khi sử dụng thuốc sulfasalazine.

Bệnh nhân cũng nên báo cáo ngay với bác sĩ khi gặp tình trạng đau họng, sốt, khó chịu, xanh xao, thiếu máu, ban xuất huyết, vàng da hoặc có dấu hiệu nhiễm độc gan.

Những bệnh nhân suy yếu chức năng gan thận hoặc mắc chứng bệnh loãng máu không nên sử dụng thuốc sulfasalazine.

Thận trọng khi sử dụng sulfasalazine cho bệnh nhân dị ứng nặng hoặc bị hen phế quản.

Sử dụng thuốc sulfasalazine ở trẻ em có thể gây viêm khớp thiếu niên. Nó có thể gây một số phản ứng tiêu cực, do đó sulfasalazine không được khuyến cáo sử dụng cho trẻ em, thanh thiếu niên.

Uống thuốc sulfasalazine có thể gây chuyển hóa axit folic, gây thiếu hụt axit folic và dẫn đến thiếu máu nghiêm trọng. Do đó bệnh nhân thiếu máu không nên sử dụng thuốc.

Sulfasalazine có thể gây kết tinh và hình thành sỏi thận. Do đó nên đảm bảo không sử dụng quá liều trong quá trình điều trị.

Thuốc sulfasalazine có thể gây vô sinh ở nam giới. Sulfasalazine có thể sản sinh ra Oligospermia và gây vô sinh. Ngưng sử dụng thuốc trong vòng 2 đến 3 tháng để cân bằng lại hormone trong cơ thể.

3. Đối với phụ nữ mang thai và cho con bú

thuốc Salazopyrin và phụ nữ mang thai và cho con bú
Phụ nữ mang thai, đang có ý định mang thai và phụ nữ đang cho con bú nên tham khảo ý kiến bác sĩ khi sử dụng thuốc Salazopyrin

Đối với phụ nữ mang thai:

  • Các nghiên cứu của sulfasalazine trên hệ thống sinh sản của chuột và thỏ cho thấy không có bằng chứng gây hại đến thai nhi. Dữ liệu về sulfasalazine trên phụ nữ mang thai cũng không cho thấy dấu hiệu quái thai hoặc các mối nguy hiểm khác.
  • Tuy nhiên, sulfasalazine có thể gây thiếu hụt axit folic, do đó không thể loại trừ hoàn toàn khả năng gây hại của sulfasalazine đối với phụ nữ mang thai. Chỉ sử dụng sulfasalazine cho phụ nữ mang thai khi thật sự cần thiết.

Đối với phụ nữ đang cho con bú:

  • Sulfasalazine được tìm thấy trong sữa mẹ, mặc dù nồng độ khá thấp nhưng người bệnh cũng tránh cho con bú khi sử dụng sử dụng sulfasalazine. Hoạt chất sulfasalazine có thể gây vàng da và các vấn đề về não cho trẻ em dưới 2 tuổi.
  • Đã có báo cáo về phân có máu, tiêu chảy, đi tiểu ra mủ ở trẻ sơ sinh khi bú mẹ sử dụng sulfasalazine. Trong trường hợp này, mẹ nên ngưng sử dụng sulfasalazine và tìm liệu pháp điều trị khác hoặc ngưng cho bé bú mẹ.

4. Tác dụng phụ không mong muốn

Thông thường có 75% tác dụng phụ sẽ xuất hiện trong 3 tháng và 90% sau 6 tháng. Tác dụng phụ của sulfasalazine phụ thuộc vào liều lượng và thời gian sử dụng thuốc. Bạn có thể giảm bớt liều dùng để hạn chế tác dụng phụ.

Một số tác dụng phụ phổ biến của sulfasalazine như:

  • Buồn nôn, nhứt đầu, phát ban, chán ăn và khó chịu ở bụng
  • Rối loạn hệ thống máu và bạch huyết bao gồm giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, mất hạt bạch cầu, thiếu máu.
  • Rối loạn hệ thống miễn dịch, sốc phản vệ, viêm đa giác mạc.
  • Rối loạn chuyển hóa dinh dưỡng khiến người bệnh ăn mất ngon, tiêu hóa kém.
  • Rối loạn tâm thần, mất ngủ, phiền muộn, ù tai, hay xuất hiện ảo giác.
  • Rối loạn hệ thần kinh, chóng mặt, nhức đầu, rối loạn vị giác. Một số bệnh nhân thường bị co giật, viêm màng não vô khuẩn, bệnh thần kinh ngoại biên và rối loạn nhận biết mùi.
  • Rối loạn hệ hô hấp, khó thở, ho khan, viêm phế nang, viêm phổi.
  • Đau dạ dày, tiêu chảy, viêm miệng, viêm tụy, viêm tuyến mang tai.
  • Rối loạn chức năng gan, suy gan, viêm gan.
  • Ảnh hưởng đến chức năng da gây ngứa, rụng tóc, nổi mề đay, hoại tử biểu bì, phát ban toàn thân, viêm da tróc vảy, phù nề.
  • Đau khớp và gây bệnh lupus ban đỏ.
  • Gây viêm ống dẫn tinh, thận hư dẫn đến vô sinh ở nam giới.
  • Men gan cao khiến người bệnh bị vàng da, đổi màu da, phù nề mặt.

5. Quá liều

Hoạt chất sulfasalazine có chứa độc tính cấp tính thấp và không có thuốc giải độc đặc trị hoặc điều trị hỗ trợ. Do đó, bạn không nên sử dụng sulfasalazine thường xuyên và quá liều lượng chỉ định của bác sĩ.

Trong trường hợp quá liều, người bệnh cần được đến bệnh viện nhanh chóng. Gọi cấp cứu khẩn cấp nếu bệnh nhân có dấu hiệu rối loạn nhận thức, nôn mửa, co giật, sốt cao.

Tất cả các loại thuốc điều trị bệnh đều có rủi ro và lợi ích nhất định. Nếu bạn quan tâm về loại thuốc này, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ điều trị.

Tin bài nên đọc

Hiệu quả điều trị bệnh xương khớp của bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang được chuyên gia đánh giá cao và người bệnh phản hồi tích cực. [Xem ngay phản hồi của người bệnh về bài thuốc]

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.