Thuốc Dân Tộc tổ chức thành công Tọa đàm Kết hợp Đông – Tây y điều trị bệnh hiệu quả

Vote

Ngày 06/04/2023 vừa qua, Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc đã tổ chức Tọa đàm Kết hợp Đông – Tây y điều trị bệnh hiệu quả. Trong buổi tọa đàm, đội ngũ bác sĩ đầu ngành đã chia sẻ với các y bác sĩ và cán bộ nhân viên thế hệ trẻ những kiến thức toàn diện, chuyên sâu về giải pháp điều trị kết hợp Đông – Tây y.

Buổi tọa đàm có sự tham gia của đông đảo đội ngũ chuyên gia, bác sĩ đầu ngành trong lĩnh vực y học cổ truyền tại Trung tâm, như:

Đông trùng hạ thảo - quà sức khoẻ quý giá từ thiên nhiên, nâng tầm sức khoẻ, món quà được săn lùng nhất thời Covid. CLICK NHẬN NGAY ƯU ĐÃI.
  • Bác sĩ CKI Phan Đình Long – Giám đốc Chuyên môn Phòng khám đa khoa Thuốc dân tộc
  • Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan – Giám đốc Chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc
  • Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ CKII Phạm Thị Minh Dương – Phó giám đốc Chuyên môn Phòng khám đa khoa Thuốc dân tộc
  • Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ CKII Lê Hữu Tuấn – Phó giám đốc Chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc
  • Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ CKII Nguyễn Thị Nhuần – Phó giám đốc Chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc
  • Thạc sĩ, bác sĩ Đỗ Thanh Hà – Trưởng khoa Phụ sản
  • Bác sĩ CKI Phạm Phi Long – Trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh

Ngoài ra, còn có sự hiện hiện của đại diện Ban lãnh đạo Thuốc dân tộc:

  • Ông Nguyễn Quang Hưng – Tổng giám đốc CTCP Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc
  • Bà Đinh Thị Kim Thoa – Phó Tổng giám đốc CTCP Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc

Cùng toàn bộ các bác sĩ trẻ, cán bộ nhân viên của Thuốc dân tộc.

Đông đảo bác sĩ tham dự hội thảo Tọa đàm Kết hợp Đông - Tây y điều trị bệnh hiệu quả
Đông đảo bác sĩ tham dự hội thảo Tọa đàm Kết hợp Đông – Tây y điều trị bệnh hiệu quả

Trải qua hơn 12 năm hình thành và phát triển, Thuốc dân tộc luôn coi trọng việc học tập, đào tạo nâng cao kiến thức để đáp ứng nhu cầu chuyên môn, phục vụ khách hàng được tốt hơn, đặc biệt đối với đội ngũ y bác sĩ và cán bộ nhân viên trẻ. Buổi Tọa đàm Kết hợp Đông – Tây y điều trị bệnh hiệu quả là cơ hội để thế hệ bác sĩ trẻ có thể hiểu hơn về công việc của mình, cũng như lĩnh hội những kiến thức giá trị của thế hệ đi trước truyền thụ lại.

Trong chương trình tọa đàm, bác sĩ Lê Hữu Tuấn (PGĐ Chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc) đã có những chia sẻ về tầm quan trọng của việc kết hợp Đông – Tây y trong phương pháp điều trị cho bệnh nhân tại Thuốc dân tộc. Theo bác sĩ : “Xét về Đông y và Tây y, hay Y học cổ truyền (YHCT) và Y học hiện đại (YHHĐ), bên nào cũng có những ưu điểm và hạn chế riêng. Hai ưu điểm kết hợp lại, bù đắp hạn chế thì sẽ mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất cho người bệnh.

Ưu điểm của YHCT là ứng dụng triết học cổ Phương Đông vào chẩn trị, chẩn đoán bệnh một cách toàn diện, điều trị bệnh từ gốc song hành với bồi bổ thân thể. Các vị thuốc sử dụng đều là thảo dược tự nhiên, gần gũi, thân thiện với cơ thể con người. Cùng với đó, các biện pháp chữa bệnh không dùng thuốc như châm cứu, bấm huyệt… cũng vô cùng hiệu quả và an toàn. Tuy nhiên, YHCT thuần túy vẫn điều trị bệnh dựa trên kinh nghiệm, truyền miệng, chẩn đoán bằng phương pháp tứ chẩn nên có thể không chẩn đoán được nguyên nhân chính xác gây bệnh. Chẳng hạn như bệnh Gút, nếu chỉ chẩn đoán bên ngoài, rất khó phân biệt với bệnh thấp khớp. Khi đó chúng ta cần tới YHHĐ.

YHHĐ có sự hỗ trợ tuyệt vời của khoa học công nghệ, có những trang thiết bị hiện đại giúp chẩn đoán chính xác, can thiệp, điều trị kịp thời và hiệu quả nhiều bệnh lý, đặc biệt là các bệnh lý cấp tính. Tuy nhiên, hạn chế của YHHĐ là tác dụng phụ, là nhờn thuốc, kháng thuốc, phụ thuộc thuốc, những rủi ro khi can thiệp ngoại khoa… Chưa kể đến, trong điều trị bệnh, YHHĐ quá tập trung vào điều trị triệu chứng. Đôi khi gây ra những ảnh hưởng xấu cho cơ thể người bệnh.

Chính vì thế, thuốc nào, phương pháp nào chữa được bệnh, an toàn cho bệnh nhân là cần trân trọng và cần phải đưa vào điều trị cho bệnh nhân.

Cũng theo bác sĩ Lê Hữu Tuấn, có 4 hình thức kết hợp Y học cổ truyền và Y học hiện đại:

Bác sĩ Lê Hữu Tuấn chia sẻ về các hình thức kết hợp YHCT và YHHĐ
Bác sĩ Lê Hữu Tuấn chia sẻ về các hình thức kết hợp YHCT và YHHĐ
  1. Khám, chẩn đoán và điều trị chủ yếu bằng YHCT, kết hợp với các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết của YHHĐ, giúp nâng cao tính an toàn, hiệu quả của YHCT.
  2. Khám, chẩn đoán bằng cả YHCT và YHHĐ. Tùy theo mức độ, giai đoạn bệnh để chọn lựa cách điều trị phù hợp cho từng giai đoạn, chủ yếu bằng YHHĐ hoặc YHCT hoặc kết hợp cả hai.
  3. Điều trị căn nguyên theo cơ chế sinh bệnh bằng YHHĐ, kết hợp thuốc, các biện pháp không dùng thuốc của YHCT (châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt…) nhằm hạn chế tác dụng phụ, độc hại của thuốc đặc trị, hồi phục chức năng, nâng cao chất lượng sống của người bệnh. Chẳng hạn YHCT hỗ trợ điều trị ung thư, HIV/AIDS, hồi phục chức năng sau đột quỵ…
  4. Điều trị căn nguyên, cơ chế bệnh sinh chủ yếu bằng YHCT kết hợp YHHĐ khi có kèm theo bệnh lý cấp tính, diễn biến phức tạp (nhiễm trùng nặng). Áp dụng trong điều trị các bệnh viêm da cơ địa, mề đay, tổ đỉa, bệnh lý cơ xương khớp…

Cũng trong khuôn khổ chương trình tọa đàm, đội ngũ bác sĩ Thuốc dân tộc có cơ hội giao lưu, giải đáp thắc mắc sau buổi chia sẻ và trong quá trình khám, tư vấn và điều trị cho bệnh nhân.

Rất nhiều bác sĩ trẻ đã nêu lên những câu hỏi của mình về phương pháp kết hợp Đông – Tây y trong chẩn đoán, điều trị một số bệnh lý phổ biến như: mất ngủ, dạ dày, thoát vị đĩa đệm, vảy nến, bệnh gút, nam khoa, phụ khoa… Các bác sĩ đi trước với kiến thức sâu rộng và kinh nghiệm lâu năm trong nghề đẽ giúp đội ngũ bác sĩ trẻ giải đáp thắc mắc và cung cấp thêm nhiều kiến thức chuyên môn hữu ích, một số lưu ý trong quá trình khám chữa bệnh để đảm bảo mang lại cho người bệnh trải nghiệm tốt nhất và hiệu quả điều trị cao nhất.

Một số hình ảnh trong chương trình Tọa đàm Kết hợp Đông – Tây y điều trị bệnh hiệu quả của Thuốc dân tộc

Bác sĩ và cán bộ nhân viên tham dự Tọa đàm
Bác sĩ và cán bộ nhân viên tham dự Tọa đàm
Không khí tại buổi tọa đàm
Không khí tại buổi tọa đàm
Các bác sĩ trẻ chăm chú lắng nghe chia sẻ của các chuyên gia đầu ngành
Các bác sĩ trẻ chăm chú lắng nghe chia sẻ của các chuyên gia đầu ngành
Bác sĩ trẻ đặt câu hỏi trong phần giao lưu
Bác sĩ trẻ đặt câu hỏi trong phần giao lưu
Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan giải đáp thắc mắc cả bác sĩ trẻ
Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan giải đáp thắc mắc cả bác sĩ trẻ
Bác sĩ Lê Hữu Tuấn giải đáp thắc mắc về chủ đề nam khoa
Bác sĩ Lê Hữu Tuấn giải đáp thắc mắc về chủ đề nam khoa
Các bác sĩ đầu ngành giúp đội ngũ bác sĩ trẻ giải đáp thắc mắc
Các bác sĩ đầu ngành giúp đội ngũ bác sĩ trẻ giải đáp thắc mắc

Với sự chia sẻ tận tình của các bác sĩ có trình độ chuyên môn, đội ngũ bác sĩ trẻ vô cùng phấn khởi. Trong thời gian tới, Thuốc Dân Tộc sẽ tiếp tục thường xuyên tổ chức chương trình giao lưu, chia sẻ để nâng cao chất lượng cán bộ y tế, đáp ứng tốt nhất nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân.

Nguồn: thuocdantoc.org

điều trị viêm đại tràng mãn tính cùng Thuốc Dân Tộc

Thuốc dân tộc đồng hành cùng Sống Khỏe Mỗi Ngày VTV2 – Chuyên đề điều trị viêm đại tràng mãn tính

Trong chương trình Sống Khỏe Mỗi Ngày được phát sóng trên VTV2 vừa qua với chuyên đề “Điều trị viêm...

CTCP Thuốc dân tộc và sứ mệnh nâng tầm giá trị y học cổ truyền Việt Nam

Được biết đến là một trong những đơn vị tiên phong trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cộng đồng...

Bế mạc sự kiện chào mừng ngày Truyền thống CTCP Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc

Sau 1 tuần diễn ra nhiều hoạt động sôi nổi, chuỗi sự kiện Chào mừng ngày truyền thống Công ty...

Ưu đãi KHÁM SỨC KHỎE TỔNG QUÁT cho doanh nghiệp tại Cơ sở Y tế hàng đầu

Đầu năm 2022, Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc dành tặng gói KHÁM SỨC KHỎE TỔNG...

[CẢNH BÁO] Website Mạo Danh Trung Tâm Nghiên Cứu & Ứng Dụng Thuốc Dân Tộc Để Trục Lợi, Lừa Đảo Bệnh Nhân 

Thời gian gần đây, Trung tâm Nghiên cứu & Ứng dụng Thuốc Dân Tộc liên tục nhận được thông tin,...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.