Dextropropoxyphen có tác dụng gì? Cần lưu ý gì khi sử dụng

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI BÁC SĨ DOÃN HỒNG PHƯƠNG – Khoa Vật Lý Trị LiệuGiám đốc Chuyên môn Trung tâm Đông Phương Y Pháp – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Thuốc Dextropropoxyphene thuộc nhóm giảm đau gây nghiện, có tác dụng tương tự như Morphin. Thuốc được sử dụng để làm giảm cơn đau từ nhẹ đến trung bình. Trong trường hợp cơn đau có mức độ nặng, Dextropropoxyphene được phối hợp với các thuốc chống không steroid để gia tăng hiệu lực.

thuốc dextropropoxyphene
Thuốc Dextropropoxyphene thuộc nhóm giảm đau gây nghiện, có tác dụng tương tự như Morphin

  • Tên thuốc: Dextropropoxyphene
  • Tên khác: Dextropropoxyphen
  • Phân nhóm: Thuốc giảm đau gây nghiện

Những thông tin cần biết về thuốc Dextropropoxyphene

1. Tác dụng

Dextropropoxyphene là thuốc giảm đau gây nghiện (opioids). Dextropropoxyphene hoạt động tương tự như các thuốc giảm đau Morphine, tuy nhiên Dextropropoxyphene lại có mức độ chọn lọc kém hơn.

Dextropropoxyphene được sử dụng chủ yếu dưới dạng napsylat và hydroclorid. Sử dụng Dextropropoxyphene hydroclorid ở liều 90 – 120mg có tác dụng giảm đau tương tự Codein 60mg đường uống và bằng 600mg Aspirin.

Dextropropoxyphene thường được sử dụng phối hợp với thuốc giảm đau và thuốc chống viêm không steroid trong trường hợp cơn đau có mức độ nghiêm trọng.

Thuốc được chuyển hóa ở gan và bài tiết qua đường nước tiểu dưới dạng chuyển hóa. Dextropropoxyphene có nửa đời thải trừ dài nên có thể tích lũy và gây nhiễm độc. Vì vậy cần thận trọng khi sử dụng cho liều cao hoặc dùng cho người bị suy thận.

2. Chỉ định

Thuốc Dextropropoxyphene được chỉ định trong những trường hợp sau:

  • Giảm cơn đau nhẹ đến trung bình
  • Phối hợp với những loại thuốc khác trong điều trị cơn đau nặng

3. Chống chỉ định

Chống chỉ định thuốc Dextropropoxyphene cho những bệnh nhân sau:

  • Quá mẫn với bất cứ thành phần nào trong thuốc
  • Bệnh nhân nghiện hoặc có khuynh hướng tự vẫn
  • Tổn thương thận nặng

4. Dạng bào chế – hàm lượng

Thuốc Dextropropoxyphene được bào chế chủ yếu ở dạng hỗn dịch và dạng viên uống.

  • Hỗn dịch uống (Dextropropoxyphene napsylat) – 50mg/ 5ml
  • Viên nén, viên nang (Dextropropoxyphene hydroclorid) – 65mg/ viên
  • Viên nén, viên nang (Dextropropoxyphene napsylat) – 100mg/ viên

5. Cách sử dụng – liều dùng

Sử dụng thuốc Dextropropoxyphene bằng đường uống.

thuốc giảm đau dextropropoxyphen
Dùng thuốc qua đường uống, nên uống với 1 ly nước lọc đầy

Viên uống Dextropropoxyphene napsylat 100mg có hiệu lực tương đương với Dextropropoxyphene hydroclorid 65mg, vì vậy cần chú ý thành phần thuốc để sử dụng liều phù hợp.

Liều dùng khi sử dụng thuốc viên chứa Dextropropoxyphene napsylat

  • Dùng 100mg/ lần, mỗi liều cách nhau 4 giờ đồng hồ
  • Liều dùng tối đa: 600mg/ ngày

Liều dùng khi sử dụng thuốc viên chứa Dextropropoxyphene hydroclorid

  • Dùng 65mg/ lần, mỗi liều cách nhau 4 giờ đồng hồ
  • Liều dùng tối đa: 390mg/ ngày

Bệnh nhân suy gan và suy thận cần thông báo để được điều chỉnh liều lượng hoặc kéo dài khoảng cách giữa 2 liều thuốc.

6. Bảo quản

Bảo quản thuốc Dextropropoxyphene trong bao bì kín, ở nhiệt độ dao động từ 15 – 30 độ C, tránh ẩm và ánh nắng trực tiếp.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Dextropropoxyphene

1. Thận trọng

Nồng độ thuốc trong huyết tương có thể tăng lên ở bệnh nhân bị suy gan hoặc suy thận. Nếu sử dụng liều dùng thông thường có thể phát sinh tình trạng nhiễm độc. Vì vậy cần giảm liều ở những đối tượng này. Dextropropoxyphene là thuốc giảm đau gây nghiện do đó cần xem xét tình trạng quen thuốc sau 1 tuần điều trị.

Sử dụng rượu khi điều trị bằng Dextropropoxyphene có thể làm tăng nguy cơ phát sinh tác dụng phụ. Vì vậy cần hạn chế uống rượu bia, đồ uống có cồn hoặc sử dụng chất kích thích trong thời gian này.

dextropropoxyphene là gì
Tránh dùng bia rượu và chất kích thích khi đang điều trị bằng Dextropropoxyphene

Phụ thuộc thuốc có thể dẫn đến những triệu chứng cai nghiện cấp. Để hạn chế triệu chứng này, cần giảm liều thuốc Dextropropoxyphene trước khi thay thế bằng loại thuốc khác.

Hoạt động của thuốc Dextropropoxyphene có thể ảnh hưởng đến khả năng tập trung và phối hợp động tác của người sử dụng. Do đó cần hạn chế lái xe hoặc điều khiển máy móc trong quá trình điều trị.

Độ an toàn của thuốc Dextropropoxyphene chưa được thiết lập đối với trẻ em. Ngoài ra, cần giảm liều ở bệnh nhân cao tuổi vì hoạt động chuyển hóa và đào thải ở những bệnh nhân này kém hơn người bình thường.

Đã có ghi nhận về triệu chứng cai nghiện ở trẻ sơ sinh khi sử dụng thuốc cho sản phụ. Vì vậy chỉ dùng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Mặc dù Dextropropoxyphene có đi vào sữa mẹ nhưng chưa có ghi nhận về tác dụng phụ phát sinh. Nếu có ý định sử dụng trong thời gian này, bạn nên trao đổi với bác sĩ để nhận được tư vấn chuyên môn.

2. Tác dụng phụ

Ghi nhận cho thấy ở liều điều trị được chỉ định, Dextropropoxyphene ít gây tác dụng phụ lên đường mật hơn so với Codein.

Tác dụng phụ thường gặp:

  • Chóng mặt
  • Yếu cơ
  • Ngủ gà
  • Nôn mửa
  • Táo bón
  • Hoa mắt
  • Đau đầu
  • An thần
  • Buồn nôn
  • Đau bụng

Tác dụng phụ ít gặp:

  • Loạn tính khí
  • Sảng khoái
  • Rối loạn hoặc thay đổi thị giác

Tác dụng phụ hiếm gặp:

  • Loạn chức năng gan
  • Xét nghiệm chức năng gan bất thường
  • Giảm 17-ketosteroid và 17-hydroxycorticoid ở nước tiểu

Ở những bệnh nhân tuân thủ liều dùng được chỉ định và không sử dụng rượu trong quá trình điều trị, các tác dụng phụ thường có mức độ nhẹ và hồi phục sau một thời gian. Tuy nhiên uống thuốc liều thấp kết hợp với Acetaminophen và rượu có thể gây tử vong hoặc làm tổn thương gan nghiêm trọng.

Vì vậy cần tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ khi điều trị bằng Dextropropoxyphene và thông báo ngay khi những triệu chứng bất thường xuất hiện.

3. Tương tác thuốc

Hạn chế sử dụng Dextropropoxyphene với những loại thuốc sau:

dextropropoxyphene là gì
Cân nhắc trước khi phối hợp Dextropropoxyphene với bất cứ loại thuốc nào
  • Thuốc ức chế thần kinh trung ương: Sử dụng đồng thời với Dextropropoxyphene có thể gây tai biến.
  • Rượu: Tăng nguy cơ phát sinh tác dụng phụ nếu sử dụng trong thời gian điều trị bằng thuốc Dextropropoxyphene.
  • Thuốc chẹn beta, Phenytoin, Warfarin, thuốc chống trầm cảm, Phenobarbiton, Benzodiazepin, Carbamazepin: Những loại thuốc này được chuyển hóa qua gan nên có thể ảnh hưởng đến hoạt động của Dextropropoxyphene.
  • Thuốc kích thích hệ thần kinh trung ương: Tăng tác dụng gây co giật của Dextropropoxyphene khi sử dụng đồng thời.

Tương tác thuốc có thể dẫn đến những tình huống rủi ro. Vì vậy bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi phối hợp với bất cứ loại thuốc nào.

4. Quá liều và cách xử lý

Triệu chứng quá liều:

  • Ức chế hô hấp
  • Phù phổi
  • Co giật
  • Hôn mê
  • Trụy tuần hoàn

Nếu sử dụng thuốc ở liều quá cao, người bệnh có thể tử vong trong 1 giờ đầu uống thuốc.

Xử lý khi quá liều:

  • Rửa dạ dày để tăng thanh thải thuốc
  • Sử dụng than hoạt nhằm giảm mức độ hấp thu thuốc ở đường tiêu hóa
  • Dextropropoxyphene có thể gây ức chế hô hấp do đó cần tiêm tĩnh mạch Naloxon và hỗ trợ hô hấp cho người bệnh.
  • Có thể sử dụng thuốc chống co giật trong trường hợp cần thiết.

Tin bài nên đọc

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.