Tác dụng chữa bệnh của cây bỏng nổ và những điều cần lưu ý khi dùng

Cây bỏng nổ còn được gọi là Cơm nguội, Bỏng nẻ, thuộc họ Thầu dầu (danh pháp khoa học: Euphorbiaceae). Thảo dược này thường được sử dụng để trị bệnh ngoài da, nóng sốt, chân tay run,…

cây nổ trắng trị bệnh gì
Cây bỏng nổ còn được gọi là Cơm nguội, thuộc họ Thầu dầu (danh pháp khoa học: Euphorbiaceae)

1. Tên gọi, phân nhóm

Tên gọi khác: Cơm nguội, Quả nổ trắng, Bỏng nẻ.

Tên khoa học: Flueggea virosa

Họ: Thầu dầu (danh pháp khoa học: Euphorbiaceae).

2. Đặc điểm sinh thái

Mô tả:

Cây bỏng nổ nhỏ, chiều cao trung bình từ 2 – 3m, thân có màu nâu sẫm, cành khúc khuỷu. Lá nguyên, mỏng, có kích thước và hình dạng không thống nhất, tuy nhiên thường có hình bầu dục, thuôn ở đầu và nhọn ở gốc. Lá kèm có hình tam giác, hoa mọc ở nách lá. Hoa đực mọc thành cụm, hoa cái mọc riêng lẻ hoặc xếp chùm 2 – 3 hoa. Quả nang, hình cầu, có màu trắng nhạt, vỏ 3 mảnh, hạt màu đỏ nâu có 3 cạnh.

giá cây bỏng nổ
Cây bỏng nổ cho quả nang, hình cầu, có màu trắng nhạt

Mùa hoa bắt đầu vào tháng 6 và kết thúc vào tháng 8, sai quả vào tháng 9 – 11.

Phân bố:

Cây bỏng nổ phân bố ở Việt Nam, Thái Lan, Philippin, Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ và Đài Loan. Ở nước ta, loại cầy này thường mọc hoang ở ven đường hoặc mọc trong rừng thưa.

3. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến, bảo quản

Bộ phận dùng: Vỏ, rễ, cành và lá của cây được sử dụng để làm thuốc.

Thu hái: Thu hái các bộ phận khác quanh năm, riêng rễ chỉ nên thu hoạch vào mùa thu.

Chế biến: Sau khi thu hái, đem về rửa sạch, loại bỏ đất cát. Sau đó đem thái mỏng, sấy hoặc phơi khô.

Bảo quản: Nơi khô thoáng.

4. Thành phần hóa học

Cây bỏng nổ có chứa saponin, tannin, alkaloid,…

5. Tác dụng dược lý

+Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:

  • Chiết xuất Ethanol và Chloroform từ thảo dược có tác dụng kháng khuẩn và chống lại các gốc tự do.
  • Chiết xuất Methanol từ rễ có khả năng chống nấm Candida albicans và Trichytum mentagrophytes.
  • Chiết xuất từ lá cây bỏng nổ có tác dụng chống sốt rét, ức chế sự sinh trưởng của Plasmodium falciparumin.
  • Bergenin có trong bỏng nổ có khả năng chống loạn nhịp tim ở chuột thực nghiệm. Ngoài ra thành phần này giảm lipit và xơ vữa ở chuột bị tăng lipit máu. Thành phần Bergenin còn có tác dụng bảo vệ niêm mạc và chống loét dạ dày ở chuột lang.
  • Chiết xuất từ vỏ cây có thể làm giảm huyết áp động mạch ở chó.
  • Nước sắc từ rễ có tác dụng điều trị bệnh sán máng, đau dạ dày, đau bụng kinh, nhiễm giun đường ruột và viêm tai giữa.

+Theo y học cổ truyền:

  • Tác dụng thu liễm.
  • Nước sắc từ cành lá có tác dụng rút mủ, trị mụn bọc trắng, mụn mủ vàng, diệt trùng. Hoặc có thể dùng lá giã đắp lên vết thương do sắt hoen gỉ gây ra.
  • Tại Ấn Độ, thảo dược này còn được dùng để trị vết loét, rễ được dùng để trị bệnh lậu, khát nước, chân tay run, chóng mặt, sốt nóng.

6. Tính vị

Vỏ chát.

7. Qui kinh

Chưa có nghiên cứu.

8. Liều dùng, cách dùng

Dùng thuốc ở dạng nước sắc, liều dùng thông thường 6 – 12g. Nếu dùng đắp ở ngoài da có thể dùng nhiều hơn liều lượng trên.

9. Bài thuốc

Bài thuốc trị sốt rét, chóng mặt, chân tay run rẩy: Dùng 6 – 12g đem sắc uống.

10. Lưu ý

Một số điều cần lưu ý khi sử dụng dược liệu bỏng nổ:

  • Một số bài thuốc chưa được chứng minh về độ an toàn và tác dụng.
  • Vỏ cây có chứa độc, do đó có thể gây dị ứng và ngứa rát ở da.
  • Tránh nhầm lẫn với cây nổ hay còn gọi là cây tanh tách.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ nhân viên y tế!

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Đối tác

Ông Phạm Minh Đức - 0914530xxx
Thanh Trì, Hà Nội
Đặt mua 1 kg Cỏ Ngọt cách đây 1 phút