Methylcobalamin là thuốc gì?
Methylcobalamin là một trong những dạng phổ biến của vitamin B12, được tìm thấy trong thực phẩm và viên uống bổ sung. Thuốc có tác dụng nâng cao sức khỏe của não, gan, hệ thần kinh trung ương, bảo vệ thị giác, tạo tế bào hồng cầu…
- Tên thuốc: Methylcobalamin
- Tên thương hiệu: Methylcobalamin
- Phân nhóm: Vitamin.
Những thông tin cần biết về thuốc Methylcobalamin
Công dụng
Vitamin B12 có dưới nhiều dạng, trong đó có hai dạng phổ biến nhất là cyanocobalamin và methylcobalami. Không giống như cyanocobalamin – vitamin B12 tổng hợp, chỉ được tìm thấy trong các sản phẩm bổ sung, Methylcobalamin là dạng vitamin B12 dễ sử dụng nhất, được tìm thấy nhiều trong các loại thực phẩm như các loại cá (cá ngừ, cá hồi, cá tuyết…), các loại thịt (thịt bê, thịt bò, thịt cừu), các sản phẩm từ sữa (sữa chua, phô mai, sữa) và các chất bổ sung.
Methylcobalamin được dùng để khắc phục tình trạng thiếu vitamin 12, tuy nhiên, cần tham khảo chuyên gia để xác định liệu trình điều trị phù hợp. Ngoài ra thuốc còn được dùng cho để nâng cao sức khỏe của não, gan, hệ thần kinh trung ương, bảo vệ thị giác, giúp cơ thể tạo ra tế bào hồng cầu.
Thuốc có thể được sử dụng cho những mục đích điều trị khác đã được phê duyệt nhưng không được liệt kê trong bài viết.
Cách dùng – liều lượng
Thuốc có kèm theo tờ hướng dẫn được đính kèm trong mỗi hộp thuốc. Bạn hãy đọc kĩ thông tin chỉ dẫn được in trên nhãn hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ/ dược sĩ trước khi dùng Methylcobalamin.
Dùng thuốc đúng liều lượng, không dùng nhiều hơn hoặc ít hơn chỉ định. Không dùng thuốc quá ít hoặc kéo dài hơn so với liệu trình khuyến cáo.
Thuốc tồn tại dưới nhiều dạng. Với dạng viên đặt lưỡi, bạn đặt thuốc bên dưới lưỡi rồi hạ lưỡi xuống để thuốc rã ra. Trong trường hợp cảm thấy thuốc khó tan, bạn nên thấm thuốc ướt nước hoặc ngậm thêm một ít nước, sau đó nuốt phần nước, để viên thuốc dưới lưỡi cho thuốc tự động rã. Thuốc dùng nguyên viên, không nên nhai hoặc nghiền nát.
Liều dùng:
Liều lượng và thời gian dùng thuốc được quy định tùy theo đối tượng, độ tuổi, tình trạng sức khỏe và một số yếu tố khác liên quan. Cần tuân thủ nghiêm ngặt liều dùng do bác sĩ quy định. Việc dùng quá liều hay quá thời gian liệu trình có thể dẫn đến những tác dụng không mong muốn.
Bài viết dưới đây chỉ cung cấp liều dùng thông thường. Liều dùng có thể được điều chỉnh trên từng đối tượng cho phù hợp. Tuy nhiên, bạn không nên tự ý tăng / giảm liều dùng nếu không được chuyên gia phê duyệt.
Người lớn:
- Liều dùng giúp làm giảm căng thẳng, hỗ trợ sự phát triển của não bộ: Không quá 25 mg/ ngày.
- Liều dùng cho người bị bệnh thần kinh cấp tính: 40 mg / ngày dưới sự theo dõi của bác sĩ.
- Liều dùng bảo vệ cơ thể khỏi sự lão hóa: 1 mg / ngày (thường kết hợp với một liều tương tự pyridoxine và axit folic).
- Liều dùng cho người lớn thiếu hụt Vitamin B12: 100 mg / ngày.
Trẻ em:
- Độ an toàn và hiệu quả của Methylcobalamin chưa được thiết lập cho đối tượng trẻ em dưới 12 tuổi. Nếu có ý định dùng thuốc trên cho nhóm đối tượng này, bạn nên tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.
Dạng – hàm lượng – quy cách
Methylcobalamin có ở dạng và hàm lượng như sau:
- Dạng: dung dịch tiêm, viên nén uống, thuốc xịt mũi, viên ngậm dưới lưỡi, viên nén phóng thích chậm, gel thoa mũi.
- Hàm lượng: Methylcobalamin 100 mcg/ml; 100 mcg/ml; methylcobalamin 1000 mcg; 500 mcg; 50 mcg; 25 mcg/0.1 ml; 2 mcg/ml; 1000 mcg với natri salcaprozate; 5000 mcg; 2500 mcg; methylcobalamin 500 mcg/0,1 ml; 100 mcg; 250 mcg.
Bảo quản
Methylcobalamin nên được bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát ở nhiệt độ phòng. Tránh đặt thuốc nơi ẩm ướt (nhà tắm, tủ lạnh) hay nơi có ánh sáng trực tiếp (ban công, mái hiên, cửa sổ).
Khi nhận thấy thuốc có biểu hiện biến chất (thay đổi màu sắc, mùi vị) hoặc hết hạn sử dụng, tuyệt đối không sử dụng. Việc dùng thuốc hỏng hay hết hạn có thể gia tăng nguy cơ mắc phải tác dụng không mong muốn. Bạn có thể liên hệ với nhân viên y tế để biết cách xử lý thuốc trên đúng cách.
Tham khảo thêm: Thuốc Obimin là thuốc gì?
Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Methylcobalamin
Thận trọng/ Cảnh báo
Cảnh báo nhóm đối tượng đặc biệt:
Chưa có nghiên cứu hay báo cáo đầy đủ độ an toàn cũng như hiệu quả của thuốc cho đối tượng phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú. Tham khảo ý kiến chuyên gia đế biết thêm những lợi ích và rủi ro gặp phải khi dùng thuốc trên điều trị.
Cảnh báo chung
Trước khi dùng vitamin B12, cần thông báo cho bác sĩ / dược sĩ nếu bạn mắc phải vấn đề sức khỏe sau:
- Dị ứng với vitamin B12 hay bất kì thành phần nào có trong thuốc. Tham khảo thông tin về thành phần được in trên nhãn dán đế biết thêm thông tin chi tiết.
- Tiểu ra máu
- Nhiễm trùng
- Bệnh thần kinh thị giác
- Thiếu sắt hoặc hàm lượng folate trong máu thấp.
- Bệnh đa hồng cầu (bệnh về xương khớp).
Tác dụng phụ
Trong quá trình dùng Methylcobalamin, bạn có thể gặp một số tác dụng không mong muốn sau:
Tác dụng phụ thường gặp:
- Đau đầu
- Ngứa
- Sưng
- Lo lắng
- Mất kiểm soát
Tác dụng phụ hiếm gặp:
- Nồng độ kali trong máu thấp
- Suy tim sung huyết
- Hình thành cụ máu đông ở tay và chân.
- Sốc phản vệ (đây là tác dụng phụ nghiêm trọng có thể gây đe dọa đến tính mạng. Người bị sốc phản vệ thường xuất hiện các triệu chứng như: khó thở, lưỡi hoặc cổ họng bị sưng, nổi mề đay).
- Chất lỏng tích tụ trong phổi.
Không phải ai cũng gặp phải tác dụng phụ khi dùng Methylcobalamin. Bạn cũng có thể gặp phải những biểu hiện không mong muốn khác không được liệt kê bên trên. Liên hệ với chuyên gia để có cách xử lý nếu có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ của thuốc.
Tương tác thuốc
Tương tác với thuốc:
Methylcobalamin có thể tương tác nghiêm trọng với các loại thuốc điều trị sau:
- Leukeran (Chlorambucil)
- Prilosec (omeprazole)
- Colcrys và Mitigare (colchicine)
- Thảo dược Goldenseal.
Tương tác với rượu:
Rượu có thể làm giảm nồng độ vitamin B có trong cơ thể. Do đó, cần hạn chế hoặc tránh uống nhiều rượu khi dùng vitamin B12.
Tương tác với thực phẩm:
Tránh ăn bưởi hoặc uống nước ép bưởi khi dùng vitamin B12.
Trên đây là một số thông tin về thuốc Methylcobalamin. Nếu có bất kỳ thắc mắc cần được giải đáp hoặc xuất hiện những triệu chứng bất thường sau khi dùng thuốc, liên hệ với người chuyên môn để được tư vấn và giải đáp.
Có thể bạn quan tâm
- Thuốc bổ não Cerebrolysin – Liều lượng và cách sử dụng
- Thuốc Cavinton: thành phần, công dụng và cách sử dụng đúng
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!