Thuốc Floctafenine có tác dụng gì?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI BÁC SĨ DOÃN HỒNG PHƯƠNG – Khoa Vật Lý Trị LiệuGiám đốc Chuyên môn Trung tâm Đông Phương Y Pháp – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Thuốc Floctafenine được bào chế dưới dạng viên nén. Thuốc có tác dụng giảm đau đơn thuần nên thường được dùng trong điều trị những cơn đau mạn tính và cấp tính ở người lớn. Thuốc có tác dụng giảm đau mạnh hơn Aspirin.

Thuốc Floctafenine
Thông tin cơ bản về công dụng, thành phần, liều dùng, cách sử dụng và những điều cần lưu ý khi chữa bệnh với thuốc Floctafenine

Quốc dược Phục cốt khang là bài thuốc sở hữu nhiều ưu điểm ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT về công thức, thành phần trong điều trị bệnh xương khớp tại Việt Nam. [Tìm hiểu ngay]
  • Nhóm thuốc: Thuốc chống viêm không Steroid, thuốc hạ sốt, giảm đau, thuốc điều trị bệnh Gout và các bệnh xương khớp
  • Tên khác: Floctafenin
  • Dạng bào chế: Viên nén

Thông tin về thuốc Floctafenine

Thành phần

Thuốc Floctafenine được bào chế từ hoạt chất Floctafenine và lượng tá dược vừa đủ trong một viên nén.

Công dụng

Thuốc Floctafenine có công dụng giảm đau đơn thuần. Thuốc không có tác dụng chống viêm và không có tác dụng hạ sốt. Tác dụng giảm đau của thuốc mạnh hơn Aspirin.

Bản thân của thuốc Floctafenine chưa có hoạt tính. Khi thuốc được đưa vào cơ thể, thành phần tá dược trong thuốc thủy phân thành acid Floctafenine. Nhờ đó thuốc mới có tác dụng giảm đau.

Chỉ định

Thuốc Floctafenine được chỉ định dùng trong điều trị những cơn đau mạn tính và những cơn đau cấp tính ở bệnh nhân là người lớn.

Chống chỉ định

Thuốc Floctafenine chống chỉ định với những trường hợp sau:

  • Những người quá mẫn cảm với hoạt chất Floctafenine hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc
  • Những người có tiền sử mẫn cảm với Glafenine, Antrafenine
  • Những bệnh nhân đang được chữa bệnh với thuốc ức chế bêta
  • Bệnh nhân có tiền sử hoặc đang bị suy tim nặng, bệnh mạch vành.

Cách dùng và liều lượng

Cách dùng

Thuốc Floctafenine được sử dụng thông qua đường uống. Người bệnh nên uống thuốc cùng với ít nhất 240ml nước lọc để làm giảm kích ứng dạ dày. Ngoài ra người bệnh có thể uống thuốc cùng với sữa hoặc sử dụng thuốc cùng với thức ăn trong trường hợp bạn thường xuyên có cảm giác nôn ói khi sử dụng thuốc. Thuốc Floctafenine phải được uống trọn một viên. Người bệnh không nên bổ đôi thuốc, tán nhuyễn hoặc phá vỡ cấu trúc của thuốc trước khi uống. Đồng thời không nhai thuốc trước khi nuốt.

Liều dùng

Liều dùng thuốc Floctafenine phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe và đáp ứng của từng người bệnh.

Liều dùng thuốc Floctafenine
Liều dùng thuốc Floctafenine ở mỗi người không giống nhau

Liều dùng thuốc trong điều trị đau cấp tính

  • Liều khuyến cáo: Dùng 2 viên, sau đó uống tiếp 1 viên, uống cách mỗi 6 – 8 giờ, sử dụng nếu cần. Trung bình sử dụng 4 viên (800mg)/ngày.
  • Liều tối đa: 6 viên (1200mg)/ngày.

Liều dùng thuốc trong điều trị đau mãn tính

  • Liều khuyến cáo: Dùng 2 – 3 viên (400 – 600mg), sử dụng cách mỗi 8 – 12 giờ
  • Liều tối đa: 6 viên (1200mg)/ngày.

Bảo quản

Thuốc Floctafenine không cần bảo quản đặc biệt.

Giá thuốc

Thuốc Floctafenine đang được bán với giá 250.000 VNĐ/ hộp 2 vỉ x 10 viên 200mg.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Floctafenine

Khuyến cáo khi dùng

Trước khi sử dụng thuốc Floctafenine, người bệnh cần lưu ý những điều sau đây:

  • Người bệnh cần tránh dùng thỉnh thoảng một viên thuốc lặp đi lặp lại. Đặc biệt là trong điều trị những cơn đau cấp tính. Bởi điều này có thể gây ra tình trạng mẫn cảm với hoạt chất Floctafenine.
  • Những trường hợp viêm da và phản ứng dị ứng toàn thân, tình trạng sốc thuốc đôi khi có thể xảy ra trong thời gian chữa bệnh với thuốc Floctafenine. Những phản ứng này thường xuất hiện sau những phản ứng dị ứng nhẹ. Đó là: Có cảm giác kiến bò ở lòng bàn chân và ở lòng bàn tay, nổi mẩn đỏ, đột ngột đỏ mặt và đỏ cổ, ngứa thanh quản, cơ thể có cảm giác khó chịu. Những triệu chứng phản ứng dị ứng nhẹ có thể xảy ra ở lần dùng Idarac trước.
  • Trước khi kê và sử dụng một đơn thuốc mới, bệnh nhân cần phải luôn luôn báo cáo với bác sĩ về những triệu chứng phản ứng dị ứng nhẹ nêu trên trong lần dùng glafenine (phối hợp hoặc đơn chất) hoặc Idarac. Nếu có những bệnh nhân này sẽ bị chống chỉ định với Idarac.
  • Ở những bệnh nhân bị suy thận, nồng độ Floctafenine trong huyết tương hơi tăng. Vì thế bệnh nhân cần được giảm liều theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
  • Bệnh nhân là trẻ em không nên sử dụng thuốc Floctafenine.
  • Những người thường xuyên lái xe, có công việc buộc phải thường xuyên vận hành máy móc hoặc làm những công việc nguy hiểm khác cần thận trọng khi sử dụng thuốc Floctafenine. Bởi thành phần tá dược trong thuốc có thể khiến cơ thể mệt mỏi, người bệnh lừ đừ.
  • Trong nhiều cuộc thí nghiệm với động vật, cho thấy hoạt chất Floctafenine có thể qua nhau thai. Tuy nhiên không thấy tác dụng độc hại hoặc gây quái thai. Ở phụ nữ có thai, công dụng và nguy cơ tiềm ẩn chưa được xác định rõ. Chính vì thế, người bệnh không nên sử dụng thuốc Floctafenine trừ trường hợp cần thiết và có yêu cầu từ bác sĩ chuyên khoa. Ngoài ra trước khi sử dụng thuốc, người bệnh cần cân nhắc giữa lợi ích và những rủi ro.
  • Hoạt chất Floctafenine trong thuốc có khả năng bài tiết qua sữa mẹ. Chính vì thế người bệnh không nên sử dụng thuốc trong thời kỳ cho con bú. Nếu việc sử dụng thuốc là cần thiết, người bệnh nên ngưng cho con bú.
Khuyến cáo khi dùng thuốc Floctafenine
Người bệnh không nên sử dụng thuốc trong thời kỳ cho con bú bởi hoạt chất Floctafenine trong thuốc có khả năng bài tiết qua sữa mẹ

Tác dụng phụ

Trong thời gian sử dụng thuốc Floctafenine, người bệnh có thể mắc phải một hoặc nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng dưới đây:

  • Phản ứng kiểu phản vệ: Có cảm giác kiến bò, ửng đỏ toàn thân kèm theo ngứa ngáy, có cảm giác nóng bỏng ở mặt và tay chân, phù mạch, nổi mề đay, có cảm giác toàn thân khó chịu, khó thở dạng suyễn, hạ huyết áp dẫn đến trụy mạch, ngất xỉu, sốc
  • Triệu chứng tiêu hóa: Tiêu chảy, táo bón, buồn nôn và nôn ói
  • Lừ đừ
  • Tiểu buốt
  • Giảm tiểu cầu (rất hiếm)
  • Suy thận cấp phục hồi được có hoặc không có vô niệu/thiểu niệu.

Lưu ý: Người bệnh cần ngưng sử dụng thuốc Floctafenine. Đồng thời báo ngay với bác sĩ khi nhận thấy cơ thể xuất hiện một trong những tác dụng phụ nêu trên hoặc xuất hiện nhiều dấu hiệu bất thường khác.

Tương tác thuốc

Thuốc Floctafenine có khả năng tương tác với những loại thuốc điều trị khác khiến cơ thể bị sốc và gây nguy hiểm.

  • Chống chỉ định sử dụng đồng thời thuốc Floctafenine cùng với những loại thuốc ức chế bêta. Bởi nếu xảy ra phản ứng kiểu phản vệ, những loại thuốc này sẽ tác động và làm giảm cơ chế bù trừ về tim mạch. Ngoài ra sự tương tác giữa  thuốc Floctafenine và những loại thuốc ức chế bêta còn dẫn đến hoặc làm nặng thêm tình trạng sốc và hạ huyết áp.
  • Khi sử dụng dài hạn thuốc Floctafenine cùng với vitamin K, Thời gian prothrombine sẽ thay đổi.
  • Không xuất hiện những tương tác dược động học khi sử dụng thuốc Floctafenine cùng với những loại thuốc kháng acid.

Quá liều và xử lý

Trong trường hợp sử dụng thuốc Floctafenine quá liều, thành phần tá dược trong thuốc có thể khiến người bệnh đau thượng vị tiêu chảy, buồn nôn và nôn ói. Không có thuốc giải. Vì thế nếu sử dụng thuốc quá liều, người bệnh nên sớm đến bệnh viện để được rửa dạ dày.

Sạn đường niệu, có chứa acid floctafenic, hãn hữu có thể xuất hiện sau khi người bệnh sử dụng kéo dài thuốc Floctafenine với liều dùng cao hơn so với liều khuyến cáo.

Sử dụng thuốc Floctafenine quá liều và cách xử lý
Sử dụng thuốc Floctafenine quá liều và cách xử lý

Thông tin cơ bản về công dụng, thành phần, liều dùng, cách sử dụng và những điều cần lưu ý khi chữa bệnh với thuốc Floctafenine trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu muốn sử dụng thuốc, người bệnh cần có đơn thuốc và hướng dẫn liều dùng từ bác sĩ chuyên khoa. Người bệnh tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc hoặc tự ý thay đổi liều dùng thuốc để tránh gây nguy hiểm. Bên cạnh đó, để đảm bảo an toàn, trước khi quyết định sử dụng thuốc, người bệnh cần cân nhắc giữa lợi ích và những rủi ro có thể xuất hiện trong quá trình chữa bệnh.

Tin bài nên đọc

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.