Thuốc Candazole là thuốc gì?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Với các trường hợp nhiễm nấm thì bác sĩ hay chỉ định dùng thuốc Candazole. Nhưng phần lớn bệnh nhân vẫn chưa hiểu được chính xác công dụng, liều dùng cũng như cách sử dụng loại thuốc này. 

Thuốc Candazole
Bác sĩ vẫn hay chỉ định dùng thuốc Candazole đối với các trường hợp bị bệnh ngoài da do nấm gây ra
  • Hoạt chất chính: Clotrimazole
  • Phân nhóm: thuốc trị nấm và ký sinh trùng
  • Dạng bào chế: dung dịch, kem bôi

Những thông tin chính về thuốc Candazole

Trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào, bạn cũng nên tìm hiểu những thông tin cơ bản sau:

Công dụng

Thuốc Candazole được chỉ định trong điều trị các loại nấm, bao gồm nấm chân, nấm toàn thân, lang ben, nấm âm đạo…  Thường được chỉ định trong các trường hợp bệnh ở giai đoạn cấp tính. Ngoài ra cũng được duy trì sử dụng để phòng chống bệnh.

Chống chỉ định

Không sử dụng cho bệnh nhân bị mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.

Cách sử dụng và liều dùng

Cách sử dụng thuốc Candazole khá đơn giản. Người bệnh chỉ cần vệ sinh thật sạch vùng da bị nhiễm nấm rồi bôi một lớp mỏng lên da mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và tối.

dạng thuốc Candazole
Thuốc Candazole có thể được dùng dưới dạng kem bôi

Trường hợp các dấu hiệu bệnh biến mất thì cũng nên duy trì dùng tiếp trong 2 tuần tiếp theo để phòng trường hợp bệnh tái phát.

Bảo quản thuốc

Thuốc Candazole nên được bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ánh nắng trực tiếp. Ngoài ra phải tránh xa tầm tay của trẻ em. Chú ý trước khi dùng thuốc phải xem kĩ hạn sử dụng và tình trạng thuốc. Nếu có hiện tượng chuyển màu, ẩm mốc thì tuyệt đối không được sử dụng.

Tham khảo thêm: Thuốc Albendazol là thuốc gì?

Một vài lưu ý cần biết khi sử dụng thuốc Candazole

Ngoài những thông tin được giới thiệu ở phần trên, bạn cũng nên tham khảo thêm một vài điều được chia sẻ ngay bên dưới đây.

Thận trọng khi sử dụng

  • Báo cho bác sĩ nếu có tiền sử dị ứng với thành phần của thuốc hoặc bất cứ loại thuốc nào khác.
  • Không sử dụng cho trẻ dưới 2 tuổi, trừ khi có chỉ định của bác sĩ
  • Thận trọng với trường hợp dùng thuốc khi đang cho con bú và đang mang thai 3 tháng đầu tiên. Tốt nhất là nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Báo cho bác sĩ nếu bạn đang dùng bất cứ loại thuốc nào. Bao gồm cả thuốc không kê toa, thảo dược, thuốc đông y…

Tác dụng phụ có thể gặp phải

Trên thực tế thì có rất ít trường hợp gặp phải tác dụng phụ trong quá trình sử dụng thuốc. Một số tác dụng phụ từng được ghi nhận là bong da, ngứa, nổi mề đay, đau nhức, nóng rát…

Tùy theo cơ địa của bệnh nhân mà có thể gặp phải các dấu hiệu khác chưa được nhắc đến ở trên. Nhưng tốt nhất bạn nên báo ngay với bác sĩ để có hướng điều trị phù hợp.

Tương tác thuốc

Thuốc có thể làm thay đổi hoạt động của các loại thuốc khác. Vậy nên trước khi dùng nên báo cho bác sĩ nếu đang dùng bất cứ loại thuốc nào.

Việc sử dụng rượu, bia và các chất kích thích… có thể làm thay đổi tác dụng của thuốc. Vì vậy nên hạn chế ít nhất trước và sau ba ngày để đảm bảo hiệu quả điều trị bệnh.

Cách xử lý khi dùng thiếu hoặc quá liều

Với trường hợp dùng thiếu liều thì có thể bổ sung ngay sau đó, nhưng tuyệt đối không được dùng liều gấp đôi để bù lại. Nếu thường xuyên quên bôi thuốc thì nên hẹn giờ vì thuốc chỉ có tác dụng nếu dùng đúng và đủ liều lượng.

Trường hợp quá liều thì cần phải tham khảo ngay ý kiến của bác sĩ.

Nên ngưng sử dụng thuốc khi nào?

Không sử dụng thuốc nếu các dấu hiệu có xu hướng trầm trọng hơn. Đồng thời nếu sử dụng 4 tuần mà không có tiến triển thì nên liên hệ với bác sĩ để được chuyển sang loại thuốc khác phù hợp hơn.

Chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu một số thông tin nên biết về thuốc Candazole. Nếu trong quá trình sử dụng có bất kỳ thắc mắc nào khác thì bạn nên liên hệ với bác sĩ điều trị để được giải thích cặn kẽ hơn.

Có thể bạn quan tâm

Bài thuốc chữa viêm da cơ địa bằng cây lược vàng trong dân gian

Chữa viêm da cơ địa bằng cây lược vàng có thể làm giảm các triệu chứng ngứa ngáy, ngăn được...

Bệnh tổ đỉa ở bàn chân: Dấu hiệu và cách điều trị

Bệnh tổ đỉa là một dạng tổn thương da mà đặc trưng là những nốt mụn nước có kích thước...

Lá trầu không có chữa được viêm da cơ địa không?

Nhờ tính kháng viêm, kháng khuẩn cao, lá trầu không có khả năng điều trị nhiều bệnh ngoài da nguy...

7 Mẹo trị viêm nang lông bằng dầu dừa hiệu quả ngay tại nhà

Để khắc phục bệnh viêm nang lông, dân gian có nhiều cách chữa trị tại nhà đơn giản nhưng khá...

Rạn da ở vai: Nguyên nhân, điều trị và phòng ngừa

Rạn da ở vai phổ biến ở những đối tượng luyện tập thể hình thể thao, đây là kết quả...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *