Actadol là thuốc gì?
Actadol chứa hoạt chất Acetaminophen có tác dụng chính là giảm đau và hạ sốt. Thuốc được dùng trong các trường hợp như nóng rốt, đau đầu, đau răng, đau tai, đau nhức người do cảm cúm,…
- Tên thuốc: Actadol
- Phân nhóm: Thuốc giảm đau, hạ sốt
- Dạng bào chế: Viên nén dài
Những thông tin cần biết về thuốc Actadol
1. Thành phần
Thuốc Actadol có chứa hoạt chất Acetaminophen hay còn gọi là Paracetamol.
Acetaminophen làm giảm thân nhiệt và có khả năng cải thiện cơn đau. Hoạt chất này không ức chế COX toàn thân mà chỉ có tác động đến prostaglandin của hệ thần kinh trung ương.
Do đó, Acetaminophen không ảnh hưởng đến khả năng đông máu và ít gây hại đến cơ quan tiêu hóa.
2. Chỉ định
Thuốc Actadol được chỉ định trong những trường hợp sau đây:
- Nóng sốt
- Nhức đầu
- Đau răng
- Đau tai
- Đau nhức người
Bác sĩ có thể sử dụng Actadol cho các mục đích khác. Để biết tác dụng đầy đủ, bạn có thể trao đổi với bác sĩ về vấn đề này.
3. Chống chỉ định
Actadol chống chỉ định với các trường hợp sau:
- Bệnh nhân có tiền sử nghiện rượu
- Quá mẫn với Paracetamol
- Thiếu hụt men G6PD
- Bệnh tim, phổi, gan và thận nặng
- Bệnh nhân thiếu máu nhiều lần
Hoạt động của Actadol có thể khiến một số bệnh lý trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy, bạn cần báo với bác sĩ tình trạng sức khỏe để dự phòng những rủi ro có thể xảy ra.
Nếu bạn có nguy cơ khi dùng Actadol, bác sĩ sẽ đề nghị thay thế một loại thuốc thích hợp hơn.
4. Dạng bào chế – hàm lượng
- Dạng bào chế: Viên nén dài
- Hàm lượng: 500mg
5. Cách dùng – liều lượng
Để biết cách dùng, liều lượng và tần suất, bạn cần đọc kỹ hướng dẫn in trên bao bì. Dùng sai cách hoặc tự ý điều chỉnh liều có thể gây nguy hiểm cho người sử dụng.
Cách dùng:
- Dùng thuốc trực tiếp với nước lọc
- Nên uống thuốc sau khi dùng bữa
Actadol có thể giảm mức độ hấp thu nếu được dùng với sữa, nước ép hay nước ngọt. Do đó, bạn chỉ nên dùng thuốc với nước lọc.
Khi sử dụng, cần nuốt trọn viên thuốc. Tình trạng bẻ, hòa tan hay nghiền thuốc không được khuyến khích vì có thể làm phát sinh tác dụng phụ.
Liều dùng:
Liều lượng và tần suất sử dụng Actadol được chỉ định dựa vào mục đích điều trị, triệu chứng lâm sàng, độ tuổi, tình trạng bệnh lý và tiền sử dị ứng của bệnh nhân.
Nếu có vấn đề sức khỏe đặc biệt, bạn cần gặp trực tiếp bác sĩ. Liều dùng trong bài viết chỉ phù hợp với những trường hợp thông thường.
Liều dùng thông thường cho người trưởng thành và trẻ trên 12 tuổi
- Sử dụng 500 – 1000mg/ lần
- Mỗi liều cách nhau 4 – 6 giờ đồng hồ
- Liều dùng tối đa: 4000mg/ ngày
Liều dùng thông thường cho trẻ từ 6 – 12 tuổi
- Sử dụng 250 – 500mg/ lần
- Mỗi liều cách nhau 4 – 6 giờ
- Liều dùng tối đa: 2000mg/ ngày
Không dùng thuốc cho trẻ dưới 6 tuổi khi bác sĩ chưa cho phép.
Thời gian dùng thuốc tối đa 10 ngày ở người trưởng thành và 5 ngày ở trẻ nhỏ. Bạn có thể kéo dài thời gian dùng thuốc khi có yêu cầu từ bác sĩ. Khi bị sốt quá cao (trên 39.5 độ C), sốt kéo dài trên 3 ngày, bạn không nên tự ý sử dụng Actadol.
6. Bảo quản
Thuốc Actadol được bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ánh nắng và nơi ẩm thấp. Đặt thuốc xa tầm với của thú nuôi và trẻ em.
7. Giá thành
Thuốc Actadol được bán với giá từ 40 – 50.000 đồng/ Hộp 5 vỉ x 10 viên. Giá bán có thể chênh lệch ở các đại lý bán lẻ và nhà thuốc.
Để biết giá thành cụ thể, bạn nên liên hệ trực tiếp với nơi bán.
Những điều cần lưu ý khi sử dụng Actadol
1. Thận trọng
Bệnh nhân bị phenylceton niệu cần thận trọng khi sử dụng Actadol. Để giảm nguy cơ khi dùng thuốc, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.
Dùng rượu và đồ uống có cồn có thể tăng độc tính của Paracetamol đối với gan.
Actadol có thể được dùng cho phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, bạn cần trao đổi với bác sĩ về liều dùng và tần suất cụ thể.
Chưa có nghiên cứu về tác dụng không mong muốn của Actadol với phụ nữ cho con bú. Tuy nhiên, bạn không nên tự ý dùng thuốc nếu chưa có sự cho phép từ bác sĩ.
2. Tác dụng phụ
Tác dụng phụ có thể phát sinh trong thời gian dùng Actadol. Phần lớn tác dụng phụ đều có xu hướng biến mất sau khi được điều chỉnh liều. Tuy nhiên nếu triệu chứng có xu hướng kéo dài, bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện các biện pháp điều trị.
Tác dụng phụ thông thường:
- Ban đỏ
- Nổi mề đay
Tác dụng phụ ít gặp:
- Buồn nôn
- Nôn mửa
- Thiếu máu
- Giảm bạch cầu trung tính
- Giảm bạch cầu
- Bệnh thận
Tác dụng phụ hiếm gặp:
- Phản ứng quá mẫn
Trong thời gian điều trị bằng Actadol, bạn cần chú ý biểu hiện của cơ thể để phát hiện kịp thời những tác dụng ngoại ý của thuốc.
3. Tương tác thuốc
Actadol có thể tương tác với những loại thuốc có chứa Paracetamol, Aspirin và những loại thuốc chống viêm không steroid (NSAID) khác.
Tương tác thuốc có thể gây nguy hiểm cho người sử dụng. Do đó bạn không nên tự ý kết hợp Actadol với bất cứ loại thuốc nào.
4. Xử lý khi dùng thiếu/ quá liều
Khi dùng thiếu liều Actadol:
- Nên bổ sung ngay khi nhớ ra
- Có thể bỏ qua nếu sắp đến liều dùng tiếp theo
Khi dùng quá liều Actadol:
- Nên ngưng dùng thuốc
- Liên hệ với bác sĩ hoặc đến ngay bệnh viện
Dùng quá liều Actadol có thể không gây ra triệu chứng lâm sàng. Tuy nhiên quá liều nghiêm trọng có thể dẫn đến những biểu hiện như:
- Buồn nôn
- Chán ăn
- Đau bụng
- Xanh xao
- Ói mửa
Dùng liều quá cao (trên 10g) có thể gây hoại tử gan không phục hồi. Một số trường hợp có thể dẫn đến nhiễm toan chuyển hóa, bệnh não, thậm chí gây tử vong.
Đối với trường hợp quá liều, bác sĩ sẽ rửa dạ dày để giảm hấp thu thuốc. Đồng thời sử dụng N- acetylcysteine đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch để giải độc.
Có thể bạn quan tâm
- Acid folic là thuốc gì? Cách dùng và thận trọng
- Thuốc Lepidium meyenii: Công dụng – Cách dùng
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!