Kem bôi da Chloram H: Công dụng, liều dùng & hướng dẫn sử dụng

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Chloram H là thuốc được dùng để điều trị một số bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng khi các loại thuốc khác không phát hiệu quả hoặc kết quả không được như mong đợi.

Chloram H
Thuốc bôi tại chỗ trị bệnh nhiễm khuẩn Chloram – H

  • Tên hoạt chất: Chloramphenicol, Hydrocortisone acetate
  • Phân nhóm: Thuốc bôi da kháng khuẩn

Thông tin về thuốc Chloram H

Tham khảo thông tin về thành phần, công dụng Chloram H và đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng để dùng thuốc đúng mục đích.

1. Thành phần

  • 50 mg Chloramphenicol
  • 37,5 mg Hydrocortisone acetate
  • 5g Tá dược vừa đủ (Vaseline, Acid stearic, Ethanol 96%, Triethanolamine, Glyceryl monostearate, nước tinh khiết).

2. Dạng và hàm lượng

Hộp 1 tuýp  x 5 gam kem bôi da.

3. Dược lực học

Chloram H là sự kết hợp của Hydrocortisone –  hoạt chất kháng viêm, có tác dụng giảm sưng tấy, viêm nhiễm và Chloramphenicol – chất có tính kháng khuẩn, có phổ kháng rộng, tiêu diệt được vi khuẩn Gram dương và Gram âm.

4. Chỉ định

Chloram H được chỉ định cho các đối tượng: Viêm da tiếp xúc, chàm, chốc lở, mụn trứng cá, viêm nang lông, nhiễm trùng ngoài da, nhiễm trùng ở mắt và tai và nhiễm trùng ngoài da.

Chloram H cũng được dùng cho những mục đích điều trị khác không được liệt kê bên trên.

5. Chống chỉ định

Chống chỉ định Chloram-H cho những đối tượng sau:

  • Bệnh nhân quá mẫn cảm với thành phần của thuốc.
  • Bệnh nhân bị nhiễm trùng nguyên phát ở da (do nấm, vi khuẩn, ký sinh trùng, vi rút), loét da.
  • Bệnh nhân bị bội nhiễm.
  • Nhiễm khuẩn thông thường hoặc các trường hợp không được chỉ định như: thương hàn, cảm, viêm họng do nhiễm khuẩn, thuốc dự phòng nhiễm khuẩn…
  • Bôi ống ngoài tai trong trường hợp bị thủng màng nhĩ.

5. Liều dùng

Đọc kĩ thông tin về liều dùng trên tờ hướng dẫn hoặc tham khảo ý kiến của chuyên gia để dùng thuốc đúng liều lượng.

  • Đối với nhiễm khuẩn trên da: Thoa thuốc 2 – 3/ lần/ ngày, dùng tối đa trong một tuần.
  • Đối với nhiễm khuẩn mắt: Tra một lượng nhỏ thuốc mỡ vào túi kết mạc dưới. Sau 3 – 6 giờ bôi một lần thuốc (hoặc thường xuyên hơn nếu cần). Điều trị liên tục 48 giờ cho đến khi mắt trở nên bình thường.

Trong trường hợp bị nhiễm trùng nặng, nên kết hợp dùng Chloram-H tại chỗ kết hợp với thuốc điều trị toàn thân.

6. Hướng dẫn sử dụng

Những thông tin được cung cấp sau không thể thay thế cho chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Do đó, người bệnh cần tham khảo ý kiến của dược sĩ, bác sĩ hoặc đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

  • Rửa sạch vùng da bị bệnh trước khi bôi thuốc.
  • Không bôi Chloram-H ngoài da khi tổn thương trên da rộng.
  • Khi dùng thuốc bôi mắt, nên tháo kính áp tròng trong thời gian điều trị.
  • Đậy kín nắp sau khi dùng.

7. Bảo quản

  • Bảo quản thuốc nơi khô ráo, thoáng mát, tránh xa tầm tay của trẻ em.

8. Thận trọng

Thận trọng dùng thuốc cho những trường hợp và đối tượng sau đây:

  • Không bôi thuốc trên diện rộng ở đối tượng trẻ em trong thời gian dài nếu vì điều này có thể gây nên một số tác dụng phụ toàn thân.
  • FDA đã phân Chloram H thuộc loại nhóm thuốc C ở nhóm đối tượng phụ nữ mang thai. Do đó, các bà mẹ chỉ nên dùng theo chỉ định của bác sĩ – khi mà lợi ích đem lại lớn hơn so với rủi ro.
  • Phụ nữ đang cho con bú không nên dùng Chloram H vì thuốc có thể gây ức chế vỏ thượng thận, bài tiết qua đường sữa mẹ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ nhỏ.
  • Tránh lạm dụng thuốc trong thời gian dài vì sản phẩm có thể gây bội nhiễm, tăng khả năng hoạt động của nấm, ký sinh trùng gây bệnh khác.
  • Người bị suy giảm chức năng gan thận cần đặc biệt thận trọng khi dùng.

Một số lưu ý khi dùng thuốc Chloram H

Tham khảo một số lưu ý khi sử dụng để dùng thuốc đúng cách, tránh những tác dụng không mong muốn.

1. Tác dụng phụ

Các tác phụ có thể bắt gặp khi dùng Chloram-H điều trị đó là:

  • Ngứa
  • Rát bỏng trên da
  • Ban đỏ
  • Buồn nôn
  • Tiêu chảy

Ở một số đối tượng, có thể xuất hiện các triệu chứng hiếm gặp sau:

  • Giảm bạch cầu hạt
  • Giảm tiểu cầu
  • Thiếu máu
  • Giảm hồng cầu lưới…
  • Nhức đầu
  • Viêm dây thần kinh thị giác
  • Liệt cơ mắt
  • Viêm đa thần kinh ngoại ban

Không phải ai cũng xuất hiện biểu hiện như trên. Danh sách trên chưa phải là bản liệt kê đầy đủ nhất những tác dụng phụ có thể gặp phải khi dùng Chloram-H trị bệnh. Nhưng nhìn chung, thuốc bôi tại chỗ ít gây tác dụng phụ hoặc mức độ ít nghiêm trọng hơn so với những loại thuốc uống toàn thân.

Thông báo với chuyên gia nếu bạn xuất hiện những triệu chứng nghiêm trọng sau khi dùng thuốc để có biện pháp khắc phục và hướng điều trị kịp thời.

2. Tương tác thuốc

  • Không dùng Chloram-H (Cloramphenicol) đồng thời với Chymotrypsin hoặc các loại thuốc bôi da khác.

Trên đây là một số thông tin về thuốc Chloram H. Đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng, mọi thắc mắc về thuốc vui lòng liên hệ bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp cụ thể và chính xác nhất.

Tin bài liên quan

Mề đay có lây không? Làm thế nào để ngăn ngừa?

"Xin chào bác sĩ, hiện tại tôi đang bị nổi mề đay. Vì trong nhà có trẻ con và người...

Cách chăm sóc và lưu ý khi bị zona thần kinh ở miệng

Zona thần kinh ở miệng là thuật ngữ chỉ hiện tượng nhiễm trùng virus varicella-zoster. Bệnh đặc trưng bởi tình...

Bệnh nổi mề đay nên ăn gì, kiêng gì? 7 thực phẩm vàng

Đa số những người mắc bệnh mề đay thường liên quan đến việc dị ứng với thực phẩm. Chính vì...

Dị ứng thời tiết ở trẻ và cách xử lý nhanh cha mẹ nên biết

Bệnh dị ứng thời tiết xảy ra phổ biến và không giới hạn độ tuổi. Trong đó có dị ứng...

Mẹo chữa hắc lào bằng rau răm có hiệu quả không?

Chữa hắc lào bằng rau răm là một trong những mẹo tự nhiên đang được nhiều bệnh nhân áp dụng...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.