Neometin là thuốc gì? Sử dụng như thế nào?
Viên đặt Neometin được sử dụng để điều trị nhiễm khuẩn âm đạo do vi khuẩn, vi nấm,… Trước khi sử dụng, bạn cần trang bị thông tin về cách sử dụng, liều lượng và chống chỉ định của loại thuốc này.
- Tên thuốc: Neometin
- Phân nhóm: Thuốc chống nhiễm khuẩn, kháng nấm, virus và ký sinh trùng
- Dạng bào chế: Viên nén đặt âm đạo
Những thông tin cần biết về thuốc Neometin
1. Thành phần
Thuốc Neometin có chứa các thành phần sau:
- Neomycin: Thuộc nhóm kháng sinh aminoglycoside – hoạt động bằng cách ức chế sự tăng trưởng của vi khuẩn.
- Nystatin: Có phổ kháng nấm rộng, giúp kìm hãm và tiêu diệt các vi nấm – trong đó có nấm Candida.
- Metrodinazol: Là thuốc kháng khuẩn nhóm nitro-5 imidazole. Thành phần này có khả năng tiêu diệt các vi khuẩn và trùng roi gây bệnh như Trichomanas, Clostridium,…
Để biết các thành phần tá dược của thuốc, bạn nên tham khảo thông tin in trên tờ hướng dẫn đi kèm.
2. Chỉ định
Thuốc Neometin được chỉ định để điều trị nhiễm khuẩn âm đạo do vi khuẩn, vi nấm,… Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng thuốc cho các trường hợp khác.
3. Chống chỉ định
Thuốc Neometin chống chỉ định với người quá mẫn và dị ứng với các thành phần trong thuốc.
Nếu từng có tiền sử dị ứng với bất cứ loại kháng sinh nào, bạn cần thông báo với bác sĩ để cân nhắc việc điều trị bằng Neometin. Trong trường hợp bạn có nguy cơ dị ứng với thành phần trong Neometin, bác sĩ sẽ xem xét để chỉ định một loại thuốc thích hợp hơn.
4. Dạng bào chế – quy cách
- Dạng bào chế: Viên đặt âm đạo
- Quy cách: Hộp 1 vỉ x 10 viên
5. Cách dùng – liều lượng
Bạn cần đọc kỹ hướng dẫn in trên bao bì trước khi sử dụng. Nếu chưa rõ cách dùng, vui lòng trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.
Cách sử dụng:
- Làm ướt viên thuốc trước khi đặt
- Đặt thuốc vào âm đạo để thuốc tan hoàn toàn
Trước khi tiếp xúc với thuốc, bạn cần vệ sinh tay và vùng kín nhằm hạn chế tình trạng viên thuốc bị nhiễm khuẩn. Sau khi đặt thuốc, bạn cũng nên rửa sạch tay với xà phòng.
Nên dùng thuốc vào buổi tối trước khi ngủ. Đây là thời điểm bạn ít vận động và hoạt động. Điều này sẽ giúp thuốc đi sâu vào âm đạo và được hấp thu hoàn toàn.
Liều dùng thuốc Neometin được chỉ định dựa vào mức độ nhiễm khuẩn. Do đó bạn cần thăm khám để xác định tình trạng bệnh trước khi sử dụng.
Thông tin về liều dùng trong bài viết chỉ đáp ứng cho trường hợp bệnh thông thường. Nếu tình trạng đi kèm với các triệu chứng đặc biệt, bạn cần thông báo với bác sĩ để được điều chỉnh liều.
Liều dùng thông thường:
- Dùng 1 viên/ lần/ ngày
- Thời gian điều trị: 10 ngày liên tiếp
- Có thể tăng lên 2 viên/ ngày
Nếu kinh nguyệt xuất hiện trong quá trình sử dụng, bạn nên liên hệ với bác sĩ để nhận được tư vấn chuyên môn. Tự ý ngưng thuốc trong thời gian này có thể khiến tình trạng nhiễm nấm tái phát.
Chưa có nghiên cứu về liều dùng cho trẻ em, vì vậy phụ huynh không nên tự ý dùng thuốc cho trẻ khi chưa có sự cho phép của bác sĩ.
6. Bảo quản
Cần bảo quản thuốc đúng cách để đảm bảo tác dụng điều trị. Bảo quản thuốc ở nơi khô thoáng, tránh ẩm và ánh nắng trực tiếp.
Giữ thuốc xa tầm với của trẻ nhỏ và thú nuôi. Nếu trẻ và thú nuôi lỡ nuốt phải thuốc, bạn cần thông báo với bác sĩ ngay.
Thuốc hết hạn cần được xử lý đúng cách. Nếu bạn không biết cách xử lý, hãy liên hệ với dược sĩ để được hướng dẫn.
7. Giá thành
Thuốc Neometin được bán với giá 90 – 100.000 đồng/ Hộp 1 vỉ x 10 viên.
Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Neometin
1. Thận trọng
Nếu bạn đang có thai hoặc có ý định mang thai, hãy chủ động thông báo với bác sĩ để được cân nhắc việc sử dụng thuốc đặt phụ khoa.
Phụ nữ cho con bú có thể sử dụng thuốc Neometin. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu về mức độ thải trừ của thuốc vào sữa mẹ. Để đảm bảo an toàn, bác sĩ có thể yêu cầu bạn ngưng cho con bú trong thời gian dùng thuốc.
Trong quá trình sử dụng, nếu bạn nhận thấy các phản ứng quá mẫn – cần chủ động ngưng thuốc và thông báo với bác sĩ.
2. Tác dụng phụ
Một số tác dụng không mong muốn có thể phát sinh trong quá trình dùng thuốc Neometin.
Tác dụng phụ thường gặp:
- Ngứa âm đạo
- Phát ban
- Sưng nhẹ
- Chóng mặt
- Khó thở
- Đau dạ dày
- Buồn nôn
- Nóng rát bên trong âm đạo
Nếu triệu chứng tiếp tục kéo dài hoặc có xu hướng trầm trọng hơn, bạn cần ngưng sử dụng thuốc và đến bệnh viện để được chẩn đoán nguyên nhân.
Phản ứng của thuốc với mỗi người là khác nhau. Vì vậy bạn có thể gặp phải các tác dụng ngoại ý không được đề cập trong nội dung bài viết. Khi thấy các biểu hiện bất thường phát sinh, bạn cần liên hệ với bác sĩ để được hướng dẫn cách khắc phục.
Tự ý điều trị tác dụng phụ có thể gây ra những rủi ro đáng tiếc.
3. Tương tác thuốc
Neometin có thể làm giảm tác dụng của một số loại thuốc đặt và thuốc bôi vùng kín. Để hạn chế tình trạng này, bác sĩ có thể đề nghị giảm tần suất hoặc liều lượng của từng loại thuốc.
Ngoài ra, Neometin cũng có thể tương tác với những loại thuốc sau:
- Thuốc chống đông máu: Warfarin, Lithium, Disulfiram, Phenytoin,…
- Thuốc kháng nấm: Metrodinazole, Nystatin,…
Trao đổi với bác sĩ để biết danh sách đầy đủ các loại thuốc có khả năng tương tác với Neometin.
4. Xử lý khi dùng thiếu hoặc quá liều
Khi quên đặt một liều thuốc, bạn cần đặt ngay khi nhớ ra. Trong trường hợp gần với thời điểm dùng liều sau, bạn có thể giãn khoảng cách giữa hai liều.
Quá liều thuốc Neometin có thể gây ra những ảnh hưởng bất lợi cho các cơ quan trong cơ thể. Nếu nghi ngờ đã dùng thuốc quá liều lượng được chỉ định, bạn cần gọi ngay cho bác sĩ. Tình trạng quá liều trong thời gian dài có thể đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe của người dùng. Vì vậy, cần tuân thủ các chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Xem thêm:
- Thuốc Metromicon: Công dụng, liều dùng và tương tác
- Thuốc Candisafe: thông tin về cách sử dụng và những lưu ý
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!