Cây Nàng Hai Có Tác Dụng Gì? Có Những Bài Thuốc Nào?

Cây nàng hai là loài thực vật thân thảo, mọc thẳng, có các gai lông gây ngứa. Theo Đông y, cây nàng hai có tác dụng điều trị một số chứng bệnh như: viêm khớp, đau nhức xương khớp, sốt kéo dài,… Đây là một loại dược liệu chưa được nghiên cứu kỹ lưỡng, do đó, bạn đọc cần thận trọng khi dùng.

1. Tên gọi, phân loại

  • Tên gọi khác: Han tía, cây ngứa (cách gọi trong dân gian);
  • Tên khoa học: Urtica dioica L.;
  • Họ: Thuộc họ Tầm ma (Urticaceae).
Cây nàng hai là một loại dược liệu chữa bệnh trong Đông y. Tuy nhiên, cần phải thận trọng khi sử dụng.
Cây nàng hai là một loại dược liệu chữa bệnh trong Đông y. Tuy nhiên, cần phải thận trọng khi sử dụng.

2. Đặc điểm sinh học

Mô tả

Cây nàng hai là loài cây thân thảo, rễ cọc. Cây mọc thẳng, có lá màu xanh lục. Lá cây có đường viền răng cưa. Các lá của cây mọc đối nhau. Thân cây có các gai tơ nhỏ, không phân nhánh.

Hoa của cây nàng hai có màu trắng, mọc thành chùm. Mỗi hoa có kích thước nhỏ li ti.

Phân bố

Cây nàng hai là loại cây mọc quanh năm, nhưng sinh trưởng mạnh nhất vào mùa thu. Chúng phân bố ở những nơi ẩm ướt, vườn hoang, vệ đường. Cây nàng hai chủ yếu mọc ở vùng Nam bộ, có thể dễ dàng tìm thấy ở các tỉnh như: Lâm Đồng, Bà Rịa, Đồng Nai,…

3. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản

Về bộ phận dùng, cây nàng hai dùng được cả lá, thân, và rễ cây.

Về thời điểm thu hái, người dùng có thể hái cây nàng hai vào bất cứ lúc nào trong năm. Người dùng hái cả cụm cây (cả thân và rễ) về để dùng. Lưu ý, khi hái, cần đeo găng tay vì gai tơ của cây nàng hai có thể gây đau ngứa, khó chịu.

Về cách chế biến, sau khi thu hoạch người dùng rửa sạch cây nàng hai, để tách biệt phần thân lá và phần rễ. Người ta thường phơi khô cây nàng hai, sau đó mang bảo quản ở nơi khô mát.

4. Tác dụng dược lý

Cây nàng hai không được ứng dụng nhiều trong Đông y. Tuy nhiên, loài thực vật này vẫn được xem là một dược liệu vì có khả năng điều trị một số loại bệnh.

Theo Đông y cây nàng hai có tác dụng điều trị một số chứng bệnh sau:

5. Liều dùng, cách dùng

Dùng cây nàng hai bằng cách sắc dược liệu với nước để uống. Hoặc, người dùng có thể dùng lá tươi giã nát để điều trị bệnh.

Người bệnh cần dùng vị thuốc này với liều lượng vừa đủ. Vì thông tin của loại cây thuốc này chưa được giới y học cổ truyền quan tâm, do đó, chúng tôi chưa tiếp cận được các tài liệu chỉ dẫn cụ thể. Người bệnh nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi dùng. Không nên lạm dụng thuốc.

6. Một số bài thuốc từ cây nàng hai

Bài thuốc trị đau nhức xương khớp

  • Chuẩn bị: Lá nàng hai tươi;
  • Cách dùng: Rửa sạch lá nàng hai, sau đó giã nát. Lấy lá nàng hai giã nát đắp vào vùng xương khớp đau nhức trong vòng 30 – 40 phút.
  • Liều dùng: Đắp thuốc 2 lần/ngày và duy trì trong vòng 1 tuần.

Bài thuốc chữa sốt

  • Chuẩn bị: Cây nàng hai tươi hoặc đã phơi khô;
  • Cách dùng: Nấu chín/sắc cây nàng hai với nước. Uống thuốc để hạ sốt.
Cây nàng hai có tác dụng điều trị đau nhức xương khớp, giảm sốt,...
Cây nàng hai có tác dụng điều trị đau nhức xương khớp, giảm sốt,…

7. Một số lưu ý khi dùng các bài thuốc từ cây nàng hai

Khi dùng một số bài thuốc từ cây nàng hai, người dùng cần lưu ý một số điều sau:

  • Hiệu quả và tác dụng của cây nàng hai chưa được nghiên cứu kỹ lưỡng. Người bệnh không nên tùy tiện sử dụng. Trước khi dùng các bài thuốc từ cây nàng hai, người bệnh cần hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa, bác sĩ y học cổ truyền.
  • Trong quá trình dùng các bài thuốc được chế biến từ cây nàng hai, nếu thấy cơ thể xuất hiện những triệu chứng lạ, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để khai báo.
  • Tránh tiếp xúc ngoài da với cây nàng hai vì có thể gây ngứa, sưng đau. Tuy cây nàng hai có những lông gai và có chứa chất độc nhưng loại chất này sẽ bị tiêu hủy khi đun sôi.
  • Thận trọng khi dùng các bài thuốc từ cây nàng hai cho phụ nữ có thai, trẻ nhỏ, phụ nữ đang cho con bú, người cao tuổi,… Trước khi dùng cần hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

Bài viết này cung cấp một số thông tin căn bản về dược liệu cây nàng hai. Mọi thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. ThuocDanToc.vn không đưa ra lời khuyên, chỉ định phương pháp điều trị, chẩn đoán bệnh lý,… thay cho bác sĩ chuyên khoa.

Dược liệu nên kết hợp

  • Liều dùng cây Ba gạc và những lưu ý khi sử dụng dược liệu
  • Thục địa: Tính vị, Qui kinh, Tác dụng dược lý và Bài thuốc chữa bệnh

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đối tác

Ông Phạm Minh Đức - 0914530xxx
Thanh Trì, Hà Nội
Đặt mua 1 kg Cỏ Ngọt cách đây 1 phút