“Thông Bế Tiểu Lợi Hoàn” – Bài thuốc chữa viêm đường tiết niệu an toàn, hiệu quả

3.5/5 - (2 bình chọn)

Viêm đường tiết niệu (viêm niệu đạo) là bệnh lý viêm nhiễm xảy ra ở đường tiết niệu. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh rất phức tạp, chủ yếu do thận hư và bàng quang thấp nhiệt. Bệnh không chỉ gây ra những ảnh hưởng sinh hoạt hàng ngày mà còn có khả năng để lại nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời, đúng cách.

Nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu: Mùa hè là thời điểm lý tưởng để bệnh bùng phát

Mùa hè được xem là thời điểm có tỷ lệ người mắc bệnh viêm đường tiết niệu cao. Bệnh chủ yếu do vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu gây nên viêm nhiễm. Chúng thường xâm nhập theo đường viêm ngược dòng, từ bộ phận sinh dục ngoài rồi lan lên thận. Mầm bệnh lây từ phân trong đại tràng vào bộ phận sinh dục ngoài gây viêm niệu đạo, bàng quang rồi sau đó xâm nhập và gây viêm lan lên các bộ phận trên.

Có đến 90% trường hợp gây bệnh là do vi khuẩn  Escherichia coli (E.coli) gây ra. Vi khuẩn này có khả năng thâm nhập trực tiếp vào đường tiết niệu, hoặc qua sinh hoạt tình dục, qua các dụng cụ đặt xông dẫn lưu, phẫu thuật nội soi….

Một số vi khuẩn khác gây bệnh ví dụ như Klebsiella, Proteus, Staphylococcus Saprophyticus . Phần lớn các vi khuẩn này là vi khuẩn đường ruột, thường ký sinh ở ruột già của trẻ, phần nhỏ là nguyên nhân do nấm gây ra.

Các yếu tố khác làm cho viêm đường tiết niệu dễ bị xảy ra như:

  • Mắc các bệnh như đái tháo đường, suy giảm miễn dịch , già yếu, suy kiệt… Bệnh rất dễ tái phát nếu bạn không điều trị dứt điểm.
  • Nóng trong gây nóng, rát, buốt mỗi khi đi tiểu, thường gặp vào mùa hè, hoặc những người thường xuyên uống rượu bia, hay ăn đồ ăn cay nóng nhiều dầu mỡ.
  • Do kích thích hóa chất như tiếp xúc với xà phòng, lotion và nước hoa có thể gây ra cơn đau tạm thời trong niệu đạo, và trong cả bao cao su, thuốc mỡ, kem, hoặc bọt tránh thai cũng có thể gây ra kích ứng.
  • Do chấn thương dương vật như: Cọ xát quần áo thô vào, hay tình dục mạnh, hoặc thủ dâm cũng có thể gây ra kích thích tạm thời của niệu đạo (ở nam giới).
  • Quan hệ tình dục cũng là nguyên nhân chính gây ra tình trạng viêm đường tiết niệu. Sinh hoạt tình dục với người bị bệnh đường sinh dục – tiết niệu mà không dùng phương tiện bảo vệ làm tăng nguy cơ viêm đường tiết niệu.

Biểu hiện nhận biết viêm đường tiết niệu

Viêm đường tiết niệu có 3 dạng bệnh chính là: Viêm bàng quang, viêm thận và nhiễm khuẩn niệu. Phần lớn viêm đường tiết niệu là viêm bàng quang, nặng hơn nữa nếu hiện tượng viêm nhiễm bàng quang nếu không được điều trị triệt để sẽ lan từ bàng quang lên 1 hoặc 2 thận gây viêm thận (viêm bể thận). Tùy thuộc vào từng thể bệnh sẽ có những triệu chứng khác nhau.

1.Triệu chứng viêm bàng quang

  • Đau và rát khi đi tiểu, nước tiểu bỏng rát, có cảm giác buốt như kim châm giữa các lần đi vệ sinh
  • Tiểu gấp không kiềm được, người bệnh thường xuyên đi tiểu hoặc muốn đi tiểu liên tục, nhưng mỗi lần đi lượng nước tiểu rất ít.
  • Đau bụng dưới, nóng rát vùng bụng dưới, bụng ậm ạch khó chịu.
  • Nước tiểu đục và có mùi hôi.
  • Một số người có thể không có triệu chứng.

2.Triệu chứng viêm thận

  • Đau một bên thắt lưng hoặc có cảm giá lạnh sống lưng.
  • Sốt, ớn lạnh hoặc rét run.
  • Buồn nôn và nôn.
3 dạng viêm đường tiết niệu phổ biến thường gặp

Ngoài ra, ở nam giới, nữ giới và trẻ em cũng có những dấu hiệu bệnh cụ thể dễ nhận thấy.

Đối với nữ giới: Đau, tức bụng dưới, đặc biệt là trong lúc đi tiểu. Có hiện tượng tiểu buốt, tiểu rắt, màu nước tiểu đục và có mùi khai nồng, một số trường hợp còn có thể đi tiểu ra máu. Người bệnh cũng có thể cảm thấy đau dữ dội ở vùng thắt lưng. Một số trường hợp còn có hiện tượng tiểu đêm

Đối với nam giới: Cảm giác muốn đi tiểu hoặc đi tiểu thường xuyên, liên tục. Mỗi lần đi tiểu lượng nước tiểu rất ít. Khi đi tiểu thường có cảm giác đau buốt, tiểu rắt, nước tiểu có màu đục. Ngoài ra cảm thấy đau lưng và nóng rát ở vùng bụng dưới. Có những dịch bất thường tiết ra ở phần đầu dương vật.

Ở trẻ em: Hay đau bụng, sốt, quấy khóc, bỏ ăn. Khi thấy trẻ sốt cao, sờ vào bụng thấy trẻ khóc to hơn. Nếu là bệnh viêm bàng quang thì có một số biểu hiện rõ ràng hơn như trẻ tiểu không liên tục, tiểu khó, tiểu ngắt quãng và nước tiểu rất hôi.

Viêm đường tiết niệu thường không phải là cấp cứu nội khoa, nhưng là nguy cơ cao dẫn đến biến chứng ở phụ nữ có thai, người già, người mắc bệnh tiểu đường, rối loạn thận, hoặc suy giảm hệ miễn dịch.

Biến chứng nguy hiểm khi bệnh không được điều trị triệt để là nhiễm trùng có thể lan từ bàng quang lên 1 hoặc cả 2 thận. Khi vi khuẩn tấn công thận, chúng có thể gây tổn thương thận và làm suy giảm chức năng thận vĩnh viễn.

Đặc biệt, những người bị bệnh thận có thể tăng nguy cơ suy thận. Tuy hiếm gặp nhưng nhiễm trùng cũng có thể đi vào dòng máu và theo đường máu sẽ lan tới các tạng khác, ảnh hưởng chung đến toàn bộ cơ thể.

Viêm đường tiết niệu có thể sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

Khi nhận thấy những dấu hiệu bệnh, cần phải tìm đến các cơ sở chuyên khoa uy tín để có phương pháp điều trị phù hợp và kịp thời, tránh những biến chứng về sau.

Những phương pháp điều trị viêm đường tiết niệu

Điều trị viêm đường tiết niệu bằng Tây y

Thông thường, trị viêm đường tiết niệu bằng Tây y sử dụng kháng sinh diệt vi khuẩn. Kết hợp với đó là việc giữ gìn vệ sinh đúng cách nếu không bệnh sẽ nặng hơn, tái phát sẽ rất khó chữa.

Tuy nhiên, dùng loại kháng sinh nào, liều lượng bao nhiêu và dùng kéo dài bao lâu lại tùy thuộc vào từng bệnh cảnh cụ thể sau khi đã có kết quả thăm khám và xét nghiệm nước tiểu. Tuyệt đối không được sử dụng kháng sinh khi chưa có kết quả xét nghiệm nước tiểu. Việc tự ý sử dụng kháng sinh có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ, nhờn thuốc và nguy hiểm hơn là kháng thuốc.

Một lưu ý quan trọng khi sử dụng kháng sinh đó là phải dùng đúng và đủ liều. Đồng thời cần điều trị theo phác đồ của bác sĩ để tránh tình trạng vi khuẩn chưa được tiêu diệt hết, sẽ khiến vi khuẩn sinh sôi trở lại. Khi đó sử dụng các loại kháng sinh liều cao hơn sẽ làm cho người cảm thấy mệt mỏi.

Nhiều trường hợp không thể sử dụng Tây y để chữa bệnh

Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng có thể dùng kháng sinh được. Ví dụ như viêm đường tiết niệu do thấp nhiệt thì không nên điều trị bằng kháng sinh vì bản thân người bệnh không bị nhiễm khuẩn. Do đó sử dụng kháng sinh sẽ khiến bệnh nặng hơn và kéo theo nhiều biến chứng.

Một trong những phương pháp để chữa trị toàn diện đó là sử dụng Nam dược, gồm các thảo dược thiên nhiên kết hợp với nhau. Chữa viêm đường tiết niệu bằng thuốc Đông y đang ngày càng được nhiều người lựa chọn vì tính an toàn và hiệu quả lâu bền.

Bài thuốc Đông y: “Thông Bế Tiểu Lợi Hoàn” trị viêm đường tiết niệu: Phù hợp với mọi thể bệnh

Theo y học cổ truyền, viêm đường niệu thuộc phạm vi chứng lâm. Thận hư và bàng quang thấp nhiệt, gặp phải các tác nhân làm suy giảm chính khí khiến bàng quang không khí hóa được, bên trong vừa hư, vừa bị tích tụ sinh ra nội thấp kiêm hiệp nhiệt. Thấp nhiệt tích tụ lâu ngày kết lại ở hạ tiêu làm nước tiểu sẫm, đỏ, tiểu tiện khó khăn, đau buốt.

Vì vậy, để trị bệnh Đông y tập trung bổ thận, trừ thấp, thanh nhiệt, giải quyết tận gốc rễ bệnh. Bài thuốc Thông Bế Tiểu Lợi Hoàn được hoàn thiện và phát triển bởi Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc là một trong số những bài thuốc tốt đi theo nguyên lý đó.

Thông tin bài thuốc chữa viêm đường tiết niệu

THÔNG BẾ TIỂU LỢI HOÀN 

1.Thành phần: Gồm 2 bài thuốc nhỏ “Bổ thận hoàn” và “Giải độc hoàn”

2.Dược liệu: Bồ công anh, Kim ngân hoa, Hồng hoa, Đơn đỏ, Ké đầu ngựa, Lục nhất tán, Đan sâm, Hương phụ, Hoàng bá, Kim tiền thảo, Liên kiều, Xa tiền tử, Tỳ giải, Cẩu tích, Hạnh phúc, Xích đồng, Tơ hồng xanh, Cây cà gai, Đỗ trọng, Sa nhân…

3.Công dụng:

  • Dưỡng âm, bổ thận, thanh nhiệt mát gan, trừ thấp, lợi tiểu tiện, phá huyết trục ứ, thông lâm giải độc, bổ khí huyết.
  • “Giải độc hoàn” có tác dụng như một kháng sinh tự nhiên, giúp diệt sạch khuẩn, đặc biệt là vi khuẩn E.Coli, Staphylococcus… Thuốc có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi niệu, từ đó giúp đào thải vi khuẩn đã chết và vi khuẩn bám trên bề mặt đường niệu ra ngoài. Đặc biệt bài thuốc có hiệu quả đối với bệnh nhân bị viêm đường tiết niệu do thấp nhiệt (nóng trong) gây ra.

4.Chủ trị: Điều trị tất cả các triệu chứng như: Đau rát khi đi tiểu, nước tiểu bỏng rát, tiểu gấp không kiềm được, bí tiểu, tiểu rắt, tiểu buốt, đau bụng dưới, nóng rát vùng bụng dưới, nước tiểu đục và có mùi hôi, đau vùng thắt lưng, sốt và rét run, buồn nôn và nôn…do bệnh viêm đường tiết niệu gây lên.

Liều lượng của từng thành phần, bài thuốc sẽ được gia giảm tùy thuộc vào cơ địa, thể trạng và mức độ bệnh của từng người. Vì thế, người bệnh nên trực tiếp đến thăm khám để được tư vấn và bốc thuốc.

BÁC SĨ TƯ VẤN

Những ưu điểm vượt trội của bài thuốc y học cổ truyền

  • Bài thuốc Thông Bế Tiểu Lợi hoàn được bào chế hoàn toàn từ thảo dược thiên nhiên vì thế rất an toàn, lành tính, không gây tác dụng phụ. Phù hợp với cả nam giới, nữ giới và trẻ em.
  • Nguồn dược liệu chuẩn theo GACP-WHO, bài thuốc đạt chứng nhận CO – CQ về nguồn gốc xuất xứ và được phép lưu hành trên toàn quốc. Dược liệu được chọn lọc kỹ càng từ những vùng trồng chuyên canh trên cả nước. Sau khi thu hái, tất cả dược liệu sẽ được đem phơi khô và bào chế ngay để đảm bảo được chất lượng trị bệnh tốt nhất và sự an toàn khi sử dụng.
  • Các vị thảo dược được kết hợp hài hòa khiến bài thuốc có dược tính cao, trị bệnh tận gốc. Ngoài tác dụng điều trị bệnh bài thuốc còn có giúp nâng cao thể trạng, tăng cường sức khỏe cho người bệnh, phòng chống bệnh tái phát. Vì thế, tuy tác dụng điều trị khá chậm, không tức thì như Tây y nhưng hiệu quả lại được lâu dài, giúp bệnh khỏi một cách triệt để nhất.
  • Bài thuốc đặc trị viêm đường tiết niệu được Trung tâm Thuốc dân tộc bào chế thành dạng viên cao tinh chất chứ không phải là dạng thang thuốc sắc như nhiều bài thuốc Đông y khác. Trung tâm đã nghiên cứu, chắt lọc tinh chất suốt 48 giờ ở nhiệt độ thích hợp nhằm đảm bảo dược tính và công hiệu trị bệnh của bài thuốc. Người bệnh sử dụng bài thuốc này sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian. Thay vì phải lo lắng về vấn đề sắc thuốc, canh thời gian hoặc quên không uống thuốc thì chỉ cần uống trực tiếp.
Thông Bế Tiểu Lợi Hoàn là lựa chọn tối ưu cho người bệnh viêm đường tiết niệu

Những lưu ý để phòng tránh viêm đường tiết niệu

Để thuốc phát huy tác dụng tối đa và quá trình điều trị nhanh chóng hơn, người bệnh nên lưu ý một số vấn đề sau, ngăn chặn các loại vi khuẩn gây viêm nhiễm:

Những lưu ý để “đẩy lùi” viêm đường tiết niệu hiệu quả

ĐẶT LỊCH KHÁM NGAY TẠI ĐÂY

Quý khách hàng nếu đang gặp phải tình trạng viêm đường tiết niệu và quan tâm đến bài thuốc, vui lòng liên hệ theo số hotline (024)7109 6699 – (028)7109 6699 để được tư vấn và đặt lịch khám.

Hiện nay, Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc đã có mặt tại Hà Nội và Hồ Chí Minh để người bệnh thuận tiện hơn khi đến thăm khám và bốc thuốc.

Tại Hà Nội: Số 132 Ô Chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội

Tại Hồ Chí Minh: Số 145 Hoa Lan, phường 2, quận Phú Nhuận, TP. HCM

Email:

Fanpage: Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc

Cam kết bảo hành mỡ máu tại Thuốc Dân Tộc

Thuốc Dân Tộc Cam Kết Điều Trị Mỡ Máu Hiệu Quả Vượt Trội, Bảo Hành Bằng Văn Bản

Thuốc Dân Tộc tự hào là đơn vị ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT đại diện cho Dự án Bảo vệ...

Định tâm An thần thang

Định tâm an thần thang – Bài thuốc chữa mất ngủ được ví là “thần dược” của người Việt

Với hơn 30 vị thuốc quý được nghiên cứu trong hơn 3 năm, Định tâm an thần thang được ví...

Thảo mộc đặc trị lang ben hắc lào được hàng ngàn bệnh nhân tin tưởng lựa chọn

Lang ben hắc lào là bệnh lý về da thường gặp, rất khó chữa và dễ lây lan, thường xuyên...

Dược liệu Đông y điều trị mề đay – Giải pháp vàng đánh bay mề đay mẩn ngứa

Mề đay mẩn ngứa là phản ứng của viêm da với các triệu chứng như vùng da nổi sẩn đỏ,...

Bác sĩ Thanh Hà - "Cứu tinh" giúp hàng ngàn chị em thoát khỏi căn bệnh khó nói

Bác sĩ Đỗ Thanh Hà và bài thuốc Diệp phụ khang chứa “4 điểm vàng” giúp chị em thoát nỗi lo viêm âm đạo

Vùng kín là khu vực nhạy cảm và cần phải được nâng niu, bảo vệ nhất trên cơ thể của...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.