Nhẫn đông đằng: Công dụng, liều dùng, cách sử dụng hiệu quả
Nhẫn đông đằng (Lonicera japonica Thhumb) là tên gọi dược liệu của phần thân và lá khô của cây kim ngân hoa. Vị thuốc có vị ngọt, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, chủ trị sốt, nhọt, lỵ ra máu, nhiệt độc, ghẻ lở. Phối hợp nhẫn đông đằng với các vị thuốc khác có thể điều trị bệnh đau khớp do phong thấp.
1. Tên gọi, phân nhóm
Tên gọi khác: Lão ông tu, Kim sai cổ, Uyên ương thảo, Đại bệ lệ, Thiên kim đằng, Nhẫn đông thảo, Lộ tư đằng,Kim ngân hoa đằng, Kim ngân đằng…
Tên khoa học: Lonicera japonica Thhumb
Họ: Nhẫn đông (Caprifoliaceae)
2. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến, bảo quản
- Bộ phận dùng: thân, lá của cây kim ngân hoa.
- Thu hái: Mùa thu, đông.
- Chế biến: Nhặt sạch tạp chất, ngâm hoặc thấm ướt với nước, cắt lát, phơi khô.
- Bảo quản: Nơi khô ráo, thoáng mát.
3. Thành phần hóa học
Theo các kết quả phân tích của y học hiện đại, người ta tìm thấy trong nhẫn đông đằng có chứa những thành phần sau đây:
- Lá chứa các flavonoids như lonicerin tức cyanidenon, cyanidenon-7-rhamnose glucoside.
- Thân chứa tanin, alkaloids.
Các thí nghiệm cho thấy thành phần cyanidenon trong thảo dược có tác dụng đối với cơ trơn (ruột non ở thỏ), có công dụng chống co giật dù không bằng cyanidenon, lợi tiểu nhẹ, chống viêm. Cyanidenon ở nồng độ 1: 350000 có thể ức chế trực khuẩn cỏ khô (bacillus) và khuẩn cầu chùm.
4. Tính vị
- Vị ngọt, tính hàn (theo ghi chép của Trung dược học).
- Vị ngọt, tính ấm, không độc (theo ghi chép của Biệt lục).
- Vị cay, tính hàn (theo ghi chép Bản thảo thập di).
- Vị ngọt đắng, tính hơi hàn (theo ghi chép của Bản thảo tái tân).
5. Quy kinh
- Quy vào kinh Tâm, Phế (theo ghi chép Trung dược đại từ điển).
- Quy vào kinh Phế, Vị (theo ghi chép trong Trung Dược học)
- Quy vào kinh Phế (theo ghi chép trong Yếu dược phân tể).
- Quy vào kinh Tâm, Phế (theo ghi chép trong Bản thảo tái tân).
6. Tác dụng dược lý
Theo y học cổ truyền, thảo dược có những tác dụng sau:
- Thanh nhiệt, thông kinh mạch
- Trị nhiệt độc huyết lỵ, ung nhọt sưng lở độc, ôn phát nhiệt
- Trị đau khớp do thấp nhiệt (triệu chứng biểu hiện như sưng, nóng, đỏ, đau khớp)
7. Liều dùng, cách dùng
- Liều dùng: 16 – 20 gam.
- Uống trong: sắc thang hoặc ngâm rượu.
- Dùng ngoài: sắc xông rửa, nấu cao dán hoặc nghiền nhỏ đắp lên da.
8. Bài thuốc
Nhẫn đông đằng được ứng dụng trong những bài thuốc điều trị bệnh sau:
- Trị cảm mạo, phát sốt, đau nhức mình mẩy tay chân: Nhẫn đông đằng khô 1 lượng (tươi dùng 3 lượng) đem sắc nước uống nhiều lần trong ngày.
- Trị nhiệt độc huyết lỵ: Sắc đặc thuốc nhẫn đông đằng rồi uống.
- Trị nhọt lâu năm rò rỉ: Uống rượu ngâm từ nhẫn đông thảo.
Liên hệ thêm các thầy thuốc Đông y để biết thêm những bài thuốc được bào chế từ vị thuốc trên.
9. Lưu ý
Nhẫn đông đằng có tác dụng tương tự như kim ngân hóa, tuy nhiên, công dụng giải độc thì không bằng. Tuy nhiên, vị thuốc có khả năng thanh nhiệt, thông kinh mạch, giảm đau nên được dùng trong điều trị chứng ôn bệnh phát sốt, khớp xương đau nóng đỏ, phong thấp nhiệt tý…
Trên đây là một số thông tin về vị thuốc nhẫn đông đằng. Hy vọng bài viết hữu ích đến bạn. ThuocDanToc.vn không đưa ra bất kỳ lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị thay thế cho chỉ định của chuyên gia.
Dược liệu nên kết hợp
- Cây Thành Ngạnh – Vị Thuốc Tốt Cho Hệ Tiêu Hóa Và Sức Khỏe
- Các bài thuốc & món ăn chữa bệnh, bồi bồ sức khỏe từ liên nhục (hạt sen)
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!