Thuốc Ergotamine có tác dụng gì?

Ergotamine là thuốc ngừa chứng đau đầu (đau nửa đầu, đau đầu thành cụm). Thuốc thuộc nhóm ergot alkaloids (ER-got AL-ka-loids), hoạt động bằng cách làm thu hẹp các mạch máu quanh não, làm giảm cơn đau đầu.

Ergotamine
Ergotamine là thuốc ngừa chứng đau đầu (đau nửa đầu, đau đầu thành cụm).

Bị mất ngủ suốt 10 năm bà Hoàng Thị Đức 63 tuổi - Hà Nội đã tìm lại giấc ngủ ngon sau 2 tháng sử dụng bài thuốc thảo dược quý [Tham khảo kinh nghiệm để ngủ ngon]
  • Phân nhóm: Thuốc trị đau nửa đầu
  • Tên biệt dược: Polygot, Seglor.

Những thông tin cần biết về thuốc Ergotamine

Thành phần thuốc

  • Ergotamine tartrate.

Công dụng

Ergotamine là thuốc được dùng để ngăn ngừa chứng đau đầu (đau đầu thành cụm hoặc đau nửa đầu) không đáp ứng với thuốc giảm đau. Thuốc hoạt động theo cơ chế thu hẹp các mạch máu bị giãn trong đầu, từ đó giảm hiệu ứng nhói từng cơn do đau đầu.

Chống chỉ định

Không dùng Ergotamine cho những đối tượng sau:

  • Rối loạn mạch ngoại biên, bệnh mạch ngoại biên
  • Tăng huyết áp
  • Thiếu máu tim cục bộ, tiền sử đau, co thắt tim quá mức
  • Loét dạ dày
  • Suy gan, thận
  • Suy dinh dưỡng
  • Quá mẫn hoặc dị ứng với bất kỳ thành phần của thuốc.

Dạng thuốc – hàm lượng

Thuốc có dưới dạng sau:

  • Viên ngậm dưới lưỡi
  • Viên nén
  • Thuốc xông họng.

Cách dùng – Liều lượng

Bệnh nhân đọc kĩ thông tin được in trên nhãn dán được đính kèm trong mỗi hộp thuốc hoặc tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi sử dụng.

Ergotamine thuốc
Dùng thuốc Ergotamine đúng cách và liều lượng quy định.

Cách dùng:

Liều dùng chỉ định Ergotamine được dựa trên tình trạng bệnh và khả năng đáp ứng của thuốc. Ergotamine thường phát huy tác dụng tối đa và nhanh ngay lần dùng đầu tiên khi triệu chứng đau nửa đầu xuất hiện.

Thuốc chỉ nên được dùng khi cần thiết, không dùng hằng ngày và điều trị liên tục trong thời gian dài.

Thông báo cho chuyên gia nếu thuốc không phát huy tác dụng giảm đau, tần suất cơn đau đầu xuất hiện càng dày đặc hơn, dùng thuốc quá liều… Tùy thuộc vấn đề mắc phải, chuyên gia có thể điều chỉnh liều dùng hoặc chỉ định thêm một số thuốc bổ sung để phòng ngừa.

Thuốc được điều chế dưới nhiều dạng, mỗi dạng có cách điều trị khác nhau:

  • Viên đặt dưới lưỡi: Đặt thuốc dưới lưỡi và để tan từ từ. Không nhai, nuốt hoặc dùng đồng thời thuốc với thức ăn khi viên nén đang tan trong họng.
  • Viên nén: Dùng đúng liều lượng chuyên gia chỉ định.
  • Thuốc xông họng: Dùng kèm với máy khí dung. Khi xông, hơi thuốc sẽ được máy tán ra dưới dạng phun sương, tác động trực tiếp lên họng.

Liều dùng:

Thông tin về liều dùng được cung cấp trong bài viết không thể thay thế cho tư vấn và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Luôn luôn hỏi thăm ý kiến chuyên gia trước khi dùng thuốc trên trị bệnh.

Viên đặt dưới lưỡi:

Liều dùng cho người lớn bị đau đầu, đau nửa đầu:

Giảm đau đầu hoặc đau đầu từng cụm:

  • Dùng 1 – 2 mg thuốc ngậm dưới lưỡi. Sau lần dùng đầu tiên mà chứng đau đầu không thuyên giảm, có thể dùng viên thứ 2, thứ 3. Mỗi lần đặt thuốc cách nhau ít nhất 30 phút và không dùng quá 3 viên / ngày. Tổng liều dùng mỗi tuần không được quá 5 viên (10 mg).
  • Không dùng thuốc hằng ngày để khắc phục chứng đau đầu mãn tính.

Dự phòng đau đầu từng cụm:

  • Có thể dùng 1  -2 mg/ lần/ ngày là đủ hoặc dùng 2 – 3 lần/ ngày. Liều dùng thuốc phụ thuộc vào tần suất xuất hiện cơn đau.

Điều trị và dự phòng:

  • Không quá 6 mg/ ngày.

Liều dùng cho trẻ em trên 6 tuổi bị đau nửa đầu:

Giảm đau nửa đầu:

  • Dùng 1 mg/ lần.
  • Có thể tăng liều nhưng không được quá 3 mg/ ngày và dùng quá 2 lần/ tuần, mỗi lần dùng thuốc cách nhau tối thiểu 5 ngày.

Thuốc xông họng

Liều dùng thông thường cho người lớn:

  • Dùng 0.36 mg/ lần cho liều tấn công. Có thể dùng thêm liều sau 5 phút nếu cần thiết.
  • Liều dùng thuốc tối đa không được quá 2.16 mg/ ngày.

Liều dùng thông thường cho trẻ em:

  • Do thầy thuốc chỉ định.

Viên nén

Liều dùng thông thường cho người lớn:

  • Dùng 1 – 2 mg khi liều tấn công. Có thể thêm 1  -2 mg thuốc sau ít nhất 30 phút. Liều dùng tối đa không được quá 6 mg/ ngày.
  • Không được dùng thuốc quá 3 mg/ ngày và dùng quá 2 lần/ tuần, mỗi lần dùng thuốc cách nhau tối thiểu 5 ngày.

Liều dùng thông thường cho trẻ em:

  • Do chuyên gia chỉ định.

Bảo quản

  • Lưu trữ thuốc nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm hay ánh sáng chiếu trực tiếp.
  • Đặt thuốc tránh xa tầm tay của trẻ em và động vật nuôi trong nhà.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Ergotamine

Thận trọng khi dùng

Không dùng Ergotamine nếu bạn bị mẫn cảm, dị ứng với thành phần thuốc hoặc với các loại thuốc tương tự như migergot, migranal, cafergot, D.H.E. 45 hoặc methergine.

Vẫn chưa có nghiên cứu xác định mức độ an toàn của Ergotamine lên đối tượng phụ nữ mang thai và đang cho con bú. Để đảm bảo an toàn, không dùng thuốc nếu bạn thuộc nhóm đối tượng này.

Không dùng Ergotamine nếu bạn đang mắc phải một số vấn đề về sức khỏe sau:

  • Tiền sử bệnh tim mạch, vấn đề tuần hoàn máu, tiền sử đau tim, đột quỵ.
  • Bệnh xơ cứng động mạch hoặc hẹp tắc động mạch vành,
  • Bệnh gan, thận nặng.
  • Nhiễm trùng máu.

Tác dụng phụ

Bên cạnh lợi ích trị bệnh, thuốc ergotamine cũng có thể gây một số tác dụng phụ sau:

  • Đột ngột tê hoặc yếu một bên của cơ thể
  • Đột ngột rối trí, nhức đầu, gặp vấn đề về cân bằng, khả năng nói, thị giác.
  • Nhịp tim nhanh / chậm bất thường
  • Đau cơ tay hoặc chân, yếu cẳng chân
  • Sưng, tê, ngứa ra ở ngón tai và ngón chân
  • Tiểu ít hoặc không tiểu
  • Đau lưng dưới và đau nặng hơn ở dạ dày
  • Ngứa hoặc sưng bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể
  • Ho kèm theo chứng khó thở, đau như ai đâm vào ngực
  • Cao huyết áp (biểu hiệu lo âu, rối trí, đau ngực, thở ngắn, nhịp tim không đều, động kinh…)

Bạn cũng có thể gặp phải một số tác dụng phụ ít nghiêm trọng hơn, bao gồm:

  • Cảm giác người yếu đi
  • Buồn nôn, nôn mửa
  • Ngứa nhẹ
  • Chóng mặt, cảm giác người xoay mòng mòng.

Trên đây chưa phải là danh mục đầy đủ nhất những tác dụng phụ có thể gặp phải khi bị viêm họng. Không phải ai cũng gặp phải những biểu hiện trên khi dùng thuốc. Tuy nhiên, nếu cơ thể gặp phải những tác dụng phụ nghiêm trọng, bạn nên thông báo với chuyên gia để được tư vấn và tìm cách xử lý.

Tương tác thuốc

Tương tác với thuốc

Ergotamine có thể tương tác với một số loại thuốc điều trị sau:

  • Acetylsalicylic Acid (aspirin)
  • Activated Charcoal (charcoal)
  • Adderall (dextroamphetamine / amphetamine)
  • Ambien (zolpidem)
  • Augmentin (clavulanate / amoxicillin)
  • Adrenalin (epinephrine)
  • caffeine
  • Celebrex (celecoxib)
  • clarithromycin (Biaxin XL, Biaxin)
  • fluconazole (Diflucan)
  • Imitrex (sumatriptan)
  • Effexor XR (venlafaxine)
  • Klonopin (clonazepam)
  • Lexapro (escitalopram)
  • Norco (acetaminophen / hydrocodone)
  • phenobarbital (Solfoton, Luminal)
  • Paracetamol (acetaminophen)
  • sumatriptan (Tosymra, Imitrex Statdose, Zecuity, Imitrex, Zembrace SymTouch, Onzetra Xsail…)
  • tramadol (Tramal, Ultram, Tramadol Hydrochloride ER, Tramahexal, ConZip, Ultram ER, Larapam SR, GenRx Tramadol, Ryzolt, Tramal SR,Tramahexal SR…)
  • Valproate Sodium (valproic acid)
  • Vitamin B12 (cyanocobalamin)
  • Vitamin B1 (thiamine)
  • Vitamin B Complex 100 (multivitamin)
  • Vitamin D3 (cholecalciferol)
  • Zyrtec (cetirizine).

Tương tác thuốc có thể làm giảm hiệu quả điều trị hoặc tăng nguy cơ mắc phải tác dụng phụ khi điều trị đồng thời ergotamine với các loại thuốc được liệt kê bên trên. Do đó, trước khi dùng thuốc ergotamine, bạn nên kê khai với bác sĩ các loại thuốc tây đang sử dụng. Nếu như phát hiện có tương tác, chuyên gia sẽ hướng dẫn bạn cách điều chỉnh hoặc chỉ định một số loại thuốc đặc trị khác phù hợp hơn.

Tương tác với bệnh

Ergotamine có thể gây một số tác dụng phụ hiếm gặp nhưng nguy hiểm lên tim gồm: đau tim và đột quỵ. Để dùng thuốc trên được an toàn, bạn cần thông báo cho chuyên gia nếu mắc phải các vấn đề sức khỏe sau:

  • Bệnh thận
  • Bệnh gan
  • Tăng huyết áp
  • Hẹp động mạch tim.

Trên đây là một số thông tin về thuốc ergotamine. Nếu có thắc mắc hoặc gặp phải những biểu hiện bất thường khi trị bệnh bằng thuốc trên, cần liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và giải đáp.

Tin bài nên đọc

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.