Cây kim sương và các thông tin cần biết

Cây kim sương được sử dụng để điều trị vết thương, chữa tê thấp, teo cơ, kinh nguyệt không đều, sớt… Để hiểu rõ hơn các thông tin về loại thảo dược này, hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết sau đây. 

Cây kim sương chữa bệnh gì? Cách sử dụng như thế nào?
Cây kim sương chữa bệnh gì? Cách sử dụng như thế nào?

I. Thông tin cần biết về cây kim sương

1. Tên gọi

  • Tên khác: Tiêu rừng, vọt cày, ớt rừng, mán chỉ, xoan đào, cây méo, Mác khèn
  • Tên khoa học: Micromelum falcatum (Lour.) Tan
  • Họ: Rutaceae

2. Đặc điểm hình thái và phân bố

*) Đặc điểm hình thái: 

Cây thân gỗ có hình dáng nhỏ hoặc nhỡ. Trên các nhánh có các lông đen rồi nhẵn. Lá dạng kép lông chim lẻ, màu lục vàng, gồm có khoảng 7 – 9 lá chét, có hình ngọn giáo nhưng không cân đối ở phần gốc. Mũi lá nhọn sắc, kéo dài, khía tai bèo không rõ, nhẵn. Tuy nhiên, phần gân giữa ở mặt trên và những lớn ở mặt dưới sẽ không được nhẵn.

Hoa của cây kim sương có màu trắng hoặc vàng, mọc thành cụm và thường nở vào tháng 11 – 3 hàng năm. Trên hoa có cả lông mềm, chiều dài ngắn hơn lá. Nhưng ở trên cánh hoa lại có khá ít hoặc không có lông nhung. Quả xuất hiện vào tháng 5 – 7, có màu cam, vàng hoặc đỏ, hình bầu dục. Bề mặt của quả nhẵn, nạc, nhiều tuyến. Bên trong mỗi quả có khoảng 2 – 3 ô mỗi ô chứa 1 hạt.

*) Phân bố: 

Loại cây này xuất hiện phổ biến ở các nước Đông Dương như Trung Quốc, Malaixia, Việt Nam… trong các vùng thưa hoặc vùng rừng núi. Ở nước ta, cây kim sương mọc hoang rất nhiều ở các vùng đồi núi của các tỉnh như Bắc Ninh, Bắc Giang, Hòa Bình, Hà Tây, Cao Bằng, Thanh Hóa, Lạng Sơn…

3. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

  • Bộ phận dùng: Lá, rễ
  • Thu hái và chế biến: Lá cây kim sương thường được dùng ở dạng tươi. Rễ sau khi được thu hoạch sẽ đem về rửa sạch, thái mỏng, phơi hoặc sấy khô.

4. Tính vị, tác dụng

Cần áp dụng các bài thuốc thường xuyên để mang đến tác dụng tốt
Cần áp dụng các bài thuốc thường xuyên để mang đến tác dụng tốt

Theo các ghi chép của y học cổ truyền, loại thảo dược này có vị cay, đắng, tính ấm; có tác dụng giảm đau, tán ứ hành khí, hoạt huyết.

5. Thành phần hóa học

Dựa trên các kết quả thu được từ các thí nghiệm cho thấy trong lá và quả của cây mán chỉ có chứa tinh dầu. Hoa có mùi thơm của acid prussic.

6. Công dụng của cây kim sương

Cây kim sương có các công dụng sau đây:

  • Lá được dùng để trị rắn độc cắn, cảm mạo, các vết thương bị nhiễm trùng, các vết cắn của sâu bọ, chữa tê thấp, teo cơ. Một vài nơi khác còn dùng loại cây này để chữa kinh nguyệt không đều, sốt.
  • Rễ được dùng để điều trị tức ngực, ho hen, chân tay co quắp, phong thấp tê bại, vết thương do dao chém.

Xem thêm: 8 cách chữa bệnh phong thấp theo dân gian dễ làm

II. Cách chữa bệnh bằng cây kim sương

Tùy vào mục đích sử dụng mà các bài thuốc chữa bệnh từ cây kim sương cũng được áp dụng theo các cách khác nhau. Cụ thể như sau:

*) Trị đau nhức, teo cơ: 

Lấy 50g rễ cây méo sao vàng, cho chúng vào bình thủy tinh. Đổ thêm khoảng 500ml cồn 40 độ vào rồi đậy nắm kín, ngâm trong vòng 1 tuần lễ. Sau thời gian đó, hãy dùng rượu này để xoa bóp lên vị trí cần điều trị, thực hiện thường xuyên sẽ thấy mang đến tác dụng tốt.

*) Chữa vết thương, vết loét, vết rắn và các côn trùng cắn: 

Chuẩn bị lá cây kim sương tươi, rửa sạch, giã nát. Sau đó dùng nó để đắp lên vết thương. Kiên trì thực hiện để mang lại tác dụng tốt.

*) Trị kinh nguyệt không đều, cảm mạo, sốt: 

Để điều trị các tình trạng này, lấy khoảng 7 – 10g rễ cây kim sương cho vào ấm, sắc lên với nước để uống mỗi ngày.

Trên đây là các thông tin tham khảo về cây kim sương và một số bài thuốc từ loại cây này. Để được cung cấp một cách chính xác và đầy đủ nhất về loại cây này, vui lòng trao đổi với các chuyên gia hoặc lương y có kinh nghiệm.

ThuocDanToc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Có thể bạn quan tâm

Hỏi đáp cùng chuyên gia

  1. NinhNinh says: Trả lời

    vietfarm có bán thuốc cây kim sương không ?

  2. trần hằngtrần hằng says: Trả lời

    thưa bác sỹ củ kim sương có ngâm mật ong uống hàng ngày để điều trị bệnh nội tiết tố nữ không?

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đối tác

Ông Phạm Minh Đức - 0914530xxx
Thanh Trì, Hà Nội
Đặt mua 1 kg Cỏ Ngọt cách đây 1 phút