Thuốc Mobium là thuốc gì?
Thuốc Mobium có tác dụng điều trị các bệnh về đường tiêu hóa như buồn nôn, nôn nặng, khó tiêu,… Tuy nhiên, thuốc có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn. Ngoài ra, bạn không nên tự ý dùng thuốc khi không có sự hướng dẫn, chỉ định từ bác sĩ.
- Tên biệt dược: Mobium®;
- Phân nhóm thuốc: thuốc đường tiêu hóa;
- Dạng bào chế: viên nén.
Những thông tin cần biết về thuốc Mobium
Thuốc Mobium là thuốc chữa một số bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa. Thuốc Mobium có xuất xứ từ Việt Nam, do Công ty Cổ phần Dược phẩm Cửu Long sản xuất.
1. Thành phần của thuốc Mobium
Các thành phần trong 1 viên nén Mobium bao gồm:
- Domperidon maleat tương đương;
- Domperidon (10 mg).
- Tá dược vừa đủ (1 viên): Tinh bột mì, lactose, gelatin, sodium starch glycolate, magnesi stearat.
2. Chỉ định
Thuốc Mobium được chỉ định điều trị những triệu chứng hoặc bệnh lý sau:
- Buồn nôn và nôn nặng;
- Cảm giác chướng bụng;
- Cảm giác chướng và nặng vùng thượng vị;
- Khó tiêu sau bữa ăn, thức ăn chậm xuống ruột.
3. Cách dùng và liều dùng
Cách dùng:
Người bệnh uống trực tiếp thuốc Mobium với nước lọc
Lưu ý, người bệnh phải uống thuốc trước bữa ăn, từ 15 đến 30 phút.
Liều dùng:
- Bệnh nhân nên có chỉ định liều dùng từ bác sĩ.
- Người lớn uống tối đa 10 mg – 20 mg/lần uống;
- Thời điểm uống thuốc giãn cách từ 4 đến 8 giờ.
4. Bảo quản thuốc
Bảo quản thuốc ở nơi khô thoáng, tránh ánh sáng trực tiếp từ mặt trời. Điều này sẽ giúp thuốc không bị hư hỏng, ẩm mốc hoặc mất hết tác dụng. Trong trường hợp thuốc có dấu hiệu bị hư hỏng, ẩm mốc, bạn không nên sử dụng vì có thể gây hại cho sức khỏe.
Để thuốc ở xa tầm tay trẻ em.
Tham khảo thêm: Thuốc Mizatin chữa bệnh gì?
Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc
1. Tác dụng phụ của thuốc
Thuốc Mobium có thể gây ra một số tác dụng phụ, không mong muốn như sau:
- Gây buồn ngủ, ngáp;
- Chảy sữa đối với phụ nữ sau sinh;
- Vú to hoặc đau tức vú;
- Rối loạn kinh nguyệt;
- Mất kinh.
Cách xử lý là tạm thời ngưng dùng thuốc khi thấy cơ thể có các dấu hiệu trên.
Lưu ý, trên đây chỉ là tập hợp một số tác dụng phụ thường thấy. Khi dùng thuốc, có thể bệnh nhân sẽ gặp những biểu hiện khác. Do đó, trong quá trình dùng thuốc điều trị, bệnh nhân cần trình báo ngay với bác sĩ nếu thấy cơ thể có triệu chứng lạ.
2. Thận trọng khi dùng
Một số trường hợp bệnh sau, cần thận trọng khi dùng thuốc Mobium:
- Người bệnh Parkinson không được dùng quá 12 tuần. Thành phần domperidon có trong thuốc sẽ gây hại thần kinh trung ương.
- Người mắc bệnh suy thận nên giảm liều dùng.
- Phụ nữ đang trong thời gian mang thai và cho con bú.
- Người lái xe và vận hành máy móc nên thận trọng khi dùng. Thuốc gây ra tác dụng buồn ngủ không mong muốn.
Tìm hiểu thêm: Thuốc Lansoprazol STADA® 30mg điều trị các bệnh đường tiêu hóa
3. Tương tác thuốc
Thuốc Mobium có thể ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của một số loại thuốc khác. Phản ứng này gọi là tương tác thuốc. Mobium có thể sẽ làm giảm, làm mất tác dụng của một số loại thuốc khác. Hoặc cũng có thể giảm tác dụng vì bị một số loại thuốc khác lấn át.
Mobium có một số tương tác thuốc sau đây:
- Các loại thuốc có chứa kháng cholinergic có thể ức chế tác dụng của thành phần domperidon có trong Mobium.
- Có tương tác với các loại thuốc kháng axit, ức chế axit.
Để tránh tình trạng tương tác thuốc kể trên, người dùng nên uống các loại thuốc ở hai thời điểm khác nhau. Nên uống Mobium trước bữa ăn và uống các thuốc khác sau bữa ăn.
4. Chống chỉ định
Thuốc Mobium không được chỉ định dùng trong một số trường hợp sau:
- Nôn sau khi mổ;
- Chảy máu đường tiêu hóa;
- Tắc ruột cơ học;
- Bệnh nhân là trẻ nhỏ dưới 1 tuổi.
5 Khi nào ngưng sử dụng thuốc?
- Khi cơ thể có những biểu hiện lạ.
- Khi sản phẩm đã hết hạn sử dụng.
- Khi bệnh đã được điều trị dứt điểm.
- Khi bác sĩ yêu cầu ngưng sử dụng.
Bệnh nhân dùng thuốc Mobium để điều trị bệnh lý về đường tiêu hóa, dạ dày bằng thuốc, cần đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng hoặc phải có chỉ dẫn từ bác sĩ.
Có thể bạn quan tâm
- Thuốc Omeprazole điều trị bệnh gì?
- Thuốc Modom S có công dụng gì?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!