Atarax 25mg là thuốc gì?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Thuốc Atarax được chỉ định cho các trường hợp có biểu hiện dị ứng da và người bị căng thẳng, lo âu quá mức. Do có nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng, bệnh nhân cần tìm hiểu kỹ thông tin về thuốc và dùng theo đúng liều lượng được hướng dẫn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Thuốc Atarax 25mg
Thuốc Atarax 25mg

  • Tên hoạt chất: Hydroxyzine
  • Thương hiệu thuốc: Atarax
  • Dạng điều chế: Viên nén bao phim và xi rô

Thông tin về thuốc Atarax

Tác dụng của thuốc

Atarax là thuốc điều trị các vấn đề liên quan đến dị ứng da, chẳng hạn như bệnh viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc hay nổi mề đay ngứa trên da. Hoạt chất  Hydroxyzine có trong thuốc hoạt động tương tự như một chất kháng histamine, giúp làm giảm các triệu chứng dị ứng khó chịu như sổ mũi, ngứa mũi, hắt hơi hay nổi phát ban trên da.

Thuốc Atarax còn được các bác sĩ chuyên khoa sử dụng phối hợp với một số loại thuốc khác giúp an thần, giải tỏa tâm lý lo lắng, căng thẳng cho bệnh nhân trước và sau khi thực hiện phẫu thuật.

Trong một số trường hợp, thuốc có thể được bác sĩ chỉ định cho những mục đích khác không được đề cập ở trên. Bạn nên tuân thủ dùng Atarax theo đúng hướng dẫn để đạt được lợi ích điều trị tốt nhất.

Cách sử dụng

Thông tin về liều dùng Atarax được cung cấp dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế được cho lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa. Vì vậy, khi có ý định sử dụng loại thuốc này, bệnh nhân nên nhờ sự tham vấn của bác sĩ.

1/ Liều dùng thuốc Atarax dành cho người lớn

Tùy thuộc vào mục đích điều trị và tình trạng bệnh mà mỗi bệnh nhân sẽ được chỉ định dùng thuốc với liều lượng khác nhau:

  • Để điều trị các rối loạn tâm thần có biểu hiện lo lắng, căng thẳng đầu óc: 50-100mg, 4 lần mỗi ngày
  • Giảm ngứa do dị ứng: 25mg x 3-4 lần/ ngày
  • Liều dùng cho các trường hợp phẫu thuật: 50-100mg

2/ Liều dùng dành cho trẻ em

  • Giảm lo lắng, căng thẳng ở trẻ: Trẻ dưới 6 tuổi ( 50mg một ngày), trẻ lớn hơn 6 tuổi 50-100mg một ngày
  • Để giảm các cơn ngứa do dị ứng: Liều dùng tương tự như trên
  • Trước và sau khi phẫu thuật: 0,6mg/kg trọng lượng cơ thể.

Bạn nên uống Atarax với một ly nước đầy theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Không nên tự ý điều chỉnh tăng hoặc giảm liều so với khuyến cáo.

Xử lý khi quên liều/ uống quá liều

* Bạn nên làm gì khi quên uống một liều?

Nếu bỏ lỡ một liều, hãy uống ngay khi bạn nhớ ra. Bạn chỉ nên bỏ qua khi gần đến giờ uống liều tiếp theo. Tuyệt đối không được gộp chung hai liều với nhau để uống bù.

* Bạn phải xử lý như thế nào nếu uống quá liều?

Tới bệnh viện nhờ bác sĩ hướng dẫn cách xử lý hoặc gọi cấp cứu 115 nếu bạn gặp các phản ứng phụ nghiêm trọng do sử dụng thuốc quá liều như buồn nôn và nôn ói nhiều, trong người khó chịu như muốn ngất đi.

Bạn nên bảo quản thuốc Atarax như thế nào?

Atarax được bảo quản lý tưởng nhất trong điều kiện nhiệt độ phòng. Tránh để thuốc nơi ẩm ướt, trong tủ lạnh hoặc nơi có ánh sáng mặt trời chiếu vào. Chú ý không để thuốc gần tầm tay với của trẻ em và thú nuôi trong nhà.

Chống chỉ định

Không dùng thuốc Atarax nếu:

  • Bạn bị dị ứng hoặc quá mẫn cảm với hydroxyzine. Trường hợp được bác sĩ kê đơn hãy yêu cầu đổi loại thuốc khác an toàn hơn.
  • Bạn đang mang thai: Atarax có thể gây hại cho thai nhi. Vì vậy hãy thông báo cho bác sĩ biết nếu bạn mang bầu trong thời gian điều trị.
Chống chỉ định thuốc Atarax cho phụ nữ mang thai
Dùng thuốc Atarax trong thời gian mang thai có thể gây hại cho thai nhi

Thận trọng

Bạn nên thận trọng hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng  Atarax nếu đang gặp các vấn đề sau:

  • Có tiền sử bị động kinh, co giật
  • Bạn bị hen phế quản hoặc mắc các bệnh lý về tim mạch, dạ dày
  • Suy giảm chức năng gan, thận
  • Cao huyết áp
  • Có bất thường trong hoạt động tiểu tiện
  • Rối loạn tuyến giáp hoặc bị bệnh tuyến tiền liệt mở rộng

Hiện nay chưa thể xác định được liệu hoạt chất hydroxyzine có đi vào dòng sữa mẹ và ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé hay không. Chính vì vậy nếu bạn đang cho con bú thì nên tham vấn  ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Tác dụng phụ của thuốc có thể xảy ra nhiều hơn ở người cao tuổi. Thận trọng khi chỉ định thuốc cho nhóm đối tượng này.

Thuốc Atarax có những tác dụng phụ gì?

Thuốc Atarax có thể gây mất tập trung. Hãy cẩn thận nếu bạn phải vận hành máy móc hay lái xe trong quá trình sử dụng thuốc.

Ngoài ra, thuốc còn một số tác dụng phụ nghiêm trọng khác như:

  • Buồn ngủ, mờ mắt, chóng mặt
  • Run
  • Lên cơn co  giật
  • Các cơ ở mắt, lưỡi, cổ hay hàm chuyển động không ngừng nghỉ
  • Lú lẫn
  • Nhức đầu
  • Khô miệng

Một số trường hợp có thể gặp phải những tác dụng phụ không được liệt kê trong danh sách kể trên. Nếu bạn gặp phải bất cứ dấu hiệu bất thường nào cũng nên thận trọng tham khảo ý kiến từ thầy thuốc.

Bạn nên làm gì khi gặp phải tác dụng phụ của thuốc?

Đầu tiên hãy ngừng sử dụng thuốc ngay lập tức. Nếu gặp phải tác dụng phụ nghiêm trọng hãy tới bệnh viện đề được xử lý cấp cứu kịp thời.

Tương tác thuốc

Các loại thuốc có thể tương tác với Atarax

Atarax không nên sử dụng chung với một số loại thuốc điều trị khác khiến bệnh nhân buồn ngủ nhiều hơn như:

  • Thuốc chống cảm lạnh, cảm cúm
  • Thuốc an thần, giảm đau
  • Thuốc làm co giãn cơ
  • Thuốc điều trị bệnh trầm cảm

Danh sách này có thể không đầy đủ. Tốt nhất bạn nên lập một danh sách tất cả các loại thuốc mình đang dùng, bao gồm thuốc kê đơn hoặc không kê đơn, thuốc bổ và cả thực phẩm chức năng để bác sĩ tiện theo dõi.

Thuốc Atarax có tương tác với rượu bia không?

Sử dụng bia rượu có thể làm tăng nguy cơ gặp tác dụng phụ của thuốc và khiến nó trở nên trầm trọng. Bạn nên tránh sử dụng các loại đồ uống có cồn này khi đang được điều trị bằng thuốc Atarax.

Trên đây là những thông tin bạn cần biết trước khi sử dụng thuốc Atarax. Thuốc được sử dụng khi có sự kê đơn của bác sĩ. Để tránh gặp phải những phản ứng phụ ngoài ý muốn, bạn không nên tự ý mua thuốc về uống.

Xem thêm

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.