Thuốc Opetrypsin: Thành phần, Cách sử dụng và Chống chỉ định

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Opetrypsin là dược phẩm của Công ty dược phẩm OPV – VIỆT NAM. Thuốc được bào chế ở dạng viên nén và được sử dụng để điều trị tổn thương mô mềm, phù nề mi mắt, làm lỏng dịch tiết đường hô hấp trên ở bệnh nhân hen, viêm phổi, viêm xoang và viêm phế quản.

thuoc opetrypsin
Thuốc Opetrypsin là dược phẩm của Công ty dược phẩm OPV – VIỆT NAM

  • Tên thuốc: Opetrypsin
  • Phân nhóm: Thuốc giảm đau hạ sốt
  • Dạng bào chế: Viên nén

Những thông tin cần biết về thuốc Opetrypsin

1. Thành phần

Thuốc Opetrypsin chứa thành phần chính là Chymotrypsine.

Chymotrypsine có tác dụng xúc tác chọn lọc giữa liên kết peptid ở liền kề các axit amin có nhân thơm.

2. Chỉ định

Thuốc Opetrypsin có tác dụng kháng viêm và được dùng để điều trị các vấn đề sau:

  • Tổn thương mô mềm
  • Bong gân
  • Khối tụ máu
  • Nhiễm trùng
  • Chuột rút
  • Phù nề mi mắt
  • Chấn thương do chơi thể thao
  • Làm lỏng dịch tiết đường hô hấp trên ở bệnh nhân hen, viêm phổi, viêm xoang và viêm phế quản

Thuốc cũng có thể được chỉ định để điều trị các bệnh lý khác. Nếu bạn có ý định tìm hiểu về tác dụng đầy đủ của thuốc, vui lòng trao đổi với nhân viên y tế.

3. Chống chỉ định

Thuốc Opetrypsin chống chỉ định với các đối tượng sau:

  • Mẫn cảm với thành phần trong thuốc
  • Bệnh nhân giảm alpha-1 antitrypsin

Bệnh nhân bị hội chứng thận hư, tắc nghẽn phổi mãn tính có nguy cơ giảm alpha-1 antritrypsin. Nếu thuộc nhóm đối tượng này, bạn nên thông báo tình trạng sức khỏe với bác sĩ để được xem xét việc dùng thuốc Opetrypsin.

4. Dạng bào chế – hàm lượng

  • Dạng bào chế: Viên nén
  • Hàm lượng 4200 đơn vị USP
  • Quy cách: Hộp 2 vỉ x 10 viên

5. Cách dùng – liều lượng

Thuốc có thể được sử dụng bằng đường uống hoặc ngậm.

thuốc opetrypsin
Có thể sử dụng thuốc bằng cách uống trực tiếp hoặc ngậm dưới lưỡi

Cách dùng:

  • Uống thuốc trực tiếp với nước lọc
  • Hoặc ngậm viên thuốc dưới lưỡi và đợi thuốc tan hoàn toàn

Liều dùng:

Liều dùng khi uống trực tiếp

  • Dùng 2 viên/ lần, ngày dùng từ 3 – 4 liều
  • Mỗi liều cách nhau ít nhất 4 giờ đồng hồ

Liều dùng khi ngậm dưới lưỡi:

  • Dùng 1 viên/ lần
  • Ngày dùng từ 4 – 6 viên

Liều dùng được đề cập chỉ áp dụng cho người trưởng thành. Không dùng thuốc cho trẻ nhỏ nếu chưa có yêu cầu từ nhân viên y tế.

6. Bảo quản

Đặt thuốc Opetrypsin ở nơi thoáng mát, tránh ẩm và ánh nắng trực tiếp. Thuốc Opetrypsin có hạn dùng 24 tháng kể từ ngày sản xuất. Không dùng thuốc quá hạn sử dụng.

7. Giá thành

Thuốc Opetrypsin được bán với giá dao động từ 25 – 35,000 đồng/ hộp.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Opetrypsin

1. Thận trọng

Không khuyến cáo sử dụng thuốc Opetrypsin trong phẫu thuật đục nhân mắt ở bệnh nhân dưới 20 tuổi. Vì thành phần Chymotrypsin có khả năng gây mất dịch kính.

Không sử dụng thuốc cho bệnh nhân đục nhân mắt bẩm sinh, người có vết thương hở hoặc tăng áp suất dịch kính.

Trao đổi với bác sĩ nếu có ý định dùng thuốc trong thời gian mang thai.

thuoc opetrypsin co tac dung gi
Phụ nữ mang thai nên trao đổi với bác sĩ trước khi quyết định dùng thuốc

Chưa có nghiên cứu về tác dụng phụ của thuốc đối với phụ nữ đang cho con bú. Tuy nhiên để đề phòng rủi ro, bạn không nên tự ý sử dụng. Nếu phải dùng thuốc, bác sĩ có thể khuyên bạn nên ngưng cho trẻ bú để giảm tác hại lên nguồn sữa.

2. Tác dụng phụ

Thuốc Opetrypsin ít gây dị ứng, tuy nhiên bạn có thể bị tăng nhãn áp nhất thời trong thời gian sử dụng.

Nếu nhận thấy dấu hiệu bất thường phát sinh trong thời gian dùng thuốc Opetrypsin, bạn cần báo với bác sĩ để được hướng dẫn cách khắc phục.

3. Tương tác thuốc

Chưa có báo cáo về tương tác thuốc Opetrypsin. Để phòng ngừa tình trạng này, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi kết hợp Opetrypsin với bất cứ loại thuốc nào.

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.